Giới thiệu khái quát huyện Hương Khê

Giới thiệu khái quát huyện Hương Khê

Giới thiệu khái quát huyện Hương Khê

Địa lý

 – Phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà, phía Bắc giáp Vũ Quang và Can Lộc. – Địa hình nhiều đồi núi, núi Rào Cỏ (2.235 m). Sông Ngàn Trươi chảy xuống đổ vào sông Ngàn Sâu. Đất phần lớn là feralit núi. Khoáng sản: than đá. 

Diện tích và dân số

 – Diện tích: 1278,0909 km²[1] – Dân số: 107.996 (tháng 1/2009)[1], gồm các dân tộc: Thổ, Thái, Kinh,Chứt, nhưng dân tộc Kinh chiếm đa số. – Mật độ dân số: 

Hành chính Có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: – Các xã: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Hương Trà, Hương Liên, Hương Lâm, Lộc Yên, Hương Xuân, Phú Phong, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương Long, Gia Phố, Hương Giang, Hương Thuỷ, Hương Bình, Phúc Đồng, Hoà Hải, Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ; – Thị trấn Hương Khê (huyện lỵ).[1]

 Lịch sử – Trong thời kỳ đo hộ của quân Minh (1407 – 1428), Hương Khê là huyện Thổ Hoàng. – Thời nhà Hậu Lê, sáp nhập vào huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An. – Năm Tự Đức thứ 21 (1868) trở thành huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. – Năm 1976, là huyện Hương Khê, tỉnh Nghệ Tĩnh. – Năm 1991, là huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. – Năm 2000 của chính phủ Việt Nam thành lập huyện mới Vũ Quang, các xã nằm ở phía bắc huyện Hương Khê: Hương Thọ, Hương Minh, Hương Đại, Hương Điền, Hương Quang chuyển sang trực thuộc huyện Vũ Quang.

Giao thông ho chi minh highway in huong khe - Giới thiệu khái quát huyện Hương Khê Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Hương Khê.   bac nam rail route in huong khe district - Giới thiệu khái quát huyện Hương Khê Một cây cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn qua Hương Khê.   Đường bộ chính ở Hương Khê là đường Hồ Chí Minh chạy qua thị trấn và đường quốc lộ 15B nối Hương Khê với thành phố Hà Tĩnh; đường sắt Bắc Nam (tại đây có ga là Hương Phố). 

Di tích và danh thắng 

– Đền thờ Ngô Đăng Minh: xã Hà Linh – danh nhân lịch sử thế kỷ 16 – Di tích Rộc Cồn: xã Phú Phong – di tích lịch sử cách mạng giai đoạn 1930 – 1931 – Đền Trầm Lâm: ở làng Phú Gia, tổng Chu Lễ, nay là xã Phú Gia, huyện Hương Khê – Đền Đức Đại Vương ngàn Trụ – một ngôi đền tại làng Trại trụ thuộc xã Phú Gia – Chùa Vĩnh Đại và đền thờ Trần Phúc Hoàn tại xã Hương Vĩnh. Chùa Vĩnh Đại là ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 200 năm Ngôi chùa này xưa do người dân làng Thuận trị lập ra. Cư dân làng này hiện nay không còn ai. Đến thời Vua Tự Đức làng Vĩnh Đại đã di dời ngôi chùa này đến vị trí bây giờ. Vị trí chùa ngày xưa nay có tên là đồng Chùa, cạnh đó có một bàu nước hầu như chưa năm nào cạn và có tên gọi là bàu Chùa. Đền thờ Trần Phúc Hoàn (thờ một vị tướng có công từ thời Trần). Tiếc rằng ngôi đền đã bị đổ nát những năm 1965-1968 nay chỉ còn nền). Chùa Vĩnh Đại và đền thờ Trần Phúc Hoàn đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Cũng cần lưu ý rằng ngày xưa Hương Vĩnh là vùng đất nằm trên con đường thiên lý bắc nam và cũng là trên đường từ Đại Việt sang nước Ai Lao (Vạn Tượng- Lào). – Đền Trạng: là một quần thể với Đền Trầm Lâm. Được xây dựng Ở làng Vĩnh Phúc (永福), nay là đội 4 xã Hương Thuỷ, nơi thờ các vị tiền bối có công với dân với nước. Trong đó có Đại tướng quân Nguyễn Hữu Hộ (阮有戶) (cháu hậu duệ đời thứ 8 của ông Nguyễn Quý Công tự Công Quy (Hoàng sơ Tổ khảo Tộc Nguyễn Văn Trung Định, có vợ là Văn Thị Tuân)) giữ chức Tướng sĩ lang thừa lễ điện trị sự hành binh cai đội (將士郎承礼殿治事行兵該隊) là một tướng giỏi của Vua Quang Trung được giao trọng trách dẫn cánh quân đặc nhiệm vào giải phóng Hà Nội trong trận Ngọc Hồi-Đống Đa đánh bại 20 vạn quân Mãn Thanh mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789. Về sau ông được truy tặng danh hiệu Bắc thành Đại tướng hùng uy nguyên phục chí thần, Nguyễn Hữu Hộ, tự Đức Bắc thành (北城大相雄儀元枝志娠神阮有户字德北城) Nhân dân ở vùng này nhớ ngày hy sinh của Ngài nên đã lập đền thờ Ông và đến ngày mồng 2 tết trước đây muôn họ cũng tế lễ. Trong những năm chống Mỹ đền nay bị tàn phá quá nặng nề. Thân thế và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Hữu Hộ còn được lưu giữ tại một nhà thờ họ Nguyễn Văn tại Động Cửa gần đấy. Hiện nay nhân dân vùng này đang có ý nguyện khôi phục đền Trạng trên vị trí vốn có. 5290183598 f6e2402248 z - Giới thiệu khái quát huyện Hương Khê

Đền trạng-Một địa chỉ Lãng quên

Kinh tế 

Nền kinh tế Hương khê chủ yếu là nông nghiệp lúa nước, ngoài ra có các loại cây lương thực như:Ngô(bắp),Chè,Cam,Chanh,Bưởi.Về cây công nghiệp có: Thông, Cao su, Keo lá tràm. Về chăn nuôi có:Trâu, bò, lợn, gà. Khai thác lâm sản: Các loại gỗ quý như Lim, Dối, Táu…tất nhiên hiện nay đã rơi vào tình trạng cạn kiệt do nạn khai thác tràn lan. Đặc sản của Hương Khê có bưởi Phúc Trạch, chè xanh Hương trà, sắn Động Cửa (xã Hương Thủy), cá chép (sông Ngàn Sâu), cá tràu (cá quả) Đập Trạng (xã Hương Thủy), mật ong rừng, gỗ quý…

Lịch sử phát triển

Huyện Hương Khê được thành lập vào cuối năm Đinh Mão (11-1867); bao gồm 5 tổng (Quy Hợp, Chu Lễ, Phương Điền, Phúc Lộc, Hương Khê) được tách ra từ huyện Hương Sơn. Từ tháng 8 năm 2000 thì có 5 xã vùng hạ tách ra sáp nhập với một số xã của Đức Thọ, Hương Sơn thành huyện Vũ Quang. Hiện nay, toàn huyện có 21 xã,1 thị trấn; diện tích tự nhiên 126.273,60 ha, trong đó đất lâm nghiệp trên 80%; Dân số của huyện là 101.657 người (năm 2015).

   Tên huyện Hương Khê được đặt theo phong thổ. Phong thổ có các thứ sản vật thơm, “hữu xạ” cho nên “tự nhiên hương”. Hương Khê có gỗ trầm hương, một loại gỗ thơm đặt biệt, có quế thơm và mít thơm. Hương Khê có loại cầy hương mang theo mùi ngận đặc biệt quyến rũ. Hương Khê có gạo nếp thơm. Ngày xưa có loại nếp ngữ, nếp rẫy “lạ lùn”, và nếp cái, đến mùa lúa trỗ, hương nếp bay ngào ngạt, nhất là vào mùa cốm. Hương thơm các loại cây ăn quả, nhất là Bưởi Phúc Trạch, “Năm 1938, bưởi Phúc Trạch đã được thưởng mề đay trong cuộc đấu xảo quả ngon toàn Đông Dương”; có Cam Khe mây, hương thơm bay khắp gần xa vẫy gọi khách thập phương.  Hương Khê được thành lập được 150 năm (1867 – 2017) thì trong đó 108 năm đất nước phải đương đầu với hai thế lực ngoại xâm là Pháp và Mỹ (1867 -1975), 15 năm với biên giới phía Tây Nam và phía Bắc. Trải qua 150 năm hình thành và phát triển, Nhân dân Hương Khê đã đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng quê hương đất nước.        Nhìn lại chặng đường đã đi qua, Nhân dân Hương Khê càng tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương mình như: thành Sơn Phòng gắn với nhà Vua yêu nước Hàm Nghi, với khu rừng Vụ Quang – căn cứ địa của nghĩa quân Phan Đình Phùng; sự ra đời của Đảng bộ huyện năm 1930, một trong những Đảng bộ huyện được thành lập sớm nhất của Đảng cộng sản Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, trong cao trào cách mạng 1930 – 1931, nhiều nơi trong huyện Hương Khê đã xuất hiện các làng Xôviết; với các cuộc biểu tình thị uy, trừng trị bọn cường hào gian ác ở các địa phương,… tiêu biểu như cuộc biểu tình Rộôc Cồn; Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, cán bộ, đảng viên và Nhân dân Hương Khê đã vùng lên lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, cùng Nhân dân trong tỉnh và cả nước làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Hương Khê là huyện căn cứ địa hậu phương trọng yếu thuộc vùng tự do Thanh – Nghệ -Tĩnh, một ATK (an toàn khu) quan trọng của Ủy ban kháng chiến hành chính Trung Bộ và Liên khu IV. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), Hương Khê là huyện tiền tuyến biên cương của Miền Bắc, hậu phương trực tiếp của chiến trường Miền Nam, chiến trường Lào, nổi tiếng với Phà Địa lợi, với Ngầm Lộc Yên, với căn cứ địa của Bộ chỉ huy Binh đoàn 559, với trường cấp 2 Hương Phúc, với hình ảnh O du kích nhỏ giương cao súng, Dân quân Hương Trạch, tiểu đội nữ Dân quân Hương Thủy, Tự vệ Nông trường 20/4,… Từ năm 1975 đến nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Hương Khê đã ra sức khắc phục khó khăn, yếu kém, phát huy lợi thế về lao động, tài nguyên, nơi có đường sắt Bắc Nam (41 km) đi qua, đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc tuyến huyện (52 km), từng bước vươn lên về mọi mặt, vượt qua bao khó khăn, thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tiến lên cùng cả nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh; đến năm 2016 huyện Hương Khê đã đạt được những kết quả nổi bật như: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân trong 5 năm (2010 – 2015) đạt 14,6%. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 41,1%; CN-TTCN, XDCB 38,7%; Thương mại – Dịch vụ 20,2%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 30,5 triệu đồng/năm, tăng gần 4 lần so với năm 2010. Tổng sản lượng lương thực đạt trên 33.000 tấn. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 1.243 tỷ đồng (bằng 2,25 lần so với năm 2010); giá trị sản xuất/đơn vị diện tích đạt 71 triệu đồng/ha; tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 48,2%, tăng 25,6% so với năm 2010. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 70,5%. Xây dựng mới 2.798 mô hình sản xuất có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên, trong đó có 110 mô hình có doanh thu trên 1,0 tỷ đồng/năm, 69 mô hình có doanh thu từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/năm.  Toàn huyện có 267 doanh nghiệp, 99 hợp tác xã, 236 tổ hợp tác.  Năm 2016, thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 61 tỷ đồng (tăng 4,3 lần so với năm 2010).Về xây dựng nông thôn mới, toàn huyện đạt 244 tiêu chí, bình quân 11,62 tiêu chí/xã; có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Gia Phố, Hương Trà, Phú Phong, Phúc Trạch), không còn xã dưới 09 tiêu chí. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2015 đạt 497 tỷ đồng, tăng 32% so với 2010. Toàn huyện có 23.155 gia đình văn hóa, tăng 3,5%; 12.094 gia đình thể thao, tăng 11,3%; 123 làng, thôn, tổ dân phố văn hóa, tăng 21%; 36/63 trường đạt chuẩn Quốc gia; 19/22 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Năm 2016, đào tạo nghề cho 1.566 lao động, giải quyết việc làm cho 1.634 lao động (bằng 109% KH). Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều 19,54%, cận nghèo 11,33%. 100% đơn vị cơ sở đạt tiêu chuẩn vững mạnh toàn diện, cụm ATLC – SSCĐ, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng lên. Toàn huyện có 43 tổ chức cơ sở Đảng, 6.800 đảng viên,  Đảng bộ huyện đạt “trong sạch, vững mạnh”;  huyện Hương Khê và 17 xã của huyện được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang”, một xã được phong tặng “Đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới”.        Nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của quê hương Hương Khê qua những chặng đường phấn đấu đi lên, phát triển và hội nhập; nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, Nhân dân trong giai đoạn mới; tri ân các Anh hùng Liệt sỹ, các bậc tiền nhân, lão thành cách mạng, những gia đình có công với nước; đồng thời, để những người con đi xa thể hiện tình cảm với quê hương, tháng 11 năm 2017, Đảng bộ và Nhân dân Hương Khê tổ chức các hoạt động kỷ niệm như: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển huyện Hương Khê từ khi thành lập cho đến nay; Biên soạn và xuất Bản cuốn sách Địa chí Hương Khê; Phát động thi đua, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ chính trị, trọng tâm là xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị; xây dựng các công trình chào mừng; tổ chức thăm hỏi, gặp mặt cán bộ lão thành qua các thời kỳ; triển lãm ảnh, trưng bày các sản phẩm chủ lực của huyện; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, kết quả huyện; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; đăng cai giải đua thuyền toàn tỉnh tại Hương Khê và Tổ chức lễ mit tinh kỷ niệm (tháng 11/2017).        Phát huy truyền thống tốt đẹp và niềm tự hào của huyện Anh hùng, dưới sự lãnh đạo, giúp đỡ của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Đảng bộ huyện Hương Khê nhất định sẽ lãnh đạo Nhân dân hoàn thành mục tiêu kinh tế, xã hội mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề ra, đưa Hương Khê vươn lên thành huyện giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa xã hội, mạnh về quốc phòng, an ninh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

     


     

Mã QR Code ủng hộ vansudia.net


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây