Giới thiệu khái quát tỉnh Đắk Nông

Đắk Nông

Giới thiệu khái quát tỉnh Đắk Nông

Tỉnh Đắk Nông được tái lập vào ngày 01 tháng 01 năm 2004, theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh mới là Đắk Nông và Đắk Lắk.

  1. Điều kiện tự nhiên

 1.1. Vị trí địa lý

Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045’ đến 12050’ vĩ độ Bắc, 107013’ đến 108010’ kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đắk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt NamLào – Campuchia.

Diện tích tự nhiên có 6.514,38 km2,có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã với dân số gần 516.300 người, cùng với 40 dân tộc anh em đang làm ăn, sinh sống. Trung tâm tỉnh lỵ là thị xã Gia Nghĩa.

Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lăk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 120 km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 160 km về phía Đông. Đăk Nông có 130 km đường biên giới với nước bạn Campuchia, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap, …

Trong tương lai, khi được triển khai thì các tuyến đường sắt Đắk Nông-Chơn Thành-Di An ra cảng Thị Vải, Đăk Nông – Tân Rai ra cảng Kê Gà sẽ mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của tỉnh.

Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.

Đắk Nông có tổng diện tích đất tự nhiên là 651.561 ha.

Về thổ nhưỡng: Đất đai Đăk Nông khá phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu gồm 05 nhóm chính: Nhóm đất xám trên nền đá macma axit và đá cát chiếm khoảng 40% diện tích và được phân bổ đều toàn tỉnh. Đất đỏ bazan trên nền đá bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình quân 120 cm, phân bổ chủ yếu ở Đăk Mil, Đăk Song. Còn lại là đất đen bồi tụ trên nền đá bazan, đất Gley và đất phù sa bồi tụ dọc các dòng sông, suối.

Về sử dụng:  Đất nông nghiệp có diện tích là 306.749 ha, chiếm 47% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm phần lớn diện tích. Đất cây hàng năm chủ yếu là đất trồng lúa, ngô và cây công nghiệp ngắn ngày. Đất lâm nghiệp có rừng diện tích là 279.510ha, tỉ lệ che phủ rừng toàn tỉnh là 42,9%.  Đất phi nông nghiệp có diện tích 42.307 ha. Đất chưa sử dụng còn 21.327 ha, trong đó đất sông suối và núi đá không có cây rừng là 17.994 ha.

 1.2 Điều kiện địa hình

Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, độ cao trung bình khoảng 600 m đến 700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng).

Nhìn tổng thể, địa hình Đăk Nông như hai mái của một ngôi nhà mà đường nóc là dãy núi Nam Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình khoảng 800m, có nơi cao đến hơn 1.500m. Địa hình có hướng thấp dần từ Đông sang Tây. Các huyện Đăk Song, Đăk Mil, Cư Jut, Krông Nô thuộc lưu vực sông Krông Nô, sông Srêpốk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc. Các huyện Tuy Đức, Đăk Rlâp, Đăk Glong và thị xã Gia Nghĩa thuộc thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Vì vậy, Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lư­ợn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình thung lũng thấp, có độ dốc từ 0-30 chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 – 800 m, độ dốc khoảng 5-100. Địa hình chia  cắt mạnh và có độ dốc lớn > 150 phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đăk Glong, Đắk R’Lấp.

 1.3 Khí hậu

Đắk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

 Nhiệt độ trung bình năm 22-230 C, nhiệt độ cao nhất 350 C, tháng nóng nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2000-2300 giờ. Tổng tích ôn cao 8.0000 rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm.

Lượng mưa trung bình năm 2.513 mm, lượng mưa cao nhất 3.000mm. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày.

Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s , hầu như không có bão nên không gây ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên cũng như các vùng khác của Tây Nguyên, điều bất lợi cơ bản về khí hậu là sự mất cân đối về lượng mưa trong năm và sự biến động lớn về biên độ nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là việc cấp nước, giữ nước và việc bố trí mùa vụ cây trồng.

 1.4 Tài nguyên đất

Về thổ nhưỡng: Đất đai Đăk Nông khá phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu gồm 05 nhóm chính: Nhóm đất xám trên nền đá macma axit và đá cát chiếm khoảng 40% trong tổng diện tích 651.561 ha và được phân bổ đều toàn tỉnh. Đất đỏ bazan trên nền đá bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình quân 120 cm, phân bổ chủ yếu ở Đăk Mil, Đăk Song. Còn lại là đất đen bồi tụ trên nền đá bazan, đất Gley và đất phù sa bồi tụ dọc các dòng sông, suối.

Về sử dụng:  Đất nông nghiệp có diện tích là 306.749 ha, chiếm 47% tổng diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp có rừng diện tích là 279.510 ha, tỉ lệ che phủ rừng toàn tỉnh là 42,9%.  Đất phi nông nghiệp có diện tích 42.307 ha. Đất chưa sử dụng còn 21.327 ha, trong đó đất sông suối và núi đá không có cây rừng là 17.994 ha.

Với tài nguyên đất đai nêu trên, Đăk Nông rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê, cao su, chè, tiêu, điều trên nền đất xám, đất đỏ bazan; đồng thời phát triển một diện tích lớn cây hàng năm như lúa, ngô và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác trên đất đen bồi tụ, đất Gley và đất phù sa ven sông suối.

 1.5 Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của Đắk Nông là 279.510 ha chiếm 42,9% diện tích đất tự nhiên. Trong đó rừng sản xuất là 212.752 ha, được phân bố đều khắp ở các huyện. Rừng phòng hộ là 37.499, chủ yếu tập trung ở các huyện Đắk R’lấp, Đắk Song, Đắk G’long, Đắk Min. Rừng đặc dụng là 29.257 ha, chủ yếu tập trung ở huyện Đắk G’long và K’Rông Nô, đây là rừng trong hai khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng với những khu rừng nguyên sinh có nhiều cảnh quan, thác nước đẹp tạo nên quần thể du lịch hấp dẫn.

Rừng tự nhiên ở Đắk Nông nằm trong vùng hội tụ của hai luồng thực vật với hai loại hình rừng: Rừng thường xanh phân bố chủ yếu ở các vùng đất có lượng mưa lớn, độ ẩm cao, tầng đất sâu như Krông Nô, Đăk Song, Đăk Glong, Tuy Đức. Rừng khộp phân bố chủ yếu ở các vùng đất có lượng mưa thấp, điều kiện khắc nghiệt, các vùng lập địa xấu như bắc Đăk Mil, Cư Jut.

Rừng Đắk Nông có nhiều hệ động vật và thực vật phong phú và đa dạng, những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ quí và cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học. Trong rừng còn nhiều động vật quí hiếm như voi, gấu, hổ v.v. được ghi trong sách đỏ của nước ta và sách đỏ thế giới; có nhiều loại dược liệu quí là nguồn nguyên liệu dồi dào để chế thuốc chữa bệnh trong y học dân tộc.

 1.6 Tài nguyên nước

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.513 mm, lượng mưa cao nhất là 3.000mm. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Vì vậy, nguồn nước mặt do nguồn nước mưa cung cấp, tương đối dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn toàn tỉnh.

Do chịu ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãy Trường Sơn nên vào mùa khô thường mưa ít, nắng nóng kéo dài làm khô hạn, nhiều lúc thiếu nước gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư nên tỉnh đã chủ động xây dựng nhiều hồ đập chứa nước mặt phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, EaSnô, Ea T’Linh, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR’tih, Đồng Nai 3,4….

Nguồn nước ngầm, phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu 40-90m. Đây là nguồn cung cấp nước bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

Hệ thống sông suối của Đắk Nông dày đặc và phân bố tương đối đều khắp. Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm hai hệ thống sống chính là: Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện như thác Trinh Nữ, Dray H’Linh, Gia Long, Đray Sap. Thượng nguồn sông Đồng Nai gồm nhiều sông suối Đăk Nông là thượng nguồn như  Suối Đắk Rung, Đắk Nông, Đắk Búk So, Đắk R’lấp, Đắk R’tíh …

Sông suối trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có tiềm năng thủy điện dồi dào. Hệ thống suối đầu nguồn của các sông Đồng Nai, Krông Nô, Sêrêpôk có thể xây dựng nhiều công trình thủy điện lớn với tổng công suất khoảng 1500 MW như thuỷ điện Buôn Kuôp 280 MW, Đức Xuyên 92 MW, Buôn TuaSrah 85 MW, Đắk Tih 140 MW, Đồng Nai 3-180 MW, Đồng Nai 4 – 340MW, Đồng Nai 6&6A v.v. đang từng bước được đầu tư xây dựng.

 1.7 Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Đắk Nông có nguồn tài nguyên rừng phong phú với trữ lượng gỗ lớn, nhiều loài cây cho giá trị kinh tế cao như hương, sao…, có hệ thống sông suối lớn như suối Đắk Nông, Đắk R,Tik, sông Đồng Nai, sông Sêrêpôk…, nhiều thác nước như thác Gia Long, Đray Sáp, Đray Nu, Diệu Thanh…và thắng cảnh đẹp tạo nên một hệ thống tài nguyên vô giá cho phát triển thuỷ điện và du lịch văn hoá sinh thái.

Đắk Nông được đánh giá là nơi có mỏ quặng Bôxit lớn nhất Đông Nam Á (trữ lượng khai thác khoảng 5 tỷ tấn) nằm cách trung tâm thị trấn Gia Nghĩa 20 km về phía đông bắc; mỏ đá quý Safia (Đắk Rung – Đắk Song – Đắk Nông), mỏ vàng với trữ lượng có khả năng khai thác lâu dài, tạo cho ngành công nghiệp năng lượng và khai khoáng của tỉnh một lợi thế thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có 178 mỏ khoáng sản với 16 loại khoáng sản chủ yếu:bauxit, wolfram, antimoal, bazan bọt; bazan cột, bazan khối, cát xây dựng, đá bazan, đá granit, sét gạch ngói, than bùn, opal, thiếc sa khoáng, kaolin, nước khoáng thiên nhiên, saphir.

Bô xít:  Là nguồn khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk GLong, Đắk R’Lấp, Đắk Song, Tuy Đức, trữ lượng dự đoán 5,4 tỉ tấn, trữ lượng thăm dò 2,6 tỉ tấn, hàm lượng Al2O3 từ 35-40%.

Khoáng sản quí hiếm: Có vàng, đá quí ngọc bích, saphir, opal…phân bổ rải rác ở Đăk Song, Đăk Glong, Đăk Mil. Ngoài ra còn có Wolfram, thiếc, antimoal trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk GLong, Cư Jút.

Ngoài ra còn có các tài nguyên khá phong phú là nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét phân bố rải rác trên địa bàn một số huyện, có thể khai thác công nghiệp, sản xuất gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kinh tế-xã hội cũng như xây dựng dân dụng cho khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh. Sét cao lanhlàm gốm sứ cao cấp phân bố tập trung ở huyện Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa; puzơlan làm nguyên liệu cho xi măng, gạch ceramic; đá bazan bọt làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát cách âm, cách nhiệt, sợi chịu nhiệt v.v.

Nguồn nước khoáng có ở Đắk Song được khoan thăm dò tháng 6/1983, sâu 180 m khả năng khai thác rất lớn, khoảng 570 m3/ngày đêm và khí C02 đồng hành khoảng 9,62 tấn/ngàyđêm.

 1.8 Tài nguyên du lịch

Với lợi thế nằm trên cao nguyên M’Nông mênh mông, là thượng nguồn của 02 dòng sông lớn là sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai, Đăk Nông có nhiều thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Các thác nước đẹp, hùng vĩ, còn nguyên sơ nằm giữa rừng già như thác Trinh Nữ, thác Dray H’Linh, Dray Sáp, thác Gia Long, thác Dray Nur, thác Diệu Thanh, thác Gấu, thác Chuông, thác Diệu Thanh, thác Ngầm, thác Lưu Ly, thác Liêng Nung, thác Đắk Glun, thác Ba tầng, v.v.

Những khu rừng nguyên sinh có thể xây dựng các khu du lịch sinh thái, dã ngoại, cưỡi ngựa, sắn bắn, cắm trại trong các khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (25.000 ha), bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (28.000 ha). Những hồ nước mênh mông có thể xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, đua thuyền như Hồ Tây, EaSnô, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR’tih, Đồng Nai 3,4.v.v.

Các bon làng đồng bào dân M’Nông, Mạ, Ê đê… là những vùng đất ẩn chứa nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý báu, trong đó nổi bật hơn cả là cồng chiêng và các bộ sử thi; với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống như Lễ hội cồng chiêng, uống rượu cần, lễ hội đâm trâu…là những tiềm năng cho phát triển du lịch Văn hoá, dân tộc, nhân văn.

Đó là điều kiện để hình thành các cụm du lịch, tour du lịch nếu được kết nối với các điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắc, Bình Thuận, Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh và Vương quốc Campuchia sẽ tạo nên hành trình du lịch hấp dẫn đối với du khách.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây