Đóa hoa nào nghe pháp tỏa hương thơm!
Một Nguyễn Thánh Ngã thức ngộ tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật: “Thể mọi Pháp đều không” (Hòa thượng Thích Nhất Hạnh) thế cho nên, hoa tâm hay hoa hình tướng của thi sĩ Hoang (biệt danh người đời gán cho thi sĩ) như một bài kệ: “nở như không hề nở/hoa như không hề hoa” (Một bông). Chợt giật mình tự hỏi, phải chăng tác giả thủ đắc thâm sâu vô thượng chú: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. (Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!).
Phải chăng MẶT NẠ HƯƠNG (MNH) là dung mạo của hương vô hình vô tướng, là sắc của không, là không của sắc, tức không là cái gì cả. Theo thi sĩ Hoang, tôi không chắc là tôi, tôi về đâu trong cõi vô định:
Làm sao biết được con thuyền trôi về chốn nào trên dòng sông? Cõi nhân gian vô thường, biển là bờ và bờ cũng là biển cả:
Thế nhưng, “vạn pháp tại tâm” (Kinh Hoa Nghiêm). Khi tôi leo lên ngọn đồi ý tưởng, tôi mặc tưởng cùng sự xoay vần của vạn vật, với tồn tại:
Trong thiền định, tôi chợt chứng nghiệm tâm pháp, vạn vật tại tâm thấm đẫm chân kinh, ngũ hành và ngũ uẩn đều là “bảo ngọc lưu ly”:
Với thi sĩ Hoang, tạo vật đã là hương sắc uyên nguyên, mà nhục thân cũng tiềm tàng vạn pháp, cái móng chân là hiện thân của hoa sen, thế mà tôi lặn lội trong u minh giữa thường hằng lại phải cắt đi để tròng vào tôi kiếp người chật chội:
Tại sao phải thế, trong khi chiếc lá kia là thiện, tiếng chim kia là mỹ, để tạo hóa là một dàn đồng ca của chân lý:
Nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Và khi thọ nhãn Pháp thân, ta thấy ta là hạt bụi, hãy chuyện trò cùng hạt bụi, vì hạt bụi cũng chính là ta bị bỏ quên, nay thức ngộ. Hạt bụi nói gì cùng ta? và ta nói gì cùng sỏi đá? Sỏi đá nói gì với thời gian? Trong tịnh thức, ta sẽ nghe câu chuyện của hạt bụi, như chàng Siddhartha của Herman Hesse từng ngày lắng nghe “câu chuyện của dòng sông”:
Và ta nghe được vạn vật luân chuyển trong thành trụ hoại diệt, dù tất cả vô ngôn:
Khi đó, tình yêu ta dành cho em cũng lặng lẽ:
Và chúng ta cà phê trí tuệ cùng thi sĩ Hoang sáng nay, cà phê thiền thị để nếm trải hương vị của thế giới trong một thìa đường:
Thiển nghĩ, đọc Mặt Nạ Hương là cảm, là quán tưởng, thiền niệm. Tôi không viết được nhiều mà chắc viết nhiều lại càng sai càng lệch. Có lẽ thơ là thứ khỏi phải luận bàn, như thi sĩ Bùi Giáng từng nói.
Bà Rịa, 27/3/2023