Giới thiệu khái quát huyện Hà Trung

huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa

Giới thiệu khái quát huyện Hà Trung

I. Tổng quan

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Trung là một huyện đồng bằng nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hoá. Có tọa độ địa lý: – Từ 19059 – 20009 vĩ độ Bắc – Từ 105045 – 105058 kinh độ Đông.

* Tổ chức hành chính : Có 25 xã, thị trấn. Trong đó có 6 xã miền núi. * Địa giới hành chính tiếp giáp như sau : – Phía Bắc giáp thị xã Bỉm Sơn; thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. – Phía Nam giáp các huyên Hậu Lộc, Hoằng Hoá. – Phía Tây giáp các huyện Vĩnh Lôc, Thạch Thành. – Phía Đông giáp huyện Nga Sơn.

1.1.2. Địa hình
Địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây Bắc được bao bọc bởi nhiều dãy đồi núi cao, đã làm cho địa hình huyện Hà Trung, tuy là huyện đồng bằng, nhưng mang tính đa dạng hơn. Do địa hình tạo thành nhiều tiểu vùng dạng lòng chảo, nên mùa mưa thường hay ngập úng cục bộ, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
1.1.3. Khí hậu
 – Nhiệt độ bình quân năm là 23oC, cao tuyệt đối 41oC, thấp tuyệt đối 6oC, tổng nhiệt hàng năm 8.500 – 8.700oC, biên độ nhiệt giữa các ngày từ 6 – 7oC.
Độ ẩm không khí: Bình quân năm từ 85 – 87%, cao nhất 92% vào các tháng1; tháng 2, thấp nhất vào tháng 6; 7.
– Lượng mưa trung bình năm: 1.700 mm, năm mưa lớn nhất 2800 mm, lượng mưa thấp nhất 1100 mm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm làm ảnh hưởng đến xản xuất nông nghiệp.
Hàng năm mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình khoảng 250 – 270mm/tháng, mưa tập trung ở các tháng 8, 9, 10, có những năm tháng 9 lượng mưa lớn đạt 700 – 800 mm.
– Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hầu hết lượng mưa chỉ đạt 15% tổng lượng mưa hàng năm, tháng 1 mưa nhỏ nhất có khi chỉ đạt 10 mm
– Sương mù: Số ngày có sương mù trong năm từ 22 – 26 ngày, thường xuất hiện tập trung vào các tháng 10, 11, 12 làm tăng độ ẩm không khí và đất. Những năm rét nhiều, sương muối xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2 gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện 24.450,48 ha, đang được sử dụng vào các mục đích:
                + Đất nông nghiệp:          15.197,35 ha.
                + Đất phi nông nghiệp:      5.747,95 ha.
                + Đất chưa sử dụng:           3.505,18 ha.
1.2.2. Tài nguyên rừng
Hà Trung là huyện có diện tích rừng khá lớn, đủ các chủng loại rừng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp tính đến 01/01/2009 là: 5.430,78 ha
Trong đó: Đất rừng sản xuất là: 3.436,39 ha.
                 Đất rừng phòng hộ là: 1.701,53 ha.
                 Đất rừng đặc dụng (Rừng sến quốc gia) là: 292,86 ha
Nguồn tài nguyên rừng có ý nghĩa rất lớn về môi trường và phát triển du lịch sinh thái.
1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Có nguồn khoáng sản đa dạng, dễ khai thác và đang có thị trường tiêu thụ tốt: Quặng Silic, Spilit, quặng sắt làm nguyên vật liệu phụ gia xi măng, đá ốp lát, đá xây dựng… Nguồn tài nguyên này được phân bố rộng ở 17 xã đó là: Hà Đông, Hà Sơn, Hà Lĩnh, Hà Ngọc, Hà Lâm, Hà Phú, Hà Lai, Hà Thái, Hà Châu, Hà Vinh, Hà Thanh, Hà Dương, Hà Tân, Hà Tiến, Hà Bình, Hà Long, Hà Ninh.
1.2.4. Tài nguyên nước
Hà Trung nằm trong tiểu vùng hạ lưu sông Mã, nguồn nước mặt có 2 con sông chính là sông Lèn và sông Hoạt, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều và một số hồ, đập chứa nước, đủ khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
1.3. Nguồn nhân lực
1.3.1. Dân số
Tổng dân số trên địa bàn huyện Hà Trung 125.893 người; Có 2 dân tộc kinh và dân tộc mường. Có 2 đạo phật và đạo công giáo.
1.3.2. Lao động
Có 72.200 người đang trong độ tuổi lao động (theo số thống kê năm 2008) trong đó có 66.015 người đang làm việc trong các ngành kinh tế
1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
1.4.1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
 – Trong những năm qua huyện đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực như: giao thông, y tế, giáo dục, văn hoá xã hội nhằm phục vụ đời sống và phát triển kinh tế. Nhưng do đặc thù Hà Trung là một huyện đồng chiêm trũng, nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống dân sinh trong giai đoạn mới.
 – Trên địa bàn huyện Hà Trung có 20 km quốc lộ chạy qua: Trong đó có 8,8km quốc lộ 1A nối từ cầu Tống Giang đến Cầu Lèn và 11,2km quốc lộ 217 nối từ quốc lộ 1A lên Vĩnh Lộc.
 – Có 27 km tỉnh lộ đã được nhựa hoá. Tuyến 508 nối từ quốc lộ 1A đi Nga Sơn dài 9km, tuyến 522 nối từ quốc lộ 1A lên chiến khu Ngọc Trạo dài 10km, tuyến 523 nối từ quốc lộ 1A lên Thạch Thành 8km.
 – Đường huyện có tổng chiều dài 96 km đã được nhựa hoá 67,8 km còn lại đã được dải đá cấp khối.
 – Đường liên thôn, liên xóm có tổng chiều dài là 182km trong đó đã nhựa hoá được 64 km và bê tông hoá được 118km.
 – Ngoài ra trên địa bàn huyện Hà Trung còn có đường thuỷ nội địa dài 64km. Dọc sông Lèn từ ngã Ba Bông xã Hà Sơn đến Chế Thôn Hà Toại dài 20km, Sông Hoạt từ Hà Tiến đến Tư Tuần Hà Châu và từ Chế Thôn Hà Toại đến Mỹ Quan Hà Vinh có chiều dài 40km.
 – Phương tiện vận tải trên địa bàn huyện hiện có 319 phương tiện vận tải đường bộ và 150 phương tiện vận tải đường thuỷ.
1.4.2. Hệ thống điện
 – Trên địa ban huyện có tổng số 105 tạm biến áp trong đó có 106 máy công suất 30.000 KVA và có 501,7km đường dây trong đó loại trung thế 149,7 km và 352km loại hạ thế.
1.4.3. Hệ thống bưu chính viễn thông
1.4.4. Hệ thống cấp nước
 – Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 12,9 tỷ đồng, công suất 2.000m2/ngày đêm hiện tại phục vụ cho 1.500 hộ dân trên địa bàn thị trấn.
 
II. Cơ cấu bộ máy tổ chức
2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức UBND huyện Hà Trung
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban, các đơn vị trực thuộc
1. Phòng Nội vụ
 – Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: Tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua – khen thưởng.
2. Phòng Tư pháp
 – Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiên chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.
3. Phòng Tài chính – Kế hoạch
 – Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các lĩnh vực: Tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý và kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường
 – Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với những địa phương có biển).
5. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
 – Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bệnh đồng giới.
6. Phòng Văn hoá và Thông tin
 – Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
7. Phòng Giáo dục và đào tạo
 – Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
8. Phòng Y tế
 – Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.
9. Thanh tra huyện
 – Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
 – Tham mưu tổng hợp cho ủy ban nhân dân về hoạt động của ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện và công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch ủy ban nhân dân và chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
III. Thắng cảnh, du lịch
 
Giới thiệu về các danh lam thắng cảnh, du lịch địa phương:
Hệ thống di tích lịch sử văn hoá danh thắng huyện Hà Trung có mật độ nhà dày đặc và có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát huy giá trị văn hoá gắn với du lịch: Các di tích gần trục đường giao thông chính và liên hoàn gắn với các lễ hội lớn .
 – Cụm phía tây bắc huyện ngay ở chân dốc Xây đầu nguồn sông Tam Điệp có đền Rồng, đền Nước (di tích cấp tỉnh) sát quốc lộ 1A, dọc đường số 7 (đi Thạch Thành) có đình Gia Miêu (di tích cấp quốc gia), đền Đức ông (di tích cấp tỉnh), đập Bến Quân (Di tích cấp tỉnh), nhà thờ họ Nguyễn Hữu (Di tích cấp quốc gia) và lăng miếu Triệu Tường (Di tích cấp quốc gia) đều thuộc xã Hà Long (quê hương nhà Nguyễn) cụm di tích Hà Long lại rất gần với Đền Sòng (Bỉm Sơn). Từ Hà Long theo đường Long – Sơn cách khoảng 3 km là cụm di tích đền Tô Hiến Thành (di tích cấp tỉnh), đình Quan Chiếm (di tích cấp tỉnh) ở Hà Giang, đình Trung xã Hà Yên (di tích cấp quốc gia), ở xã Hà Tiến có đình Đồng Bồng (di tích cấp quốc gia) và chiến khu Bãi Sậy (di tích cấp tỉnh); ở xã Hà Tân có chùa đô Mỹ, chùa Tam Quy đều là di tích cấp tỉnh. Từ Chùa Tam Quy theo đường Long – Sơn khoảng 1 km về phía nam là rừng Sến Tam Quy (khu bảo tồn thiên nhiên) có Đập Cầu dưới chân rừng Sến tạo nên sơn thuỷ hữu tình.
 – Cụm phía tây nam của huyện theo quốc lộ 217 ở xã Hà Phong có chùa Long Cảm (di tích cấp tỉnh), xã Hà đông ly cung nhà Hồ (di tích cấp quốc gia), đình Thượng Phú (di tích cấp tỉnh); từ cụm di tích lịch sử chiến thắng Đò Lèn đi về phía tây dọc theo sông Lèn có gác chuông Chùa Trần (di tích cấp tỉnh) , đền Lý thường Kiệt (di tích cấp quốc gia), đền Cô Thị (di tích cấp tỉnh) ở xã Hà Ngọc; ở xã Hà Sơn có đền Hàn, đền Cô Ba ở Hà Sơn (di tích cấp tỉnh).
Rải rác còn có các di tích khác như đền thờ Trần Hưng Đạo (di tích cấp quốc gia) ở Hà Dương; Phủ Suối (di tích cấp tỉnh) ở Hà Vinh, đình Cơm Thi (di tích cấp tỉnh) gắn với Lễ hội cơm thi ở Hà Thanh, núi Chiếu Bạch, chùa Lê Phụng Hiểu Hà Lâm đều là di tích cấp tỉnh.
Tại các di tích lịch sử văn hoá hàng năm đều diễn ra các lễ hội. Một số lễ hội lớn như lễ hội Hàn Sơn (Hà Sơn – Hà Ngọc) diễn ra rất sôi động có hàng chục ngàn du khách. Lễ hội đền Rồng, đền Nước, đền Chín giếng, lễ hội cơm thi… thu hút nhiều khách thập phương.
IV. tình hình phát triển kinh tế xã hội
Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế địa phương
1. Lĩnh vực kinh tế
  a. Sản xuất nông lâm, thuỷ sản
Tổng diện tích gieo trồng 16.361 ha, đạt 100% KH và bằng 97% so với CK. Trong đó diện tích lúa 12.606 ha, đạt 99,2% KH, năng suất bình quân đạt 45,77 tạ/ha, sản lượng 57.698 tấn, giảm 15% so với KH. Diện tích ngô cả năm 1.492 ha, đạt 99% so với KH, năng suất bình quân đạt 37,6 tạ/ha, sản lượng 5.674 tấn, giảm 3,6% so với CK.Tổng sản lượng lương thực 63.573 tấn, đạt 91% KH, giảm 2,7% so với CK.
Cơ cấu giống, mùa vụ chuyển dịch theo hướng tích cực, trà xuân muộn chiếm 56,4%, mùa sớm chiếm 55%, diện tích và năng suất các cây công nghiệp đạt khá. 
Công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tập trung chỉ đạo quyết liệt nên đã hạn chế được dịch lây lan, đàn trâu 3.623 con, giảm 13,4%; đàn bò 7.157 con, giảm 30%; đàn lợn 22.786 con, giảm 24%;đàn dê 7.000 con, giảm 3%. Tổng đàn gia cầm 560.000 con, tăng 3,5% so với CK. Tổng trọng lượng xuất chuồng đàn gia súc 4.665 tấn, bằng 91,5% so cùng kỳ, tổng trọng lượng xuất chuồng đàn gia cầm: 1.762 tấn, tăng 33,6% so với CK. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 278 tỷ đồng, tăng 26% so với CK, chiếm tỷ trọng 35,6% tổng giá trị NLTS.
 Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản(NTTS) 1.090 ha, đạt 109% KH và tăng 17% so với CK. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng 3.100 tấn, đạt 114,8% so với KH và tăng 25,8% so với CK.Giá trị NTTS 52 tỷ đồng, tăng 54 % so với CK. Chiếm tỷ trọng 6,6% giá trị NLTS. Kinh tế trang trại(KTTT) tiếp tục phát triển, một số mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao từng bước đ­ược nhân rộng; phê duyệt phương án phát triển KTTT cho 2 xã (Hà Giang, Hà Phú), đ­ưa tổng số xã có phương án được duyệt lên 22 xã. Các dự án NTTS, kết hợp trồng trọt chăn nuôi trong các vùng kinh tế trang trại tập trung tiếp tục được thực hiện và phát huy hiệu quả.
Công tác thuỷ lợi nội đồng, nạo vét kênh mương, cơ bản phục vụ kịp thời cho sản xuất, thực hiện đào đắp tu bổ đê điều đạt chỉ tiêu KH. Thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão năm 2008. Đề nghị tỉnh đầu tư­ và tập trung vốn để tu sửa, nâng cấp nhiều công trình thuỷ lợi (hồ đập, đê, kè, cống, kênh mương).
 Trồng rừng tập trung theo dự án 661 được 70 ha, đạt 100% KH, trồng 180.000 cây phân tán các loại. Thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng; chú trọng công tác PCCC rừng. Hoàn thành việc rà soát 3 loại rừng trên địa bàn; lập dự án trồng rừng kinh tế giai đoạn 2008 – 2015 theo QĐ 147 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Sản xuất CN-TTCN và đầu tư XDCB
Tổng giá trị SXCN – TTCN thực hiện 297 tỷ đồng, tăng 51% so với CK. Các cụm công nghiệp làng nghề(CNLN) tiếp tục được duy trì hoạt động như: Cụm CNLN Hà Phong, Hà Lĩnh, Hà Tân…đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Quan tâm phát triển ngành nghề có thế mạnh như sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, chế biến nông sản, lâm sản; một số đơn vị đã đưa ngành nghề mới vào nông thôn như nứa cuốn, thêu ren, móc túi hộp…bước đầu có hiệu quả.
Đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy mạnh, tổng giá trị đầu tư XDCB thực hiện 303 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Năm 2008 là năm huyện có nhiều dự án đầu t­ư xây dựng nhất trong những năm qua; nhiều công trình lớn đã hoàn thành và đưa vào sử dụngnhư: Hội trường huyện, Nhà luyện tập và thi đấu thể thao, các công trình phục vụ PCLB: Hồ chứa nước Khe tiên Hà Đông, trạm bơm Hà Vinh, kênh tư­ới trạm bơm Vạn đề Hà Ngọc, đê Hà Thanh… Chuẩn bị đưa vào sử dụng: Nhà làm việc Huyện uỷ, Nhà ăn – nhà khách UBND huyện, xử lý sạt lở và tu bổ đê Tả sông Lèn, đường D1, D6 và hệ thống lưới điện vùng nuôi trồng thuỷ sản kết hợp trồng trọt chăn nuôi tập trung Đông, Phong, Ngọc… Khởi công xây dựng 24 trường học, công sở của 4 xã và nhiều công trình do xã làm chủ đầu tư.
Tập trung công tác lập quy hoạch: Đã lập quy hoạch trung tâm 6 xóm, 17 khu dân cư và quy hoạch Cụm làng nghề Hà Dương, quy hoạch giao thông, quy hoạch mở rộng thị trấn, quy hoạch khu di tích lịch sử quốc gia Lăng Miếu Triệu Tường.
Hoàn chỉnh hồ sơ nhiều dự án xây dựng như công trình đường giao thông Hà Lâm – Hà Dương, dự án đường vào khu lăng Trường Nguyên Thiên Tôn…
 c. Các ngành dịch vụ
 Hoạt động dịch vụ phát triển tương đối đồng đều trên các lĩnh vực: Hệ thống chợ được nâng cấp, cải tạo, dịch vụ thương mại ngày càng phong phú, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 28,8% so CK. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 5 triệu USD, đạt chỉ tiêu KH, tăng 25% so cùng kỳ. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, số ô tô vận tải 319 chiếc, tăng 52 chiếc so với năm 2007. Khối lượng vận chuyển hàng hoá 1.260 ngàn tấn, tăng 32,8% so cùng kỳ. Dịch vụ bưu chính – viễn thông phát triển mạnh, trong năm lắp đặt mới 7.500 máy điện thoại, đưa tổng số lên 33.000 máy, đạt 26,5 máy/100 dân, tăng 15,2% so cùng kỳ. Thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Thực hiện quản lý, vận hành lưới điện đảm bảo an toàn, tiếp tục thực hiện tốt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý gía điện nông thôn.
 d. Lĩnh vực tín dụng – ngân hàng
Tổng vốn huy động 266 tỷ đồng, đạt 108,6% so với KH, tăng 44,5% so với CK. tổng dư nợ cho vay đạt 253 tỷ đồng tăng 5% so với KH và 39,8% so với CK. Nhìn chung hoạt động ngân hàng năm 2008 đạt kết quả khá, chất lượng kinh doanh đảm bảo, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện.
2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội.
 a. Giáo dục
 – Giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS. Chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao. Số học sinh đậu đại học, cao đẳng là 1259 em, tăng 452 em so với năm học trước. Có 322 học sinh đạt loại giỏi cấp tỉnh, tăng 57 em so với năm học trước. Giáo viên đạt trình độ chuẩn ở các bậc cao hơn bình quân chung của tỉnh: Mầm non đạt 100%, tiểu học đạt 100%, THCS đạt 98,4% (tỷ lệ bình quân cả tỉnh tương ứng là: 99 – 98,75 – 96,81). Công tác dạy nghề ngày càng được quan tâm hơn. 
Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và hội khuyến học được đẩy mạnh, chú trọng các nội dung chuyển giao tiến bộ KHKT, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân. 110/202 khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư hiếu học, trong đó 49 khu dân cư được công nhận khu dân cư hiếu học.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố chiếm 83%, đạt 100% KH; có 5 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, đưa tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 37 trường, chiếm 46% tổng số trường trong huyện. Xây dựng và triển khai đề án “Qui hoạch phát triển sự nghiệp GD và ĐT Hà Trung giai đoạn 2008 – 2015”.
b. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường và có hiệu quả, đã phát hiện kịp thời và nhanh chóng dập tắt dịch tiêu chảy cấp trên địa bàn. Y học cổ truyền được coi trọng và hoạt động có chất lượng hơn. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, đã khám, điều trị cho 162.185 lượt người, đạt 111% KH và tăng 10,5% so với năm 2007. Khởi công xây dựng nhà khám chữa bệnh chất lượng cao, nhà kỹ thuật hồi sức, cấp cứu. Triển khai Đề án “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế thôn huyện Hà Trung giai đoạn 2008-2015”. Hoạt động y dược tư nhân được quản lý, thực hiện đúng pháp luật.Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng xã chuẩn Quốc gia về y tế. Trang thiết bị các trạm y tế xã được tăng cường. Có 187/202 thôn có y tế thôn, 1 số xã hiện nay chưa đủ cán bộ y tế thôn (Hà Phú, Hà Lâm, Hà Vinh…)
Công tác truyền thông dân số và KHHGĐ được chú trọng, tỷ lệ sinh con ngoài kế hoạch giảm 0,5%, xuống còn 9,5%. 
 c. Văn hoá thông tin, tuyên truyền – TDTT
 Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh: Đã có 78% gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, đạt chỉ tiêu KH; khai trương xây dựng 20 làng, công sở và 3 xã văn hoá nâng tổng số đơn vị khai trương trong toàn huyện lên 230/275 đơn vị và 10 xã, đạt chỉ tiêu kế hoạch.  
Công tác thông tin tuyên truyền có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, chất lượng, nội dung tin bài ngày càng phong phú. Kịp thời đưa tintuyên truyền phục vụ thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, kỷ niệm 62 năm thành lập Đảng bộ huyện và 10 năm huyện được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Xây dựng 3 cổng chào, đưa nhà luyện tập thi đấu của huyện vào sử dụng.
Hoạt động văn nghệ có chuyển biến tích cực. Trong năm, đã tổ chức nhiều đợt hội diễn, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân. Nhiều xã có phong trào văn nghệ tốt như Hà Tân, Thị trấn, Hà Lĩnh, Hà Ngọc…Cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai sâu rộng, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. 
 Hoạt động thể dục thể thao được đẩy mạnh từ huyện đến cơ sở. Công tác quy hoạch xây dựng sân VH – TT, nhà văn hoá làng, xã tiếp tục được đẩy mạnh, đến nay có 90% số xã đã tiến hành quy hoạch, nhiều xã đã đầu tư xây dựng theo quy hoạch như: Hà Vân, Hà Thanh, Hà Long, Thị trấn…12 học sinh đạt giải (từ giả Ba đến giải Nhất) Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc.
 Coi trọng việc lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử, quy hoạch, trùng tu tôn tạo các di tích. UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án trùng tu tôn tạo Lăng Miếu Triệu Tường và Quyết định đầu tư, hỗ trợ trùng tu tôn tạo, chống xuống cấp đình Đình Trung, đình Động Bồng, đền Thờ Tô Hiến Thành… với tổng số vốn trên 9 tỷ đồng.
 
V. tiền năng và cơ hội đầu tư
5.1. Chính sách thu hút đầu tư
 –  Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức đối với cán bộ đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của phát huy nội lực và thu hút các nguồn đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
– Tập trung tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của huyện như khai thác, sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch, phát triển ngành nghề, nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế trang trại… Trước mắt tập trung vào các công trình trọng tâm, trọng điểm như cụm Cảng Lèn, khu bảo tồn thiên nhiên rừng Sến Tâm Quy, Hồ Con Nhạn, cụm di tích thắng cảnh Ba Bông – Hàn Sơn; cụm di tích lăng miếu Triệu Tường (Hà Long), các cụm công nghiệp – làng nghề Hà Phong mở rộng, Hà Lĩnh, Hà Tân, Hà Bình, Hà Long, Hà Dương, vùng kinh tế trang trại Đông – Phong – Ngọc; trung tâm các xã, các tụ điểm kinh tế, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh… Tạo mọi điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư để các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện tham gia đầu tư phát triển làm giầu cho mình và quê hương.
                Tổ chức thực hiện tốt cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, tạo môi trường đầu tư và huy động nguồn lực cho phát triển:
a. Lĩnh vực Nông nghiệp
 – Tiếp tục thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02 – NQ/HU về phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2006-2010. Tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 2481/QĐ-UBND ngày 04/8/2004 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt chính sách phát triển nông thôn và thủy sản; Quyết định số 4101/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm từ 2006-2010 và Quyết định số 884/QĐ-UBND ngày 09/8/2006 của UBND huyện Hà Trung về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm từ 2006-2010.
 Phấn đấu đến 2010 tỷ trọng chăn nuôi đạt trên 40%, nuôi trồng thuỷ sản đạt từ 10%-15% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thuỷ sản.
 – Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05 khoá XVIII về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện đến năm 2010 và Hướng dẫn số 595/HD – UBND ngày 09/9/2003 của UBND huyện về thực hiện Nghị quyết 05.
 -Thực hiện Kết luận số 01/KL – HU ngày 12/4/2006 của Ban Thường vụ Huyện ủy và Hướng dẫn số 390/HD – UBND ngày 14/6/2006 của UBND huyện về hướng dẫn xây dựng đề án phát triển kinh tế hộ theo mô hình nhà vườn.
 – Thực hiện cơ chế hỗ trợ công tác dồn điền đổi thửa theo Quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND huyện.
b. Lĩnh vực CN-TTCN và Dịch vụ
 – Tổ chức thực hiện Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 05/3/2008 của UBND huyện thực hiện Nghị quyết số 08/NQ – HU ngày 31/12/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ giai đoạn 2007-2010, định hướng đến 2015.
Thực hiện tốt Quyết định số 2541/2008/QD-UBND ngày 19/8/2008 của UBND tỉnh về cơ chế khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề.
 – Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều tiềm năng, thế mạnh như sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến đá xuất khẩu…, chú trọng khôi phục ngành nghề truyền thống; nhanh chóng đưa ngành nghề mới để phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện. Tập trung đầu tư phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở 5 cụm kinh tế tổng hợp: Đò Lèn (Thị trấn), Gũ (Hà Phú), Cầu Cừ (Hà Yên – Hà Dương), xã Hà Lĩnh, Bái Đền (Hà Long).
 – Phát triển mạnh dịch vụ, tập trung vào các ngành có nhiều tiềm năng, lợi thế của huyện như: dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch. Quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện theo Nghị quyết số 10 – NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện uỷ về tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với du lịch giai đoạn 2008-2010, định hướng đến 2015. Từng bước xây dựng hệ thống dịch vụ du lịch tại các khu di tích lịch sử, văn hoá. Quan tâm đến phát huy giá trị di sản văn hoá. Kêu gọi vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Củng cố, nâng cấp hệ thống chợ hiện có, quy hoạch xây dựng mới một số chợ để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá và kinh doanh dịch vụ. Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối với chợ huyện (Đò Lèn). Khuyến khích đầu tư phương tiện vận tải, quan tâm đầu tư, tạo điều kiện phát triển dịch vụ hệ thống bến bãi dọc sông Lèn, đặc biệt là khu vực phía tây cầu Đò Lèn và xã Hà Ngọc.
c. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
 – Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là các công trình trọng điểm, vừa phát huy được nội lực, vừa tranh thủ được sự hỗ trợ, đầu tư từ bên ngoài. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính hiệu quả trước mắt và lâu dài. Triển khai kịp thời các công trình, dự án được Trung ương, tỉnh hỗ trợ đầu tư.
 – Xây dựng kết cấu hạ tầng và kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp – làng nghề. Tập trung đầu tư phát triển mạnh các cụm kinh tế tổng hợp Đò Lèn, Gũ (Hà Phú), Cầu Cừ (Hà Yên, Hà Dương), Hà Lĩnh, Bái Đền (Hà Long). Phối hợp, tạo điều kiện để Công ty xi măng Bỉm Sơn khởi công xây dựng Cụm cảng Lèn. Xây dựng, bổ sung các dự án kêu gọi đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực Hà Trung có lợi thế như sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển kinh tế trang trại, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, các di tích lịch sử, văn hóa, các khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái… để phục vụ các nhà đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn đầu tư.
 – Thực hiện tốt Quyết định số 4100/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh Thanh Hóa về cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư đối với các công trình cấp huyện quản lý; Quyết định số 390/2007/QĐ-UBND ngày 31/01/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mạng lưới điện nông thôn giai đoạn 2007-2010; Quyết định số 2532/2008/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh Thanh Hóa về cơ chế khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2008-2012; Quyết định số 52/2008/QĐ – UBND ngày 23/01/2008 của UBND huyện Hà Trung về việc ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, xã chuẩn quốc gia về y tế, xã phù hợp với trẻ em, làng, công sở, xã văn hóa, di tích được xếp hạng, viết lịch sử Đảng bộ địa phương (giai đoạn 2006-2010); Quyết định số 53/2008/QĐ – UBND ngày 23/01/2008 của UBND huyện Hà Trung về việc ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển giao thông nông thôn, phát triển công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch và phát triển đô thị, kiên cố hóa kênh mương nội đồng (giai đoạn 2006-2010).
 – Thực hiện tốt Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhắm huy động sự đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
 Tiếp tục nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, tạo môi trường đầu tư và huy động nguồn lực cho phát triển; thu hút và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tất cả các lĩnh vực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
5.2. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư
Về văn hoá – xã hội
1.Giáo dục – Đào tạo
toàn huyện có 25 trường Mầm non, 29 trường Tiểu học, 23 trường THCS, 3 trường Trung học phổ thông và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề. Trường THPT Hà Trung là một trong 3 trường cấp 3 được thành lập sớm của tỉnh (sau trường cấp 3 Lam Sơn là trường cấp 3 Hà Trung và Thọ Xuân thành lập năm 1959).
Huyện đạt Phổ cập GDTH đúng độ tuổi năm 2001 là 96%,Phổ cập THCS 93.8% Đến cuối năm 2008hoàn thành chương trình tiểu học 99,3%.tốt nghiệp THCS 95,62%, trung học phổ thông 94,8% đậu đại học, cao đẳng 1254 em, 93% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT. Có 36 trường đạt chuẩn quốc gia đạt 46% (mầm non 5, tiểu học 22, trung học cơ sở 8, trung học phổ thông 01. Trong đó có trường Tiểu học Thị trấn đạt mức độ 2).
2. văn hoá
Toàn huyện có 230/275 đơn vị công sở văn hoá đã khai trương làng, công sở văn hoá và 147 được công nhận danh hiệu văn hoá (trong đó 32 làng, công sở đạt danh hiệu cấp tỉnh). 10/25 xã thị trấn đã khai trương xã văn hoá. 3 đơn vị được công nhận danh hiệu văn hoá. Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 78%. 25% số hộ luyện tập thể dục thẻ thao thường xuyên. Sân vận động huyện rộng 45ha, nhà luyện tập thi đấu được đầu tư xây dựng trên 6 tỷ đồng.
Toàn huyện đã có 16/25 xã, thị trấn khai trương xã phù hợp với trẻ em, có 10 xã, thị trấn được công nhận danh hiệu ở giai đoạn 1.
Giải quyết việc làm cho 2927 lao động. Xuất khẩu lao động 495 người, tỷ lệ hộ nghèo: 14,16%
3. Y tế
Toàn huyện có 25 xã, thị trấn đều đạt chuẩn quốc gia về y tế, trong đó có đơn vị xã Hà Tân là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, Huyện Hà Trung là một trong hai đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã, thị trấn năm 2007 có 23 bác sĩ công tác tại xã. Có 01 bệnh viện đa khoa, 123 giường bệnh luôn đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân trong địa bàn huyện và các huyện lân cận. Trong nhiều năm liên tục bệnh viện đạt danh hiệu “Bệnh viện xuất sắc toàn diện”, vừa được nhận huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước trao tặng, đang xây dựng để được công nhận bệnh viện hạng hai trong thời gian tới. Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh là 53%, 23% trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
 
VI. mục tiêu và định hướng phát triển
6.1. Mục tiêu, định hướng chung
Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, chủ động phòng chống, hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng tỷ trọng CN – XD – Dịch vụ; Đảm bảo an ninh lương thực, tăng tỷ trọng chăn nuôi, NTTS trong nông nghiệp; Đẩy mạnh xã hội hoá, chuẩn hoá và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá xã hội; Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; Giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội bức xúc; Đấu tranh có hiệu quả với các tệ nạn xã hội; Tích cực phòng chống tham nhũng; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.
6.2. Nhiệm vụ
 – Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 14 %, trong đó: Nông-Lâm-Thuỷ sản :7,6%; CN – XDCB: 12,6%; Dịch vụ: 20%. 
 – Cơ cấu kinh tế: Nông-Lâm-Thuỷ sản: 27,8%; CN – XDCB: 36,1%; Dịch vụ: 36,1%.
 – Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn: 12.000.000 đồng/năm.
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế:                                                15,0%   
Trong đó:                + Nông – Lâm – Thuỷ sản:   7,5%;
+ CN – XDCB:                       18,1%;
+ Dịch vụ:                               18,7%.
2. Cơ cấu kinh tế:    + Nông-Lâm-Thuỷ sản:          34,3%;
+ CN – XDCB:                      25,4%;
+ Dịch vụ:                               40,3%.
3. Thu nhập bình quân đầu người: 9.000.000 đồng/năm trở lên.
4. Tổng sản lượng lương thực: 70 ngàn tấn trở lên.
5. Tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn: 400 tỷ đồng trở lên.
6. Tổng giá trị xuất khẩu: 6 triệu USD.
7. Thu ngân sách trên địa bàn: Vượt 2%-3% trở lên so với dự toán tỉnh giao (không kể tiền cấp quyền sử dụng đất).
8. Trường đạt chuẩn quốc gia: 10 trường. 
9. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT và THBT: 95%.
10.Tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố: 90%.
11. Khai trương xây dựng 3 xã, 15 làng, công sở văn hoá; Được công nhận mới: 30 làng, công sở và từ 1-2 xã.
12. Tỷ lệ gia đình văn hoá: 83%.
13. Số lao động được giải quyết việc làm mới: 3.000 người
Trong đó XKLĐ 500 người trở lên.
14. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 11%.
15. Khai trương xây dựng 4 xã phù hợp với trẻ em, được công nhận 5 xã.
16. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên : 0,65%. 
17. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: giảm 2%, còn 21 %.
18. Tỷ lệ số hộ nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh: trên 98%.
19. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh: 65%.
20. Giữ vững và nâng cao chất lượng xã chuẩn Quốc gia về y tế
21. Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
22. 100% cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu.
6.3. Giải pháp
1-   Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững
a. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống, mùa vụ đảm bảo mục tiêu lương thực, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị sản xuất và thu nhập trên một ha canh tác, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, xây dựng một số thương hiệu sản phẩm chất lượng cao
Tập trung quy hoạch các vùng sản xuất theo hướng tạo ra các vùng sản xuất tập trung, thâm canh, sản xuất ra sản lượng hàng hoá lớn, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Bố trí hợp lý cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ đảm bảo vừa phù hợp với từng vùng sinh thái, né tránh thiên tai, dịch bệnh, vừa phù hợp với trình độ canh tác của nông dân. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống, phân bón, thuốc BVTV, chỉ đạo gieo cấy đúng thời vụ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp.
Khôi phục đàn gia súc, phấn đấu tổng đàn trâu đạt 4.000 con, đàn bò đạt 10.000 con, đàn lợn 30.000 con, đàn dê 8.000 con, đàn gia cầm 600.000 con. Tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi trang trại tập trung. đẩy mạnh các chương trình nuôi lợn hướng nạc, cải tạo đàn lợn, nâng tầm vóc đàn bò. Phấn đấu tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, NTTS đạt 50% trở lên giá trị Nông-Lâm-Thuỷ sản; Triển khai phát triển KTTT theo phương án đã được phê duyệt trên địa bàn. Phấn đấu để có từ 200 trang trại trở lên đạt tiêu chí TW. Tập trung xây dựng và hoàn chỉnh vựng kinh tế trang trại trọng điểm Đông-Phong-Ngọc. Thực hiện phát triển kinh tế hộ theo mô hình nhà-vườn 5-6 xã.
Triển khai kế hoạch trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, bảo vệ chặt chẽ rừng sến đặc dụng Tam Quy.
Tập trung làm thuỷ lợi nội đồng, nâng cấp sửa chữa các công trình thuỷ lợi, đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất.
b. Tạo môi trường thuận lợi, đẩy mạnh phát triển CN, TTCN
Tăng cường đầu tư để phát triển mạnh các trung tâm kinh tế: Đò lèn, Hà Long, Hà Lĩnh, Hà Phú, khu vực Cầu Cừ gắn với phát triển đô thị làm hạt nhân, động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế từng vùng.
Xây dựng và triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/HU của Huyện uỷ về” Tạo môi tr­ường đầu t­ư và huy động nguồn lực cho phát triển giai đoạn 2008-2010″.
 Chỉ đạo SXKD cú hiệu quả trong các cụm cụng nghiệp-làng nghề, tiếp tục lập quy hoạch cụm Công nghiệp, làng nghề ở các xã có điều kiện.
c. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội
Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, từng bước thanh toán nợ đầu tư XDCB. Xây dựng kế hoạch nâng cấp các công trình giao thông phục vụ cho các cụm công nghiệp-làng nghề, vựng NTTS, trang trại. Chuẩn bị nguồn vốn đối ứng thực hiện các dự án Tỉnh, Trung ương đầu tư như: Đường giao thông liên xã Hà Lâm-Hà Dương, đê Hà Châu, công trình nạo vét Sông Hoạt, đường giao thông khu Lăng Miếu Triệu Tường, khu xử lý chất thải Thị trấn, kênh Đa Tán, đập Bì Bùng. Phối hợp với Công ty Xi măng Bỉm Sơn triển khai thực hiện tốt dự án Cảng Lèn.
 Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý đầu tư, công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình. Thực hiện tốt quy chế dân chủ để huy động sự đóng góp của nhân dân, đồng thời có cơ chế hỗ trợ kích cầu hợp lý
d. Thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển ngân sách
 Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch thực hiện nghị quyết 03/NQ-HU của BCH Đảng bộ huyện về “phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách giai đoạn 2006-2010”. Hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách, các loại quỹ phí, các khoản thanh toán tiền vay; Có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; Chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả; Thực hiện công khai tài chính theo quy định, đẩy nhanh tiến độ quyết toán các công trình XDCB đã hoàn thành.
Tăng cường công tác quản lý tài chính HTX dịch vụ nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp – điện.
e. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản,  tài nguyên nước và môi trường:
 Hoàn thành việc đổi điền, dồn thửa và cấp GCNQSD đất cho các hộ; Tạo quỹ đất xây dựng kết cấu hạ tầng văn hoá – xã hội và sản xuất công nghiệp, thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất năm 2009. Chấn chỉnh hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, xử lý nghiêm đối với những vi phạm về khai thác tài nguyên khoáng sản và môi trường. Quy hoạch và xây dựng khu gom và xử lý chất thải.
g. Đẩy mạnh phát triển Dịch vụ:
Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động các loại hình dịch vụ; Phấn đấu khối lượng vận chuyển hàng hoá tăng 15%, tỷ lệ điện thoại đạt 32 máy/100 dân.  
 Tiếp tục cải tiến các thủ tục vay vốn; Phấn đấu mức huy động vốn tăng 30%, cho vay tăng 27% so với 2008, đảm bảo đáp ứng đủ cho yêu cầu trên địa bàn.
Quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện theo kế hoạch thực hiện NQ số 10-NQ/HU của BTV huyện uỷ về “tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với du lịch giai đoạn 2008-2010, định hướng đến 2015”
2.    Đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất lượng các hoạt động VH-XH
3.    Giáo dục
Giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS; Thực hiện tốt các cuộc vận động và chủ đề năm học 2008-2009 do Bộ GD và ĐT đề ra. Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, tăng cường hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng và Hội khuyến học. Xây dựng đề án thành lập trường Trung cấp dạy nghề Hà Trung.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học. Tập trung giải quyết giáo viên dôi dư theo NQ HĐND tỉnh, nâng cao chất lượng quản lý giáo dục. 
 b.  Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Đảm bảo 100% đơn vị văn hoá có nơi xử lý chất thải; 100% gia đình văn hoá có nhà tiêu hợp vệ sinh; Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tinh thần phục vụ bệnh nhân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh ATTP và chủ động phòng chống dịch bệnh. Giữ vững và nâng cao chất lượng xã chuẩn quốc gia về y tế; Hoàn thiện và thực hiện Đề án xây dựng bệnh viện đa khoa thành bệnh viện Hạng hai. Nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực Dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ.
 c. Văn hoá thông tin thể dục thể thao
Tăng cường nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý hoạt động thông tin, truyền thông. Củng cố giữ vững chất lượng các đơn vị văn hóa đã được công nhận, đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hoá, xã văn hoá, công sở và gia đình văn hoá, gia đình thể thao, đảm bảo phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, trùng tu tôn tạo các di tích LSVH, gắn văn hoá với phát triển du lịch, trọng tâm là khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường. Từng bước đầu tư xây dựng khu trung tâm văn hoá thể thao và trung tâm thể thao của Huyện, khuôn viên tượng đài Đò Lèn chiến thắng và khu vực Đò Lèn – Hà Ngọc. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch thực hiện NQ số 11-NQ/HU của BTV Huyện uỷ về “đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xây dựng đơn vị văn hoá từ 2008-2010, định hướng đến 2015”. 
Lập quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015, định hướng đến 2020.
d. Công tác Lao động việc làm và các vấn đề xã hội:
Thực hiện tốt Kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động giai đoạn 2007 – 2010. Tập trung chỉ đạo khôi phục nghề truyền thống, du nhập nghề mơi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động; Tập trung chỉ đạo sâu sát, quyết liệt để giảm nhanh, giảm bền vững tỷ lệ hộ nghèo ở những xã có tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn bình quân chung của huyện; th­ường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân trên địa bàn để có phương án cứu trợ kịp thời, không để nhân dân thiếu đói.
 Thực hiện tốt chính sách dân tộc miền núi và tôn giáo; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Chữ thập đỏ.
e. Lĩnh vực Nội vụ và công tác thi đua khen thưởng:
Thực hiện tốt công tác quy hoạch và rà soát, điều chỉnh quy hoạch cán bộ công chức, viên chức, rà soát tiêu chuẩn từng cán bộ, công chức cấp xã để xây dựng phương án giải quyết đối với những cán bộ, công chức không có khả năng đạt tiêu chuẩn quy định. Thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 07 của Ban thường vụ Huyện uỷ về đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2015. Hoàn thành xét, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho các đối tượng có thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
3 – Tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
 – Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết của Huyện uỷ và kế hoạch của UBND huyện về xây dựng khu vực phòng thủ chiến đấu. Xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu.
 –  Tăng c­ường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả đối với hoạt động tội phạm buôn lậu, tội phạm ma túy, tội phạm hình sự, trộm cắp.
 – Phát động phong trào toàn dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, xây dựng khu dân cư­ an toàn về ANTT; thực hiện có hiệu quả đề án củng cố tổ chức Ban an ninh trật tự và mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở;
 – Tăng cư­ờng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở, không để xảy ra khiếu kiện đông người. Thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, phát hiện, uốn nắn, xử lý kịp thời những sai sót, vi phạm.
 Tiếp tục rà soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện tốt Nghị định 158 của Chỉnh phủ về tăng cường công tác quản lý hộ tịch.
4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; Đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, tăng cường thực hành tiết kiệm và phòng chống tham nhũng, lãng phí
 – Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cán bộ, công chức và mối quan hệ công tác trong nội bộ cơ quan, đảm bảo tinh gọn, rõ trách nhiệm và không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; đồng thời đề ra cơ chế hữu hiệu để theo dõi, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, đảm bảo cho hoạt động của Nhà nước có hiệu lực, hiệu quả.
 – Tiếp tục rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính; xây dựng quy trình giải quyết từng loại công việc rõ ràng, khoa học; nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế “một cửa”, mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”.
 – Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nhà nước, công khai hoá hoạt động của các cơ quan nhà n­ước;
 – Đổi mới ph­ương thức chỉ đạo, điều hành các cấp, các ngành theo hướng giảm mạnh hội họp, sâu sát thực tế, có trọng tâm, trọng điểm, theo quy chế làm việc và chương trình công tác. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, công dân.

 – Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường thực hành tiết kiệm, thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây