Ẩn số / The Unknown / Lo Sconosciuto – Tác giả Kiều Bích Hậu – Kỳ 1

Ẩn số / The Unknown / Lo Sconosciuto - Tác giả Kiều Bích Hậu - Kỳ 1

 

LỜI TÒA SOẠN

Những ngày Tết cổ truyền năm nay, vansudia.net xin gửi đến bạn đọc tập thơ: Ẩn số của tác giả Kiều Bích Hậu, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sinh năm 1972, sáng tác bằng tiếng Anh, được nhà thơ nữ người Ý Laura Garavaglia dịch sang tiếng Ý và Nhà xuất bản iQdB Edizioni by Stefano Donno đã chọn in và phát hành song ngữ Anh – Ý tại Ý năm 2020. Tập thơ cũng đã được phát hành rộng rãi trên Amazon.

Trong Lời Giới thiệu tập thơ, nhà thơ Laura Garavaglia đã dành những tình cảm nồng nàn cho nhà thơ nữ, trẻ của Việt Nam và phân tích sâu sắc về “một thứ cảm giác đa chiều” trong tình yêu và “bản sắc giới tính” (tính nữ) trong thơ của Kiều Bích Hậu. Cũng xin nói thêm rằng: Nhà thơ Laura Garavaglia là một người bạn thân thiết của Việt Nam và qua Nhà thơ Bằng Việt, vansudia.net đã may mắn được giới thiệu tập thơ Những sự vật hiện hữu (Living things) của bà bằng hai ngôn ngữ Anh – Việt, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam ấn hành vào năm 2020 với Lời Giới thiệu trân trọng và sâu sắc của Nhà thơ Hữu Thỉnh. Bản tiếng Anh của Laura Garavaglia và bản dịch tiếng Việt là của Nhà thơ Bằng Việt.

Ông Stefano Donno, Giám đốc Nhà xuất bản I Quaderni del Bardo Edizioni by Stefano Donno cũng đã có những nhận xét rất xác đáng khi cho rằng thơ của Kiều Bích Hậu “tràn ngập tình cảm cao quý nhất của nhân loại, đó là tình yêu”“mật độ từ ngữ miêu tả các sắc thái tình yêu dày đặc” trong thơ của chị.

Khi chuyển ngữ tập thơ này từ tiếng Anh sang tiếng Việt, Nhà thơ, dịch giả Bùi Xuân đã dành khá nhiều thời gian để đọc và tìm hiểu văn bản, đồng thời được sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính tác giả tập thơ. Nhà thơ Kiều Bích Hậu đọc lại và hiệu đính toàn bộ bản tiếng Việt. So với bản của Nhà xuất bản iQdB Edizioni by Stefano Donno, bản in trên vansudia.net lần này có bổ sung 3 bài thơ mới: Khóc, Đôi vầng trăng và Hòa bình ở cuối tập thơ.  

Với tinh thần ủng hộ việc giới thiệu các tác phẩm văn học Việt Nam ra nước ngoài và từng bước hội nhập văn học Việt Nam với thế giới, trong không khí mùa xuân Tân Sửu – 2021 đang mang đến hy vọng cho sự phát triển của đất nước và chống chọi thành công dịch bệnh Covid-19, vansudia.net xin trân trọng giới thiệu tập thơ: Ẩn số/The Unknown/Lo sconosciuto với 3 ngôn ngữ: Việt, Anh, Ý của tác giả Kiều Bích Hậu với bạn đọc.

Kính chúc bạn đọc một năm mới an lành, hạnh phúc, vạn sự cát tường.

vansudia.net

z2182084276862 4ccca08beeaad023f446df43b3a29785 min - Ẩn số / The Unknown / Lo Sconosciuto - Tác giả Kiều Bích Hậu - Kỳ 1

KIỀU BÍCH HẬU

– Hội viên Hội nhà văn Việt Nam
– Sinh năm 1972
– Tốt nghiệp khoa Anh, Đại học sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội
– Nơi sinh: Hưng Yên
– Từng là Phó Tổng Biên tập tạp chí Trí Tuệ

Công việc hiện nay:

– Thư ký tòa soạn Tạp chí Dệt may – Thời trang Việt Nam;
– Phó Trưởng ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam.

*Quá trình sáng tác:

Kiều Bích Hậu bắt đầu sự nghiệp văn chương bằng những truyện ngắn viết cho thiếu nhi đăng trên báo Thiếu niên tiền phong từ thập niên 80 khi còn là học sinh bậc Trung học cơ sở. Điển hình là truyện nhiều kỳ “Đồi ấy có ma”, đăng nhiều kỳ trên báo Thiếu niên tiền phong, thu hút mạnh bạn đọc lứa tuổi thiếu niên. Ngay từ thuở mới cầm bút khi còn là một học trò nhỏ cấp Trung học cơ sở, Kiều Bích Hậu đã thể hiện năng khiếu văn chương của mình, với phong cách viết hiện thực huyền ảo.

Tiếp tục phong cách này khi Kiều Bích Hậu trở thành sinh viên trường Đại học sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, và chị đã đoạt Giải thưởng Văn học đầu tiên “Tác phẩm tuổi xanh” năm 1992, với truyện ngắn hiện thực huyền ảo đăng báo Tiền Phong “Huyền thoại về người đẹp”.

Khi tốt nghiệp Đại học năm 1994, bẵng đi hơn 10 năm, chị không sáng tác văn học, chỉ tập trung làm nghề báo. Nhưng đây là quãng thời gian để chị tích lũy kinh nghiệm sống, làm chất liệu cho sự nghiệp viết văn sau này.

Kể từ năm 2007, sau giải Nhì cuộc thi truyện ngắn do báo Văn nghệ tổ chức với truyện ngắn nổi tiếng “Đợi đò”, nhà văn Kiều Bích Hậu đạt đến thời kỳ đỉnh cao của mình khi xuất bản liên tiếp 10 đầu sách, hầu hết là các tập truyện ngắn, và một cuốn tiểu thuyết. Chị được coi là một trong những cây bút nữ xuất sắc, có phong cách vừa lãng mạn, lại sâu cay, hóm hỉnh châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thúy. Chị cũng là cây bút nữ thể hiện những đề tài mới mẻ, trường bao quát rộng, do đi thực tế nhiều cả ở Việt Nam, châu Á, châu Âu, và với phổ rộng quan hệ, cũng như mối giao lưu văn chương quốc tế phong phú. Điều đó thể hiện trong bối cảnh truyện cực đa dạng của chị, khi thì nông thôn, lúc thành thị, nơi biển cả, khi ở xã hội phương Tây. Nhân vật của chị đắm mình trong các bối cảnh rộng rinh, mới mẻ, được thoải mái va đập trong các hoàn cảnh thú vị, những thách thức của thời đại mới…

* Các giải thưởng đã đạt được:

– Giải thưởng “Tác phẩm tuổi xanh” do Báo Tiền phong và trường Viết văn Nguyễn Du trao tặng năm 1992.
– Giải Nhì cuộc thi Truyện ngắn do báo Văn nghệ (Hội nhà văn Việt Nam) trao tặng năm 2007.
– Giải thưởng cuộc thi Truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ quân đội trao tặng năm 2009.
– Giải thưởng truyện ngắn xuất sắc nhất năm 2015 do Tạp chí Văn nghệ quân đội trao tặng.
– Giải thưởng Truyện ngắn và Bút ký về đề tài Hải quân do Bộ tư lệnh Hải quân trao tặng năm 2015.

* Các tác phẩm đã xuất bản:

– Đường yêu (Tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn, 2007)
– Sóng mồ côi (Tập truyện ngắn, NXB Văn học, 2010)
– Mây vàng (Tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ, 2011)
– Theo dấu loa kèn (Tập truyện ngắn, NXB Văn hóa – Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2011)
– Xuyến chi xanh (Tiểu thuyết, NXB Phụ nữ, 2012)
– Dị mộng (Tập truyện ngắn, NXB Văn hóa – Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2012)
– Thay đổi người Việt (Tập tản văn, NXB Hội Nhà văn, 2014)
– Quán chuột (Tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ, 2015)
– Hoa hồng không ở cùng mắm tôm (Tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ, 2017)
– Smart Wife (Tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ, 2019)
– The last song (Tuyển tập thơ-truyện ngắn tiếng Anh, 2019)
– Vị tướng 9 năm ở nhà con Rồng (Tập bút ký, NXB Hội Nhà văn 2020)
– Mũi tên đỏ vút bay (Tập truyện ngắn, NXB Dân Trí, 2020)
– Ẩn số (Tập thơ song ngữ Anh-Ý, NXB IQdB by Stefano Donno, 2020)

 

Ẩn số
The Unknown
Lo Sconosciuto

Mục lục

Lời giới thiệu/Preface/Prefazione

  1. Ẩn số/The Unknown/Lo sconosciuto
  2. Chọn nỗi đau/Choose that pain/Scegli quel dolore
  3. Câm lặng/The dead silence/ Silenzio di tomba
  4. Đời em là một bài thơ/My life is a poem/ La mia vita è una poesia
  5. Tình trắc trở/Irregular love/ Amore clandestino
  6. Vũ điệu đời tôi/Dance my life/Ballo la mia vita
  7. Đừng yêu em/Don’t love me/Non amarmi
  8. Tưới cây em/Water my tree/Annaffia il mio albero
  9. Phi thời gian/Timeless/ Senza tempo
  10. Quý cô ngoài vòng cương tỏa/Outlaw lady/Outlaw lady
  11. Cảm nhận thời gian của bạn/Feel your time/Senti il tuo tempo
  12. Nước mắt tuôn rơi/ Falling tears ever/ Lacrime che cadono per sempre
  13. Số phận đáng kinh ngạc/Incredible destiny/ Un destin incroyable
  14. Ý ngĩ bay bổng/ Flying thoughts/ Pensieri che volano
  15. Tâm hồn em là đá/That stone/Quella pietra
  16. Anh phải biết/You must know/Devi sapere

17.Hà Nội oi ả/ Hanoi in the heat/ Hanoi nel calore

  1. Thiền định/Meditation/ Meditazione
  2. Vẻ đẹp của cuộc sống/The beauty of life/ La bellezza della vita
  3. Bí ẩn 4.0/ Mysterious 4.0/ Misterioso 4.0
  4. Trái tim bên phải/Heart in the right/ Cuore a destra
  5. Tất cả/The whole/ L’intero
  6. Ước mơ của lá/Wish of the leaf/ Desiderio della foglia
  7. Đàn bà, là gì?/What in you, woman? / Cosa c’è in te, donna?
  8. Em – tàn tro/ Me – the ash/ Io – la cenere
  9. Vĩnh cửu/ Eternity/ Eternità
  10. Viết viết viết/Write write write/ Scrivere scrivere scrivere
  11. Ngọn lửa tự thân/Self flame/Infiammarsi
  12. Tri kỷ ơi/For the soul mate/Per l’anima gemella
  13. Sự im lặng của lòng tốt/The silence of kindness/Il silenzio della gentilezza
  14. Do dự/Hesitating/Esitazione
  15. Khóc/Cry/Piangere
  16. Đôi vầng trăng/Two mooms/Due lune
  17. Hòa bình/Peace/Pace

 

Lời giới thiệu 

Văn học Việt Nam ít được biết đến ở Ý. Đặc biệt, ít được biết đến về thơ ca, mặc dù một số tác giả, nhất là các nhà thơ trẻ, đã nổi lên ở chân trời địa phương. Sau khi Việt Nam thống nhất, chiến tranh kết thúc năm 1975, văn học tự nhận mình ảnh hưởng hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác trong khuôn khổ “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”, hướng tới một “cuộc cách mạng văn hóa thế giới nhằm củng cố các giá trị phổ biến của dân tộc”[1], được coi là cần thiết “sau nhiều năm dài bị ngoại bang đô hộ và các hiện tượng phi tự nhiên hóa liên tục xảy ra”[2]. Tình hình này, trong đó văn hóa và chính trị phụ thuộc lẫn nhau, đã được thay đổi trong những năm 1980. Đặc biệt, vào giữa những năm 80, cái gọi là “các thế hệ từ chối mọi thỏa hiệp” đã đánh dấu một bước phát triển mới trong nền văn học Việt Nam. Đại diện cho phong trào này là phụ nữ, nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, đạo diễn phim, những người ủng hộ “không chỉ từ chối từ lâu, mà còn là quyền có cuộc sống tốt đẹp hơn”[3]. Thực tế, trong lịch sử Việt Nam, từ xa xưa, phụ nữ đã phải gánh chịu hậu quả của thân phận thấp kém, do các quy chuẩn và đạo đức Nho giáo quy định. Kể từ những năm 1990, vị trí của phụ nữ trong văn học đã trở nên quan trọng hơn so với quá khứ và chủ đề về thỏa mãn nhục dục dường như là một phương tiện để phụ nữ cố gắng chứng minh bản sắc giới tính của mình. “Một làn sóng khiêu dâm đang bùng phát trên văn đàn Việt Nam, với các nhà văn nữ đông hơn các nhà văn nam rất nhiều. Nếu người phụ nữ Việt Nam còn lâu mới được giải phóng, còn mang ách lệ thuộc cả về kinh tế và văn hóa, thì hiện tượng này có thể lý giải trong bầu không khí mở cửa, tự do hóa của thời kỳ Đổi mới (…)[4], hiện đại hóa được tăng cường nhờ internet, rạp chiếu phim và truyền hình.”[5]

Dường như chỉ có thể đưa ra tiền đề ngắn gọn và chắc chắn là không đầy đủ này để hiểu về tập thơ The Unknown/ Ẩn số của Kiều Bích Hậu, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, Phó Trưởng ban Đối ngoại của Hội Nhà văn Việt Nam.

Đây là những câu thơ mà tác giả gửi đến người con trai mà cô yêu dấu, người sống ở một lục địa khác, nhưng sự hiện diện của họ được cảm nhận nhờ ký ức về quãng thời gian họ đã ở bên nhau, khoảng thời gian mà thơ ca đã làm sống dậy một cách mãnh liệt, để cho những cảm xúc mâu thuẫn dâng lên, rõ ràng và đồng hành cùng tình yêu của họ. Tình yêu là một thứ cảm giác đa chiều. Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ thứ hai trong tập thơ này nghe như một tiếng kêu của cả nỗi buồn và ý chí vượt thoát khỏi những định kiến và ràng buộc về giới thông qua sự lựa chọn tự do của tình yêu.  “Em muốn thay đổi / Xin cho em can đảm nhận lấy nỗi đau đó / Để em chiến đấu cho tình yêu/ theo cách của riêng em / Để em giành lấy trái tim người đàn ông phù hợp / cho em… / Và phong tục cũ chết đi / Và thế giới thay đổi / cho tất cả…” Ở đây, trải nghiệm cá nhân mang chiều kích hợp xướng, cổ vũ cho một bộ phận xã hội nhận thức về những bất bình đẳng vẫn còn hiện hữu, như nó đã ngân vang trong hai dòng thơ ngắn chắc: “cho em …”, “cho tất cả … “. Cùng khát vọng khẳng định bản sắc giới tính của chính mình, nhu cầu thể hiện bản thân “với một giọng nói khác” với nam giới, theo triết gia người Mỹ Carol Gilligan[6] thể hiện trong bài thơ Quý cô ngoài vòng cương tỏa (Outlaw lady), mà nhan đề giống như một lời khiêu khích.“Nàng có thể sống một mình/ cảm nhận sức mạnh của bản thân/ nàng đi khắp thế giới/ tìm thấy thiên đường của riêng mình/ trong tâm hồn nàng/ Nàng có thể đánh dấu số phận/ Bằng một cử chỉ và suy nghĩ nào đó/ Cuộc sống của nàng là bất thường”. Tuy nhiên, đây là mong ước về bản sắc và tự do, điều này, không thể khơi dậy tình yêu. Đó là cảm giác mà nhà thơ muốn sống không bị ràng buộc, dùng từ ngữ để đóng băng hạnh phúc, nỗi buồn, sự dịu dàng, bất trắc, nghi ngờ, nhớ nhung và tất cả những cảm xúc gợi mở này là do nhân duyên của tình yêu tạo ra. Do đó, tình yêu như một chiếc chìa khóa để đọc hiện tại và thấu hiểu thực tại: “Hãy nhận biết thế giới (…)/Hãy cảm nhận thời của bạn/ Để trí tuệ tỏa sáng” (Cảm nhận thời của bạn), tình yêu như một chiều ở bên ngoài thời gian: “Anh là tất cả suy nghĩ em/ Tạo nên số phận em mãi mãi.”(Ý nghĩ bay bổng), niềm đam mê làm tan chảy linh hồn và thể xác: “Em  nối anh/ Bằng cơ thể/ Nóng bỏng/ Run rẩy/ Em nối anh / Bằng suy nghĩ ấy/ Chúng ta vẫn vậy/ Quyện vào nhau”  (Tri kỷ). Tình yêu là nhựa sống mà thơ ca nuôi dưỡng: “Và các từ tạo thành dòng, làm cho những điều kỳ diệu/ hiện hữu trong em.” ( Sự im lặng của lòng tốt).

Laura Garavaglia

 

Prefazione

Poco si conosce in Italia della letteratura vietnamita. In particolare è la poesia a essere poco conosciuta. In realtà tante e interessanti sono le voci poetiche, in particolare tra le nuove generazioni. Dopo l’unificazione del Vietnam alla fine della guerra conclusasi nel 1975, la letteratura risentì dell’imperante ideologia marxista, una impostazione ispirata al “realismo socialista”, per una “globale riconversione culturale di contenuto nazionale e popolare”[7], avvertita come indispensabile “dopo gli anni di dominazione straniera e i fenomeni di de-culturazione in corso”[8]. Questa situazione, in cui cultura e politica erano l’una strumento dell’altra, è stata superata a partire dagli anni ’80. In particolare alla metà di quel decennio sarà la cosiddetta “generazione senza compromessi” a dare una svolta definitiva al panorama letterario vietnamita. Questa corrente è rappresentata ampiamente da donne, scrittrici, poetesse, artiste, registe, che rivendicano “non solo la parola a lungo negata, ma anche il diritto a un’esistenza migliore”[9]. Infatti nella storia del Vietnam le donne hanno per secoli su1 10 bito una situazione di ineguaglianza, legata ai precetti e alle imposizioni dettate dalla morale confuciana. A partire dagli anni Novanta la posizione delle donne in letteratura si fa ancora più critica nei confronti del passato e il tema dell’erotismo sembra essere in parte per la donna un modo per riscattare la propria identità di genere. “…un’ondata di erotismo si scatena sulla scena letteraria vietnamita con le scrittrici ancor più degli scrittori. Se la donna del Vietnam è ancora lungi dall’essere completamente liberata e ancora oggi subisce una dipendenza economica e di costume, questo fenomeno di può spiegare nell’ambito del soffio di apertura e liberalizzazione derivato dalla politica del Đổi Mới[10] (…) la modernizzazione si è accentuata con Internet, cinema e televisione”[11].

Mi è sembrato doveroso fare questa breve e certo non esaustiva premessa per poter comprendere questa raccolta di poesie, di Kieu Bich Hau, scrittrice, poetessa, giornalista e Vice capo degli Affari Esteri dell’Associazione degli Scrittori del Vietnam.

Sono versi che l’autrice dedica all’uomo che ama, lontano perché vive in un altro continente, ma la cui presenza è da lei avvertita grazie al ricordo dei momenti trascorsi insieme, momenti che la poesia fa rivivere in modo intenso, da cui emergono i vari e spesso contrastanti stati d’animo che accompagnano inevitabilmente l’amore, sentimento dalle molteplici sfaccettature. Non è un caso che la seconda poesia della raccolta sembri un grido di dolore e nello stesso tempo di volontà di liberarsi da opprimenti stereotipi di genere e imposizioni proprio attraverso una libera scelta d’amore “Voglio cambiare/Avere il coraggio di provare quel dolore/ Lottare per il mio amore/a modo mio/Conquistare il cuore dell’uomo giusto/per me…/E le vecchie usanze muoiono/E il mondo intero cambia/per tutti…”. Ecco che l’esperienza individuale assume una dimensione corale, l’esortazione a una presa di coscienza da parte della società delle ineguaglianze ancora presenti, come risuona nei due brevi versi “per me…”, “per tutti…”. Lo stesso desiderio di affermazione della propria identità di genere, del bisogno di esprimersi “con voce differente” da quella degli uomini come ha scritto la filosofa americana Carol Gilligan[12], la troviamo nella poesia Signora Fuorilegge, titolo che suona come una provocazione: “Sa vivere da sola/sente il proprio potere/viaggia in tutto il mondo/trova il suo paradiso/nell’ anima./Lei può segnare un destino/Con un gesto e un pensiero/ La sua vita è irregolare”.

Desiderio di affermazione e di libertà, dunque, che tuttavia non può prescindere dall’amore. Ed è appunto un sentimento che la poetessa vuole vivere senza alcuna costrizione, fissando nelle parole felicità, dolore, tenerezza, incertezza, dubbi, nostalgia, in un oscillare di sentimenti che inevitabilmente l’essere innamorati porta con sé. Amore, dunque, come chiave di lettura del presente e comprensione della realtà “Comprendi il mondo (…)/Comprendi il tuo tempo/Perché la tua mente s’illumini” (Senti il tuo tempo), amore come dimensione atemporale “Sei tutti i miei pensieri/Che creano il mio destino senza tempo” (Pensieri che volano), passione che “fonde” anima e corpo “Mi unisco a te/Con il corpo/Così caldo/Così fremente/Mi unisco a te/ Con questi pensieri/Siamo ancora/Fusi uno nell’altra” (Per l’anima gemella), amore come linfa che alimenta la poesia “E le parole formano linee,/fanno sì che i miracoli/si compiano per me” (Il silenzio della gentilezza).

Laura Garavaglia

 

Preface

Little is known in Italy about Vietnamese literature. In particular, little is known about poetry although several authors, especially young poets, have emerged on the local horizon. After the unification of Vietnam, at the end of the 1975 war, literature stood under the influence of the dominant Marxist ideology within the setting of “Socialist Realism”, with a view to a “global cultural revolution aiming to boost national popular values”[13], felt to be essential “after long years of foreign dominance and the ongoing phenomena of de-culturalisation”[14]. This situation, in which culture and politics were mutually subservient, changed in the 1980s. In particular, in the mid-80s, the so-called “generations rejecting all compromise” marked a new development in the Vietnamese literary scenario. This movement is amply represented by women, writers, poets, artists, film directors, who advocate “not only the long denied word, but also the right to a better life.”[15]. In fact, in the history of Vietnam, women have long suffered the consequences of an inferior condition, due to Confucian precepts and morals. Since the 1990s, women’s position in literature has become more critical towards the past, and the theme of eroticism seems to have been a way in which women have tried to vindicate their gender identity. “A wave of eroticism is unchained on the Vietnamese literary scene, with female writers much more numerous than male writers. If the Vietnamese woman is still far from liberated, bearing he yoke of both economic and cultural dependence, this phenomenon can be explained within the atmosphere of opening up and liberalisation of Đổi Mới[16](…), and modernisation is enhanced by the internet, the cinema and television.” [17]

I thought it was necessary to start with this short and incomplete introduction in order to further the comprehension of this collection of poems by Kieu Bich Hau, a woman writer, poet, journalist and vice Head of Foreign Affairs of the Association of Vietamese Writers.

These are verses which the author addresses to the man she loves, who lives in a different continent, yet whose presence is felt thanks to the memory of the time they spent together, a time which poetry potently conjures up, letting conflicting emotions surface, which inevitably accompany love. Love is a multi-faceted feeling. It is not by chance that the second poem in the collection sounds like a cry of both sorrow and will to shun crushing gender stereotypes and constraints through a free choice of love. “I want to change/Dare to get that pain/Fight for my love in my own way/Gain the right man’s heart/for me…/ And the old ways die/And the whole world changes/for all…” Here individual experience takes on a choral dimension, as well as society’s urge to raise the awareness about existing injustice, as expressed in the two short lines “for me…/for all…” It is the same wish to voice one’s gender identity, to express oneself “in one’s own voice”, different from men’s voice, as pointed out by the American philosopher Carol Gilligan[18]6 . We find this wish in the poem Outlaw Woman, a title which sounds like a challenge: “She can live alone/feels her own power/travels all over the world/finds her own paradise/inside her soul./She can make a destiny/by her hand and mind/leads an irregular life.” This is a wish for identity and freedom, which cannot, however, renounce love. It is a feeling which the poet wants to live under no constraints, using words to freeze happiness, sorrow, tenderness, uncertainties, doubts, nostalgia, and all those evanescent feelings generated by the condition of being in love. It is therefore love which provides a clue to understanding the present, as well as reality at large: “Feel the world (…)/Feel your time/To shine in mind” (Feel your Time). Love is a dimension outside time: “You are all the thoughts in me/Creating my timeless destiny” (Flying Thoughts). It is a passion which melts body and soul: “I connect you/By my body/So much warm/So much trembling/I connect you/By these thoughts/We are still/Merging in each other” (For the Soul Mate). Love is the life sap on which poetry feeds: “And words make lines,/make the miracles/be present to me” (The Silence of Kindness).

Laura Garavaglia

(Traduzione di Annarita Tavani)


[1] Con rồng cháu tiên: Chính trị và thi pháp Việt Nam đương đại, S.Scagliotti – A.P. Mossetto, Bookshop Printers Turin, 2012, tr 115

[2] Đã dẫn

[3] Đã dẫn, tr 121

[4] Được dịch là “Thay đổi để Đổi mới”.

[5] Dẫn theo  Hữu Ngọc, Thư từ Việt Nam, 23/12/2007, tr 141.

[6] Bằng một giọng nói khác: Lý thuyết tâm lý và sự phát triển của phụ nữ, Nhà xuất bản Đại học Harvard, 1982

[7] Il drago e la fata: Politiche e poetiche del Vietnam contemporaneo, S.Scagliotti – A.P. Mossetto, Libreria Stampatori Torino, 2012, pag.115.

[8] Ibidem

[9] Ibidem, pag. 121

[10] Tradotto con “Cambiare per rinnovare”

[11] Ibidem, Hữu Ngọc, Le Courrier du Vietnam, 23/12/2007,

Pag.141.

[12] In a Different Voice: Psychological Theory and Women’s Development,

Harvard University Press, 1982

[13]  Il drago e la fata: politiche e poetiche del Vietnam contemporaneo, S. Scagliotti-A. P. Mossetto, Libreria Stampatori. Torino, 2012, p. 115.

[14] Ibidem.

[15] Ibidem, p. 121

[16] Translated as “change to innovate.”

[17] Ibidem, Huru Ngoc, Le Courrier du Vietnam, 23/12/2007, p.141

[18] In a Different Voice: Psychological Theory and Woman’s Development,

Harvard University Press, 1982.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây