Một số khu vực của Nam Cực đã phải trải qua sự gia tăng trong 20 năm qua, dù Trái Đất đang ngày càng nóng lên và sự suy thoái của thực trạng biến đổi khí hậu vẫn dai dẳng từ cuối thế kỷ XX.
Theo báo cáo của Daily Mail, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge, Đại học Newcastle và Đại học Canterbury của New Zealand đã có sự kết hợp trong việc sử dụng các phép đo vệ tinh lịch sử cùng với những ghi chép về đại dương và khí quyển. Kết quả từ các quan sát này đã cho thấy mức độ phức tạp và tầm quan trọng của sự biến đổi băng biển đối với sức khỏe của Nam Cực.
Phát hiện đã chỉ ra rằng 85% thềm băng dài 870 dặm dọc theo phía đông của bán đảo Nam Cực đã trải qua sự tiến bộ không ngừng trong các cuộc khảo sát đường bờ biển vào năm 2004 và năm 2019. Theo các nhà nghiên cứu, sự tiến bộ này có liên quan đến những thay đổi trong hoàn lưu khí quyển dẫn đến nhiều băng biển bị gió cuốn vào bờ.
Tiến sĩ Frazer Christie từ Viện Nghiên cứu Địa cực của Cambridge (SPRI) và là tác giả chính của bài báo này đã giải thích rằng: “Chúng tôi đã phát hiện ra sự thay đổi của băng biển có thể là tín hiệu cho một sự bảo tồn hoặc bắt đầu tạo ra các tảng băng trôi từ các thềm băng lớn ở Nam Cực. Dù cho các băng biển xung quanh Nam Cực thay đổi như thế nào thì tầm quan trọng của những sự biến đổi này đối với sức khỏe của Dải băng Nam Cực vẫn đáng được chú ý.”
Vào năm 2019, Tiến sĩ Christie và các đồng nghiệp của ông tiến hành thực hiện chuyến thám hiểm để nghiên cứu về điều kiện băng ở Biển Weddell ngoài khơi phía đông Bán đảo Nam Cực. Theo Giáo sư Julian Dowdeswell, trong chuyến thám hiểm này, họ đã quan sát được sự phát triển nhất định của các thềm băng bờ biển kể từ những năm 1960.
(Theo India Times)