Giới thiệu khái quát huyện Phong Điền
Phong Điền là huyện ven thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2-1-2004 của Chính phủ. Là huyện mới, Phong Điền gặp không ít khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Nhưng, bằng những bước đi đúng đắn và có tính chiến lược, Phong Điền đã và đang phát huy lợi thế để bứt phá đi lên.
– Diện tích: 119,48 km2
– Dân số: 102.621 người
– Đơn vị hành chính: 01 thị trấn, 06 xã (Thị trấn Phong Điền, xã Nhơn Ái, Giai Xuân, Tân Thới, Trường Long, Mỹ Khánh, Nhơn Nghĩa)
– Vị trí địa lý: phía bắc giáp quận Ô Môn và quận Bình Thuỷ, phía đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, phía tây giáp huyện Cờ Đỏ, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý của huyện Phong Điền.
Huyện Phong Điền có một vị trí rất thuận lợi, sông ngòi chằng chịch nằm dọc theo sông Cái Răng – Phong Điền và trên tỉnh lộ 923 cách thành phố Cần Thơ 19km là chỗ giao lưu hàng hóa nông sản tập trung của 2 chợ nổi Phong Điền – Cái Răng để đi các tỉnh miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh và được xác định ranh giới như sau:+ Phía Đông giáp với quận Cái Răng và quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ+ Phía Tây giáp với huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang+ Phía Bắc giáp với quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ – TP. Cần Thơ+ Phía Nam giáp với quận Cái Răng và tỉnh Hậu GiangHuyện Phong Điền được sát nhập từ huyện Ô Môn và huyện Châu Thành (của tỉnh Cần Thơ cũ) năm 2004 với 7 đơn vị là 6 xã và 1 thị trấn.
Yếu tố đất đai:Tổng diện tích đất tự nhiên của Phong Điền là 12.525,58 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 10.586,27 ha (chiếm 84,52 %). Diện tích trồng cây lâu năm và cây ăn trái trong toàn Huyện 6.698,30 ha (chiếm 63,27 %). Diện tích phát triển cây dâu hạ châu 245,5 ha chiếm 3,7 % diện tích trồng cây lâu năm và cây ăn trái.( số liệu thống kê 2010).Đất canh tác nông nghiệp ở huyện Phong Điền rất màu mở, cùng hệ thống sông ngòi dầy đặc với tuyến chính là nhánh rẽ từ sông Cần Thơ nằm cặp tuyến lộ vòng cung chạy dài 15km vào trung tâm huyện, đây cũng là trục giao thông chính hiện nay. Hàng năm vào mùa nước lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hệ thống sông này mang theo hàng ngàn mét khối phù sa bồi đắp cho đất nông nghiệp. Lượng nước tưới cũng luôn đảm bảo cho sản xuất kể cả vào các tháng mùa hạn.
Dọc theo tuyến lộ Vòng Cung lịch sử là màu xanh của bạt ngàn những vườn cây ăn quả đặc trưng đất Nam Bộ. Đây con đường huyết mạch Tràng Tiền – Bông Vang đang được khẩn trương thi công, kia chợ nổi Phong Điền nức tiếng nườm nượp xuồng ghe đi lại mua bán,… Từ lâu, sự trù phú của đất đai, cây trái và truyền thống anh hùng của người dân Phong Điền đã được nhiều người nhắc tới. Và hôm nay, đến Phong Điền, chúng ta còn cảm nhận được sức trẻ đang vươn lên không ngừng.
Có thể nói, Gừa là một loại cây rất quen thuộc đối với người dân vùng Đồng bằng sông nước Nam Bộ, hầu như ở địa phương nào cũng có. Nhưng, ở Phong Điền quê tôi cây Gừa lại mang một hình dáng rất đặc biệt, tất cả những thân, cành và nhánh đan vào nhau tạo thành quần thể và được gọi là Giàn Gừa. Đây không chỉ là điểm tham quan lý tưởng mà còn là căn cứ cách mạng vững chắc của bộ đội ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.
Giàn Gừa thuộc ấp Nhơn Khánh – xã Nhơn Nghĩa, với diện tích rộng khoảng 4.000m2, mộc đầy những cây gừa, đây không chỉ là địa chỉ văn hoá, là điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Đây còn là căn cứ địa cách mạng vững chắc của bộ đội ta trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Ông Nguyễn Văn Liên – người dân ấp ấp Nhơn Khánh, ông là người trực tiếp tham gia cách mạng tại địa phương thời kỳ những năm 1967, nói về truyền thống cách mạng của Giàn Gừa, ông kể: “ Từ khi cách mạng đồng khởi nổ ra, Giàn Gừa là nơi rất yên tĩnh, là nơi tiếp giáp với Lộ Vòng Cung, sự đùm bọc cách mạng của người dân nơi đây rất lớn mà quân địch không phát hiện. Năm 1968, một đơn vị của Tây Đô tập kết tại đây để tối ra Bà Hiệp, rồi qua sông Lộ Vòng Cung để tối tấn công vào Cần Thơ”.
Chiến tranh đi qua những vết tích của đạn, bom vẫn còn đó nhưng giàn gừa vẫn xanh một sức sống mãnh liệt. Ngày nay, ngoài hoạt động lễ hội truyền thống hàng năm, thì tại đây mỗi ngày đón tiếp hơn 80 lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Ông Nguyễn Hữu Phước – Ban Quản lý khu di tích văn hóa Giàn Gừa nói: “ Ngày thường lượng khách đến tham quan rất đông, trên dưới 80 người, đông nhất là vào các dịp lễ, tết. Ngoài khách địa phương thì còn có khách các tỉnh lân cận, đặc biệt cũng có nhiều đoàn khách quốc tế đến tham quan”.
Năm 2011, UBND Thành phố Cần Thơ đã phê duyệt quy hoạch khu di tích văn hóa Giàn Giừa trở thành “Khu du lịch Sinh thái – Sông nước – Lịch sử Giàn Gừa”, tại ấp Nhơn Khánh – xã Nhơn Nghĩa, với diện tích hơn 30 ha, người dân nơi đây rất đồng tình với chủ trương này. Ông Nguyễn Văn On – người dân tại ấp Nhơn Khánh – xã Nhơn Nghĩa vui vẻ nói: “ Tôi thấy quy hoạch càng sớm thì càng tốt, bà con ở đây rất mong đợi để có được khu du lịch sinh thái, đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho nhân dân ở đây”.
Toàn huyện Phong Điền hiện có 14 điểm di tích và du lịch sinh thái, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã đón hơn 79.000 lượt khách đến tham quan, tổng doanh thu ước đạt trên 5,6 tỷ đồng. Hiện nay, huyện Phong Điền đã và đang trùng, tu tôn tạo nhiều khu di tích để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời kết hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái ở địa phương. Ông Nguyễn Hoàng Ba – Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết: “ Trong thời gian tới, huyện tiếp tục trùng tu và tôn tạo các khu di tích lịch sử, đồng thời tuyên truyền, quãng bá hình ảnh đặc trưng của huyện để thu hút nhiều khách tham quan, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư đến phát triển loại hình du lịch sinh thái ở địa phương”.
Có thể nói, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống kết với phát triển loại hình du lịch sinh thái được xem là một hướng đi đúng đắn để huyện hướng đến xây dựng một đô thị sinh thái, văn minh hiện đại, một nông thôn mới kiểu mẫu của Thành phố Cần Thơ.