Cộng hòa Liên bang Đức (Federal Republic of Germany)

Cộng hòa Liên bang Đức (Federal Republic of Germany)
Quốc kỳ Cộng hòa Liên bang Đức

Cộng hòa Liên bang Đức (Federal Republic of Germany)

Mã vùng điện thoại: 49      Tên miền Internet: .de

Vị trí địa lý: Nằm ở trung tâm châu Âu, tiếp giáp Đan Mạch, biển Ban-tích, Ba Lan, Séc, Áo, Thụy Sĩ, Pháp, Lúc-xăm-bua, Bỉ, Hà Lan và biển Bắc. Đức nằm ở vị thế bản lề giữa Đông và Tây Âu, giữa bán đảo Skandinavia với Địa Trung Hải. Tọa độ: 51000 vĩ bắc, 9000 kinh đông.

Diện tích: 357.021 km2

Thủ đô: Béc-lin (Berlin)

Lịch sử: Nước Đức ngày nay có một lịch sử hình thành phức tạp. Suốt từ thế kỷ thứ III cho đến thế kỷ thứ XVII, các quốc gia hoặc các đại công quốc thuộc vùng đất của nước Đức ngày nay luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, sáp nhập hoặc chia tách liên miên…

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), nước Đức bại trận, buộc phải nhượng lại đất đai, thuộc địa, bồi thường chiến tranh cho phe Đồng minh (Anh – Pháp).

Năm 1939, Đức gây Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia. Khu vực phía Tây do Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng (Tây Đức) đã thành lập nước Cộng hòa liên bang Đức vào ngày 7/9/1949. Còn ở phía Đông đã thành lập nước Cộng hòa dân chủ Đức vào ngày 7/10/1949. Ngày 3/10/1990 Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức thống nhất thành Cộng hòa liên bang Đức (gọi tắt là nước Đức). Ngày 24/6/1991, Quốc hội bỏ phiếu chọn Berlin làm thủ đô của Cộng hòa liên bang Đức.

Quốc khánh: 3/10 (1990)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa liên bang.

Các khu vực hành chính: 16 bang là Baden-Wuerttemberg, Bayern, Berlin, Brandenburg, Bremen, Hamburg, Hessen, Mecklenburg-Vorpommern, Niedersachsen, Nordrhein-Westfalen, Rheinland-Pflat, Saarland, Sachsen, Sachsen-Anhalt, Schleswig-Holstein, Thueringen.

Hiến pháp: Thông qua ngày 23/5/1949; ban đầu được gọi là Bộ luật cơ bản, sau khi nước Đức được thống nhất ngày 3-10-1990 trở thành Hiến pháp.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thổng.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Hội nghị liên bang – gồm thành viên của Quốc hội liên bang và số lượng tương đương các đại biểu được bầu từ nghị viện mỗi bang, bầu Tổng thống, nhiệm kỳ 5 năm; Quốc hội liên bang bầu Thủ tướng, nhiệm kỳ 4 năm.

Cơ quan lập pháp: Gồm 2 viện: Quốc hội liên bang (Bundestag) được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu theo hệ thống kết hợp giữa đại diện trực tiếp và đại diện theo tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm. Hội đồng liên bang (Bundesrat) là cơ quan đại diện của 16 bang không do tuyển cử mà do chính phủ các bang cử ra. Hội đồng toàn bang chuẩn y các đạo luật quan trọng trước khi trình Tổng thống phê duyệt.

Cơ quan tư pháp: Tòa án Hiến pháp liên bang; một nửa số thẩm phán do Bundestag lựa chọn và một nửa do Bundesrat lựa chọn.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU); Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU); Đảng Dân chủ Tự do (PDS); Đảng Dân chủ Xã hội (SPD); Liên minh con người Đức, v.v..

Khí hậu: Ôn đới và biển; hơi lạnh, nhiều mây, độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 0 – 30; tháng 7: 16 – 200C. Lượng mưa trung bình: 600 – 800 mm; ở vùng núi 1000 – 2000 mm.

Địa hình: Vùng đất thấp ở phía bắc; vùng đất cao ở trung tâm; dãy núi Anpơ ở phía nam.

Tài nguyên thiên nhiên: Đức có ít tài nguyên khoáng sản: sắt, than đá, kali cacbonat, than nâu, uranium, đồng, khí tự nhiên, muối, niken, nhưng sông ngòi có nhiều giá trị kinh tế: giao thông, thuỷ điện cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi.

Dân số: 82,3 triệu. Khoảng 7,3 triệu người nước ngoài sinh sống ở Đức (8,8% dân số), trong đó có khoảng 100.000 người Việt Nam

Các dân tộc: Người Đức (91,5%); Thổ Nhĩ Kỳ (2,4%); các dân tộc khác (6,1%)

Ngôn ngữ chính: Tiếng Đức

Tôn giáo: 24,7 triệu người theo đạo Công giáo – La mã; 24,32 triệu theo Tin lành; 31,15 triệu người theo các tôn giáo khác hoặc không.

Kinh tế: Đức là một trong những nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản về GDP, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu (năm 2012 xuất 1381 tỷ Euro, +4,5%). Các ngành công nghiệp chủ yếu là: chế tạo xe hơi, chế tạo máy móc, thiết bị, công nghiệp hoá chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử. Từ năm 1975 Đức là thành viên của G8.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã có tác động đến kinh tế Đức mà thiệt hại nặng nề nhất là các ngành định hướng xuất khẩu chế tạo máy và thiết bị cũng như ngành sản xuất ô tô. Tuy nhiên, Đức là một trong những quốc gia phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng kinh tế.

– Công nghiệp: Các ngành công nghiệp chủ yếu là: Chế tạo xe hơi, chế tạo máy móc, thiết bị, công nghiệp hoá chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử. Đức có nhiều tập đoàn đa quốc gia tầm cỡ thế giới như BASF, Robert Bosch GmbH, E.On, Deutsche Telekom, Siemens AG, Deusche Bank, v.v… Tuy nhiên, xương sống của kinh tế Đức là các công ty có quy mô vừa và nhỏ (thu hút khoảng 20 triệu lao động).

– Nông nghiệp: Phần lớn diện tích nước Đức dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2 – 3% dân số Đức làm việc trong ngành này. Vùng bờ biển phía Bắc chuyên nuôi bò sữa và ngựa. Vùng chân núi Alps tập trung chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu. Dải đất màu mỡ dọc theo sườn nam vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, củ cải đường, cây ăn trái, khoai tây và nho. Đức nằm trong số các nước sản xuất sữa, chế phẩm sữa và thịt nhiều nhất thế giới. Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chính sách nông nghiệp của EU.

– Dịch vụ: Phát triển mạnh trong những năm gần đây và hiện đóng góp nhiều nhất vào GDP. Frankfurt là trung tâm tài chính lớn nhất của Đức và cũng là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.

Đức là một trong những nước có mạng lưới giao thông dày nhất thế giới (đứng thứ 2 sau Mỹ), bao gồm 11.980 km đường cao tốc và 41.386 km đường liên tỉnh. Frankfurt cũng là trung tâm trung chuyển hàng không hàng đầu thế giới (năm 2011 sân bay Frankfurt chuyên chở 53 triệu lượt khách). Hệ thống giao thông đường thuỷ và đường biển có vị trí rất quan trọng đối với một nền kinh tế hướng xuất khẩu như Đức. Hamburg là cảng biển lớn nhất Đức và cũng là một trong 3 cảng lớn nhất thế giới.

Đơn vị tiền tệ: Euro (EUR)

Văn hóa: Đức được coi là đất nước của các thi nhân và các nhà hiền triết với các tên tuổi lớn như Goethe, Schiller, Heinrich Heine (thơ), Beethoven, Bach, Schumann (nhạc), Hegel, Karl Marx (triết học)… Với khoảng 95.000 cuốn sách mới xuất bản hoặc tái bản mỗi năm, Đức là một trong những quốc gia sách hàng đầu thế giới. Hội chợ sách quốc tế Frankfurt là sự kiện lớn nhất thế giới của ngành xuất bản.

Đức có đời sống văn hoá rất phong phú với 5000 bảo tàng, 300 nhà hát, trên 100 nhà hát nhạc kịch và 7.500 thư viện, khoảng 130 dàn nhạc giao hưởng chuyên nghiệp, trong đó phải kể đến Dàn nhạc giao hưởng Berliner Philharmoniker, dàn nhạc hoà tấu Bamberger Symphoniker. Một trong những hoạt động văn hoá nổi tiếng là Liên hoan âm nhạc Wagner ở thành phố Bayreuth. Điện ảnh của Đức cũng đạt nhiều khởi sắc từ những năm 90 trở lại đây. Berlin là quê hương của giải thưởng điện ảnh Gấu vàng thường niên. Hàng năm ở các địa phương của Đức có hàng trăm lễ hội văn hóa dân tộc, trong đó đáng kể nhất là Lễ hội bia (Octoberfest) ở Munich vào tháng 10, hấp dẫn hàng trăm ngàn du khách quốc tế tham dự.

Giáo dục: Giáo dục do Chính phủ các bang kiểm soát. Giáo dục phổ cập bắt buộc là 12 năm. Sau 4 năm học tiểu học, học sinh vào trường trung học hoặc Gymnasium (trường trung học chuẩn bị vào đại học). Sau 6 năm học ở các trường này, học sinh được đào tạo hướng nghiệp. Những học sinh muốn vào đại học phải thi tuyển sau khi học xong Gymnasium. Các trường học ở Đức rất chú trọng đến kỹ năng thực hành của sinh viên đại học.

Các thành phố lớn: Bon, Hamburg, Munich, Cologne, Frankfurt…

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, AsDB, Australia Group, BIS, EBRD, EU, FAO, G-8, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, NATO, OSCE, OECD, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, WtrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thành phố Munich, Berlin, sông Rhin, các thành phố Bonn, Dresden, Stuttgart, thung lũng Mosen, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 23/9/1975

Địa chỉ Đại sứ quán:

Địa chỉ Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức:

Địa chỉ: Elsenstrasse 3, 12435, Berlin

Điện thoại : +49 (30) 536 30 108

Fax: +49 (30) 536 30 200

Địa chỉ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt, CHLB Đức:

Địa chỉ: Villa Hanoi, Kennedy Allee 49, 60596 Frankfurt am Main

Điện thoại : +49 (69) 795 336 50

Fax: +49 (69) 795 336 511

Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam:

Địa chỉ: 40 Trần Phú, Hà Nội

Điện thoại: 04 38453836

Fax: 04 38453838

Email: [email protected]

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây