Chuyện lạ người khai mở ngành kỹ năng mềm tại Việt Nam

Chuyện lạ người khai mở ngành kỹ năng mềm tại Việt Nam - TS Phan Quốc Việt
Tiến sĩ Phan Quốc Việt được tổ chức World Record Content Academy trao tặng danh hiệu Kỷ lục gia năm 2018

Chuyện lạ người khai mở ngành kỹ năng mềm tại Việt Nam

Kiều Mai

Trong hai thập niên vừa qua tại Việt Nam, việc đào tạo kỹ năng mềm trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ, tạo nên những thay đổi đáng mừng về chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, ít người còn chưa biết về người thầy khởi nghiệp dạy kỹ năng mềm đầu tiên ở Việt Nam – TS. Phan Quốc Việt.

Trong hai mươi năm qua, TS – Phan Quốc Việt đã chuyên tâm dạy kỹ năng mềm. Ông đã có những lập ngôn nổi tiếng, được cộng đồng hưởng ứng như một kim chỉ nam cho việc đào tạo kỹ năng mềm – “Kỹ năng mềm phải cứng, Kỹ năng cứng phải mềm”. Ông cũng chủ biên bộ sách thực nghiệm kỹ năng mềm cho trẻ em gồm 9 cuốn, phát hành hơn 5 triệu bản trên toàn quốc. TS. Phan Quốc Việt cũng đã đứng lớp, đào tạo cho hàng chục ngàn giáo viên, cán bộ ngành giáo dục trong cả nước về kỹ năng mềm. Nhiều học trò của ông đã tiếp tục phát triển những cơ sở đào tạo kỹ năng mềm rộng rãi trên toàn quốc, tạo thành một trào lưu đào tạo-học kỹ năng mềm, ứng dụng vào cuộc sống, thay đổi và phát triển con người Việt Nam. Chính vì vậy, ông Nguyễn Thành Nam – Nguyên Tổng Giám đốc FPT từng trân trọng gọi TS. Phan Quốc Việt là “sư tổ nghề kỹ năng mềm”.

Khôi NguyênUntitled 1 min - Chuyện lạ người khai mở ngành kỹ năng mềm tại Việt Nam

Chuyện kỳ lạ về người thầy kỹ năng mềm đầu tiên

Là TS. Toán – Lý Tu Nghiệp Ở ĐH Tổng hợp Lomonoxov, Liên Xô – một trong những cái nôi của khoaht giới, từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng: giám đốc bán hàng đầu tiên tập đoàn FPT, chánh văn phòng tập đoàn dầu khí,… Thế nhưng với mong muốn “Làm tâm người Việt sáng hơn, nâng tầm người Việt cao hơn” TS Phan Quốc Việt làm bước ngoặt lạ đời “khởi nghiệp tuổi 50” lập ra công ty Tâm Việt đào tạo kỹ năng mềm cho người Việt Nam. Đến bây giờ ông trở thành chuyên gia hàng đầu giảng dạy, đào tạo về Kỹ Năng Mềm –một trong những Khoa Học Tinh Túy Nhất của xã hội loài người.

TS. Phan Quốc Việt và các học trò tự kỷ tại Tâm Việt 2 min - Chuyện lạ người khai mở ngành kỹ năng mềm tại Việt Nam

Tuy nhiên, đang trong lúc đỉnh cao nghề kỹ năng mềm, ở tuổi 60, TS. Phan Quốc Việt lại ngoặt sang hướng hoàn toàn mới lạ “Huấn luyện trẻ tự kỷ”. Đây là một con đường vô cùng gian nan, và thế giới còn bó tay trước những thách thức của căn bệnh tự kỷ, thì hẳn phải có một động lực kỳ lạ nào đó mới có thể khiến TS. Phan Quốc Việt dấn thân vào con đường chông gai này. Hàng ngày, ông sống bên các con tự kỷ tại trung tâm, cùng ăn ở, cùng các thầy cô giáo trẻ chăm sóc các con. Ông mặc tấm áo nâu sồng, ngồi trên chiếc cối đá lật úp làm ghế, dưới hàng nhãn xanh mát mẻ bên bờ sông Đuống, hình ảnh đó đã trở nên thân thương và khiến nhiều phụ huynh có con tự kỷ tin tưởng, gửi gắm hy vọng nơi ông. Không vì danh lợi, không quản ngại gian nan và cả những thị phi, những nghi ngờ của cộng đồng, thậm chí đối mặt cả với những cơn bão truyền thông dập vùi, TS. Phan Quốc Việt vẫn kiên tâm với sự nghiệp tìm hướng đi phát triển trẻ tự kỷ. Bởi ông hiểu rằng, việc huấn luyện trẻ tự kỷ là nghề cao quý nhất, và đó là sứ mệnh của ông.

TS. Phan Quốc Việt và các học trò tự kỷ tại Tâm Việt 6 min - Chuyện lạ người khai mở ngành kỹ năng mềm tại Việt Nam

Trung tướng Lê Phúc Nguyên, một người bạn học của TS. Phan Quốc Việt đã nhận xét hóm hỉnh rằng, chưa ai bị nghiệp quật dữ dội như Thầy Việt, mà vẫn sống đàng hoàng, vẫn không rời bỏ nghề, để là chỗ dựa cho những em tự kỷ, để tìm ra một lối đi hoàn toàn mới phát triển các em.

Quả vậy, tại trung tâm Tâm Việt, các em nhỏ được sống trong cộng đồng yêu thương, và hoàn toàn thoải mái, vui vẻ trong thế giới của mình, thoát khỏi sự kỳ thị về bệnh tật, hay nỗi thất vọng đè nặng lên gia đình các em.

Phương pháp độc đáo

Đổi mới tạo đột phá. Không theo lối mòn tư duy, nhờ cái Tâm và cái đầu Tiến sỹ Toán Lý, sau 16 năm kiên tâm Ts Phan Quốc Việt tìm ra “phép màu”- công nghệ để đào tạo và huấn luyện trẻ tự kỷ tuổi dậy thì. Nhờ đố mà ông dịch chuyển từ  đào tạo kỹ năng mềm cho người thường, sang bậc cao hơn, đó là công nghệ HUẤN LUYỆN CHUYÊN BIỆT DỊCH CHUYỂN ĐẲNG CẤP. Một sản phẩm kết hợp thành tựu khoa học Tế bào gốc/y học tái tạo, khoa học thần kinh và khoa học hành vi, trong hệ sinh thái tràn đầy năng lượng yêu thương. Điều đặc biệt là phương pháp của Ts Phan Quốc Việt hoàn toàn không dùng thuốc và các trị liệu xâm lấn, chỉ dùng vận động và Tâm dược. Điểm nhấn trong công nghệ dịch chuyển là trọng tâm vào “Học thầy không tày học bạn”, Phương pháp Peer coachingcác bạn tự kỷ huấn luyện cho nhau. Phương pháp này không chỉ giảm tải khối lượng công việc của giảng viên mà còn là cơ hội để các em tự kỷ dịch chuyển thành huấn luyện viên, cơ hội nghề nghiệp rộng mở tương lai cho các em (Nỗi ám ảnh nặng nề nhất của phụ huynh là tương lai của các con sau khi mình về với tổ tiên).

Mỗi sinh linh sinh ra là một thiên thần theo cách riêng của mình. Ở Tâm Việt mỗi em tự kỷ là một chủ thể, một thành viên của gia đình Tâm Việt. Các em không phải là bệnh nhân cần chữa trị mà là một thiên thần, một viên kim cương cần mài dũa để tỏa sáng. Tâm Việt không chữa bệnh mà trọng tâm vào huấn luyện nhân tài.

Tạo nên kỳ tích

Phan Quốc Việt đã phát kiến phương pháp dịch chuyển niềm tin thành có tật ắt có tài, các em là người tuyệt vời, phấn đấu đạt kỷ lục gia và kỷ lục thế giới. Cách tiếp cận đào tạo của giảng viên và tâm thế của các em cũng hoàn toàn khác. Kỳ tích của Tâm Việt là nghịch đảo sức khỏe tinh thần trẻ tự kỷ từ người bệnh thành bác sỹ. Tại trung tâm, chính các con giúp nhau hiệu quả hơn nhiều, các con rất thích được giúp đỡ người khác. Đôi khi không cho giúp các con nổi cáu, đây cũng chính là đột phá thực thụ cách tiếp cận.

TS. Phan Quốc Việt và các học trò tự kỷ tại Tâm Việt 7 min - Chuyện lạ người khai mở ngành kỹ năng mềm tại Việt Nam

Nguyễn Khôi Nguyên là trường hợp trẻ tự kỷ thành công điển hình nhờ Tâm Việt. Nguyên từng là đứa trẻ phá phách, không có tương lai. Bố Khôi Nguyên kể: “Lúc Khôi Nguyên sinh ra cả gia đình tôi mừng rỡ. Cháu là con đầu lòng và là đích tôn của dòng họ. Được 7 tháng tuổi, thấy có hiện tượng lạ, chúng tôi đem cháu tới bệnh viện nhi, và như một tiếng sét đánh ngang tai khi biết cháu bị tự kỷ. Cả gia đình tôi bàng hoàng! Và từ đó, hơn 12 năm chúng tôi rong ruổi mang con đi khắp nơi để chữa trị. Càng đi càng vô vọng. 13 tuổi – Nguyên cao lộc ngộc, không chịu ngồi im, chạy liên tục, một phép toán đơn giản cũng không biết. Không nhận biết được sáng, trưa, chiều, tối…rất để ý đến sinh lý, liên tục giành đồ của bạn … không nơi nào muốn Nguyên học”.

TS. Phan Quốc Việt và các học trò tự kỷ tại Tâm Việt 3 min 1 - Chuyện lạ người khai mở ngành kỹ năng mềm tại Việt Nam

Còn Nguyễn Đình Khánh Hưng từng là tiếng gào thét kinh hoàng. Cậu học trò bé nhỏ, mặt mũi sáng sủa với cặp kính cận trông rất đáng yêu nhưng tay chân lúc nào cũng bứt rứt, hay chọc phá mọi người, thường xuyên gào thét ăn vạ… 7 tuổi cũng là 7 năm Hưng không ăn cơm, không ăn rau mà chỉ uống sữa milo, thỉnh thoảng ăn bún và một vài thứ bánh khác. Khi bắt ăn cơm, Hưng trở lên dữ tợn, gào thét, cào cấu, đạp cả vào người các cô giáo.

“Cơ duyên đã đưa con tôi tới học các khóa kĩ năng mềm tại trung tâm Tâm Việt. Người chủ của trung tâm chính là Ts Phan Quốc Việt hay còn gọi với cái tên trìu mến: “Thầy Việt Tròn”. Tôi mê cái cách thầy cứ lăn xả vào những điều đặc biệt trong cuộc sống vô cùng quyết liệt. Đó là một trí tuệ uyên bác, là cả một hệ thống tư duy khoa học được đúc kết bằng những triết lý sâu sắc, cô đọng đơn giản. Trên tất cả, sự tâm huyết với nghề, với người mà tôi chỉ có thể cảm nhân chứ không diễn tả được bằng lời. Tôi tin vào cơ duyên, với tôi thầy là một vị bồ tát, một Tiên Ông đã cứu con trai tôi trong chính thời điểm tôi cảm thấy bế tắc nhất”.  Bố Khôi Nguyên chia sẻ.

Ngày 6/5/2017, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức trao chứng nhận xác lập kỷ lục cho Nguyễn Đình Khánh Hưng, 7 tuổi và Nguyễn Khôi Nguyên, 16 tuổi. Sau khi xác lập kỷ lục gia Việt Nam với màn đi xe đạp 1 bánh, đội 1 chai tung 8 bóng, Khôi Nguyên tiếp tục chinh phục điều không tưởng: đứng trên 5 con lăn, đội 1 chai, tung 8 bóng, đi lùi trên xe đạp 1 bánh tung 5 bóng, bịt mắt tung 3 bóng. Ngày 26/08 Tổ chức Kỷ lục Châu Á đã chính thức trao chứng nhận xác lập kỷ lục Châu Á cho Nguyễn Khôi Nguyên.

Tháng 10/2018 Nguyễn Đình Khánh Hưng và em Triệu Khánh Phương 6 tuổi (học viên nữ tự kỷ của Tâm Việt) đã xuất  sắc vào top 5 chương trình “Biệt Tài Tí Hon 2018”.

Tạ Duy Anh – Từ “Cục thịt” với bàn tay “Bạch Tuộc” thành diễn giả truyền cảm hứng. Cả bố và mẹ Tạ Duy Anh đều là những người lính. Họ đã mang theo mình chất độc màu da cam từ chiến trường trở về. Khi Tạ Duy Anh được sinh ra đã không may mắn lành lặn như  bao nhiêu người khác. Duy Anh không thể tự đứng được trên đôi chân của mình, bàn tay của Duy Anh thường bị bạn bè gọi là “Bạch tuộc”. Duy Anh luôn phải chịu những ánh mắt kỳ thị của bạn bè, bị trêu chọc. Rất nhiều lần Duy Anh nghĩ tới cái chết bởi sự lạc lõng và trầm cảm của bản thân.

Năm 2007, đánh dấu bước ngoặt cuộc đời Duy Anh. Tạ Duy Anh gặp được “Người cha thứ 2”  – Ts. Phan Quốc Việt. Thầy Việt đã nhận Duy Anh về đào tạo để trở thành một giảng viên kĩ năng và nghị lực sống của Trung tâm. Hiện nay, Tạ Duy Anh trở thành một diễn giả trẻ chuyên chia sẻ kinh nghiệm, nghị lực sống của mình để tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho hàng chục nghìn người, Duy Anh được ví là Nick VuJic của Việt Nam. Đặc biệt hiện nay, Duy Anh đã có 1 vợ và 2 con kháu khỉnh.

Khắc Hưng, một trẻ tự kỷ có mẹ bị án tù chung thân, cha bị tai biến không đi làm nổi, đã được Tâm Việt đón nhận trong vòng tay yêu thương, và từ một bé không thể nói được những điều mình muốn, tới nay, Khắc Hưng đã trở thành một diễn giả nhí, thuyết trình trong các sự kiện bằng song ngữ Anh-Việt, gây ngạc nhiên cho biết bao người. Không những vậy, em còn thực hiện được 3 kỹ năng khó phối hợp, đứng trên 3 con lăn, đội 3 chai nước trên đầu và tung hứng 3 bóng.

TS. Phan Quốc Việt đang huấn luyện một học trò đặc biệt của mình đến từ nước Mỹ min - Chuyện lạ người khai mở ngành kỹ năng mềm tại Việt NamTS. Phan Quốc Việt đang huấn luyện một học trò đặc biệt của mình đến từ nước Mỹ

Cựu giám đốc điều hành Canon châu Á, Alok Bharadwaj Creovate chia sẻ: “Tôi không thể tin nổi các cháu cần giáo dục đặc biệt có thể được dịch chuyển (transformed) tuyệt vời một cách rõ ràng như vậy. Những phương pháp đầy sáng tạo của Tâm Việt giúp trẻ phát triển thông qua huấn luyện kỹ năng trong một môi trường tràn đầy yêu thương. Đây là một bài học lớn cho bất cứ tổ chức nào muốn dịch chuyển. Không dễ dàng gì khi huấn luyện các con có nhu cầu đặc biệt. Ta cần sự cảm thông, kiên tâm, lòng trắc ẩn, không chỉ mình cần sự kiên gan mà còn khích lệ được các con dũng cảm kiên tâm thực hiện. Một kết quả rất đáng khích lệ và mang lại ý nghĩa đặc biệt cho xã hội”.

K.M

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây