Giới thiệu khái quát huyện Long Phú

Giới thiệu khái quát huyện Long Phú - Tỉnh Sóc Trăng

Giới thiệu khái quát huyện Long Phú

Huyện Long Phú có diện tích tự nhiên là 26.382 ha, dân số toàn huyện là 113.090 nhân khẩu, mật độ dân số 429 người /km2, là phần diện tích còn lại sau khi chia tách (42% diện tích, 41% dân số) gồm các xã Lịch Hội Thượng, Trung Bình, Liêu Tú và Đại Ân 2 để thành lập huyện Trần Đề theo Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ. Toàn huyện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: 02 thị trấn: Long Phú, Đại Ngãi và 09 xã: Long Phú, Tân Thạnh, Trường Khánh, Hậu Thạnh, Song Phụng, Long Đức, Châu Khánh và Phú Hữu.

Đơn vị Diện tích tự nhiên (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ Dân số (người/km2)
Toàn huyện 263,82 113.090 429
TT Long Phú 26,23 14.899 568
Long Phú 51,45 14.960 291
Tân Hưng 32,27 12.030 373
Tân Thạnh 22,02 8.830 401
Châu Khánh 15,58 6.849 440
Phú Hữu 13,78 6.133 445
Long Đức 29,68 10.304 347
Song Phụng 20,47 7.600 371
TT Đại Ngãi 7,91 10.156 1.283
Hậu Thạnh 13,94 5.308 381
Trường Khánh 30,48 16.022 526

Lịch sử hình thành tỉnh Sóc Trăng

              Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam bộ. Có bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.
               Địa lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử. Vào năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng trong (Nam bộ) và tiến hành xác lập địa giới hành chính vùng đất này, lập thành phủ Gia Định. Lấy đất Đồng Nai (Nông Nại) làm huyện Phước Long và đặt dinh Trấn Biên, lưu mộ dân từ Quảng Bình trở vào đến ở, chia đặt thôn, ấp. Năm 1732, chúa Nguyễn lập dinh Long Hồ tại Cái Bè (lúc đó là Cái Bè Dinh), năm 1780 được đặt tại vùng chợ Vĩnh Long và đổi tên là Vĩnh Trấn Dinh, sau đó đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Lúc này Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc (nằm trong trấn Vĩnh Thanh, phủ Gia Định).
               Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 06 tỉnh, 03 tỉnh miền Đông là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường; 03 tỉnh miền Tây gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long.
                Năm 1835 lại lấy đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên, gồm 03 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây là điểm mốc có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng về địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng sau này.

     


     

Mã QR Code ủng hộ vansudia.net


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây