Giới thiệu khái quát huyện Phú Hòa

huyện Phú Hòa - Tỉnh Phú Yên

Giới thiệu khái quát huyện Phú Hòa

Phú Hòa nằm ở giữa tỉnh Phú Yên, phía Bắc giáp huyện Tuy An, phía Nam giáp huyện Tây Hòa, phía Đông giáp thành phố Tuy Hòa, phía Tây giáp với huyện Sơn Hòa.

Huyện Phú Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên là 26390,96 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 10976,40ha, diện tích đất nông nghiệp là 8654,30 ha.

Dân số huyện Phú Hòa theo thống kê năm 2009 là 103.184 người thuộc các dân tộc Kinh, Chăm H’roi, Hoa, Tày. Người Chăm H’roi, Tày sống tập trung khu vực miền núi xã Hòa Hội. Mật độ dân số huyện Phú Hòa là 337 người/km2, chủ yếu tập trung các xã đồng bằng, miền núi thì thưa thớt hơn.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Huyện Phú Hòa ở về phía tả ngạn sông Đà Rằng, bắc giáp huyện Tuy An, nam giáp huyện Đông Hòa và Tây Hòa, đông giáp thành phố Tuy Hòa, tây giáp huyện Sơn Hòa.
Nằm trên trục đường quốc lộ 1 đi qua và quốc lộ 25 gần như xuyên suốt từ đông sang tây, huyện Phú Hòa có điều kiện giao lưu kinh tế để phát triển tiềm năng về mọi mặt của mình cũng như tận dụng những ưu thế riêng để trao đổi, hợp tác với các tỉnh khác, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.
Huyện Phú Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 263,39 km2, chiếm 5,21% diện tích tự nhiên của Tỉnh. Nằm ở vị trí đồng bằng châu thổ sông Đà Rằng án ngữ cữa ngõ con đường lên Tây nguyên. Diện tích đất lâm nghiệp cả huyện là 10976,40 ha và tổng diện tích đất nông nghiệp là 8654,30 ha, trong đó diện tích trồng lúa nước là chủ yếu.

Phú Hòa được thiên nhiên ưu đãi ngoài đồng bằng màu mỡ thận lợi cho cây lúa nước phát triển còn có tiềm năng khá lớn về trữ lượng vật liệu dùng trong ngành xây dựng cơ bản (cát, đất, đá); một số khu vực khai thác cát, sạn ở các xã Hòa An, Hòa Thắng, TT. Phú Hòa cung cấp khối lượng lớn vật liệu xây dựng không chỉ trên địa bàn huyện mà cho các khu vực lân cận.

Huyện Phú Hòa mang những đặt điểm chung của khí hậu thủy văn nhiệt đới gió mùa khu vực Nam Trung Bộ, hàng năm có hai mùa rõ rệt. Ngoài những đặt điểm chung, khí hậu thủy văn Phú Hòa cũng có một số đặc trưng riêng do tác động của vị trí địa lý và địa hình. Gió Phú Hòa chủ yếu là gió mùa và gió tây nam, hướng gió chủ yếu là đông nam, đông bắc và tây nam. Lượng mưa hàng năm khoảng 1700mm chủ yếu tập trung vào bốn tháng cuối năm.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

         Vùng đất huyện Phú Hòa thời Chúa Nguyễn cho đến Tây Sơn và đầu triều Nguyễn về cơ bản thuộc các tổng phía nam huyện Đồng Xuân. Năm 1899, huyện Tuy Hòa được nâng lên thành phủ Tuy Hòa. Phủ Tuy Hòa lúc này có 5 tổng, thì tổng Hòa Bình là phần đất thuộc huyện Phú Hòa; đến năm 1900 tổng Hòa Tường được thành lập bao gồm một số làng xã trên đất Phú Hòa. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 2002, sự phân định đơn vị hành chính huyện Phú Hòa gắn với sự hình thành và phát triển của phủ Tuy Hòa xưa, huyện Đông Hòa, Tây Hòa và thành phố Tuy Hòa nay. Theo Nghị định số 15/2002/NĐ-CP ngày 31/01/2002 của Chính phủ tách thị xã Tuy Hòa thành hai đơn vị hành chính là thị xã Tuy Hòa và huyện Phú Hòa.

          Hiện nay, đơn vị hành chính huyện Phú Hòa gồm có 8 xã và một thị trấn. Dân số huyện Phú Hòa trung bình khoảng 105,420 nghìn người thuộc các dân tộc Kinh, Chăm H’roi, Hoa, Tày và chiếm khoảng 12,1% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình 400 người/km2 chủ yếu tập trung ở các xã đồng bằng.
          Là một huyện nằm trên vùng châu thổ đồng bằng sông Đà Diễn xưa và nay là Đà Rằng, nên người dân Phú Hòa đã sớm phát triển kinh tế nông nghiệp, khai thác những lợi thế về đất đai để biến khu vực này thành một trong những vựa lúa của tỉnh có năng suất cao. Ngoài ra, các nghề thủ công như đan lát, bánh tráng, làm bún… cũng khá phát triển đã tạo nên một diện mạo kinh tế đa dạng.
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây