Giới thiệu khái quát huyện Tuyên Hóa

huyện Tuyên Hóa - Tỉnh Quảng Bình

Giới thiệu khái quát huyện Tuyên Hóa

Tuyên Hóa là một huyện phía tây của tỉnh Quảng Bình. Phía Bắc gíáp các huyện Hương khê, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Minh Hoá và nước bạn Lào, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Đông giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình. Với diện tích tự nhiên 1.149,41 km2, chiếm 1/7 diện tích tỉnh Quảng Bình, trong đó, đất nông nghiệp chỉ có 5.082.21 ha chiếm 4,42%;,đất lâm nghiệp là 84.32,78 ha, chiếm 73,38%, đất chưa sử dụng và sông suối là 23.472,13 ha chiếm 20,44% còn lại là 580,17 ha đất ở và 1.478,72 ha đất chuyên dùng. Tính đến thời điểm 31/12/2003, dân số toàn huyện là 78.560 người, phân bố trên 9 xã, 1 thị trấn, đa số là người dân tộc kinh, ngoài ra có người Mã Liềng sống quy tụ trong 5 bản của 2 xã Thanh Hoá, Lâm Hoá gồm 113 hộ, 462 khẩu và 9 hộ.

Về Kinh tế

Tuyên Hóa trên 82.573 ha rừng tự nhiên, 1.736 ha rừng trồng và 17,4 ha đất ươm giống. Rừng tự nhiên của Tuyên Hoá có trữ lượng gỗ tương đối lớn, khoảng 3 triệu m3, với nhiều loại lâm thổ sản, gỗ quý như dạ hương, huệ mộc, cánh kiến, lim, gõ, mun, dổi…Ngoài gỗ, còn có nhiều loại tre, nứa, song, mây và nhiều loại thảo dược quý như sa nhân, sâm, trầm hương, hà thủ ô và nhiều loại rau quả.
Bên cạnh đó, xen lẫn giữa những núi đồi, sông suối là những đồng cỏ, đây là môi trường lý tưởng cho chăn nuôi đại gia súc. Núi rừng Tuyên Hoá cũng là nơi sinh sống của hàng trăm loài chim thú, một vài nơi còn có nhiều loại động vật quý hiếm như gấu, bò tót, hổ, mang lớn, nhím, vượn má hung, voọc vá chân nâu, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc… Với 15.800 ha đất vùng gò đồi, Tuyên Hoá còn có tiềm năng lớn để phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả như tiêu, vải thiều, bưởi và chăn nuôi đại gia súc. Mạng lưới sông suối của vùng tương đối dày, với dòng sông Gianh, Tuyên Hoá còn có điều kiện để phát triển nghề nuôi cá lồng bè và đảm bảo khả năng cung cấp nước ngọt cho toàn huyện.
Ngoài tiềm năng phát triển mạnh nghề rừng và nuôi trồng thủy sản, với hàng tỷ m3 đá vôi đã tạo điều kiện cho huyện phát triển ngành công nghiệp xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng, tiêu biểu là nhà máy xi măng Sông Gianh với công suất 1,4 triệu tấn/năm.
Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020: 
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 tăng đạt 12%/năm; bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 tăng 11-12%/năm.
– Cơ cấu kinh tế như sau:
+ Đến năm 2015: nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 39,2%; công nghiệp – xây dựng 26,43%; dịch vụ 34,37%.
+ Đến năm 2020: nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 37,66%; công nghiệp – xây dựng 26,77%; dịch vụ 35,57%.
– Thu nhập bình quân đầu người: đến năm 2015 đạt 19 triệu đồng/năm và đến năm 2020 đạt 31,5 triệu đồng/năm.
– Đến năm 2015, tổng sản lượng lương thực đạt 18.500 tấn, năm 2020 đạt 19.000 tấn.

Y tế

Chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khám, chữa bệnh. Từng bước nâng cao năng lực chuyên môn và y đức của đội ngũ bác sỹ, nhân viên y tế; tăng cường bác sỹ cộng đồng phục vụ ở trạm y tế tuyến xã. Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị các cơ sở y tế theo chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; củng cố và nâng cao mạng lưới y tế xã, thị trấn và y tế thôn, bản. Chú trọng công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; khống chế tỷ lệ nhiễm các bệnh xã hội trong cộng đồng dân cư. Đến năm 2015, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng 100%, tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng 100%; có 75% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới) và năm 2020 đạt 100%.

Về Giáo dục

Tiếp tục thực hiện phát triển giáo dục – đào tạo toàn diện, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo, dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới. Tập trung mục tiêu phổ cập mầm non đúng độ tuổi, phấn đấu đến năm 2015 huy động 100% số cháu 5 tuổi vào học mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%, học sinh tốt nghiệp THCS vào bậc trung học phổ thông đạt 77% trở lên. Đến năm 2020, có 85% trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia; 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn, đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn.
Huyện Tuyên Hóa hiện nay có các trường Trung học Phổ thông là:
– Trường Trung học phổ thông Lê Trực: ở Xã Tiến Hóa
– Trường Trung học phổ thông Phan Bội Châu: ở xã Phong Hóa
– Trường Trung học phổ thông Tuyên Hóa: Thị Trấn Đồng Lê.
– Trường PT cấp 2+3 Bắc Sơn: ở xã Thanh Hóa
Mỗi xã thường có 1 trường Trung học cơ sở và 1 trường tiểu học.

Về Du lịch

Tuyên Hóa được nhắc tới là vùng đất có nhiều địa danh lịch sử được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh như mộ đền thờ đề đốc Lê Trực ở Tiến Hoá (cấp quốc gia); Bãi Đức – xã Hương Hoá, nơi chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện được thành lập (cấp tỉnh), hang Lèn Hà – xã Thanh Hóa. Ngoài những địa danh lịch sử, Tuyên Hoá còn có các di tích lịch sử được đề nghị công nhận như làng Lệ Sơn- xã Văn Hoá, chùa Linh Sơn – xã Tiến Hoá, nhà và hang hoạt động của cụ Lê An – lão thành cách mạng xã Tiến Hoá, chùa Hang – Lạc Sơn – xã Châu Hoá; chùa Yên Quốc Tự – xã Mai Hóa; xưởng Trần Táo và làng Còi xã Đồng Hoá, nơi trung đoàn 18 được thành lập và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp… Đây chính là một trong những lợi thế lớn để Tuyên Hóa đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế du lịch và dịch vụ.

HUYỆN TUYÊN HÓA VỮNG BƯỚC TIẾN TỚI TƯƠNG LAI

Huyện Tuyên Hoá là một huyện miền núi phía Tây bắc Quảng Bình, phía Bắc gíáp huyện Hương khê và Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Minh Hoá và nước bạn Lào, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Đông giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình. Với diện tích tự nhiên 1.149,41 km2, chiếm 1/7 diện tích tỉnh Quảng Bình, trong đó, đất nông nghiệp chỉ có 5.082.21 ha chiếm 4,42%;,đất lâm nghiệp là 84.32,78 ha, chiếm 73,38%, đất chưa sử dụng và sông suối là 23.472,13 ha chiếm 20,44% còn lại là 580,17 ha đất ở và 1.478,72 ha đất chuyên dùng. Tính đến thời điểm 31/12/2003, dân số toàn huyện là 78.560 người , phân bố trên 9 xã , 1 thị trấn , đa số là người dân tộc kinh, ngoài ra có người Mã Liềng sống quy tụ trong 5 bản của 2 xã Thanh Hoá, Lâm Hoá gồm 113 hộ , 462 khẩu và 9 hộ , 43 khẩu dân tộc Sách sống ở thôn Minh Phú, xã Sơn Hoá.
HUYỆN TUYÊN HÓA VỮNG BƯỚC TIẾN TỚI TƯƠNG LAI (14/05/2013)
Huyện Tuyên Hoá là một huyện miền núi phía Tây bắc Quảng Bình, phía Bắc gíáp huyện Hương khê và Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Minh Hoá và nước bạn Lào, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Đông giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình. Với diện tích tự nhiên 1.149,41 km2, chiếm 1/7 diện tích tỉnh Quảng Bình, trong đó, đất nông nghiệp chỉ có 5.082.21 ha chiếm 4,42%;,đất lâm nghiệp là 84.32,78 ha, chiếm 73,38%, đất chưa sử dụng và sông suối là 23.472,13 ha chiếm 20,44% còn lại là 580,17 ha đất ở và 1.478,72 ha đất chuyên dùng. Tính đến thời điểm 31/12/2003, dân số toàn huyện là 78.560 người , phân bố trên 9 xã , 1 thị trấn , đa số là người dân tộc kinh, ngoài ra có người Mã Liềng sống quy tụ trong 5 bản của 2 xã Thanh Hoá, Lâm Hoá gồm 113 hộ , 462 khẩu và 9 hộ , 43 khẩu dân tộc Sách sống ở thôn Minh Phú, xã Sơn Hoá.

 THÔNG TIN CHUNG

Tiềm năng tự nhiên

Huyện Tuyên Hoá là một huyện có thế mạnh về rừng với 82.573,83 ha rừng tự nhiên, 1.736,53 ha rừng trồng và17,4 ha đất ươm giống. Rừng tự nhiên của Tuyên Hoá có trữ lượng gỗ tương đối lớn, khoảng 3 triệu m3, với nhiều loại lâm thổ sản, gỗ quý như dạ hương, huệ mộc, cánh kiến, lim, gõ, mun, dổi…Ngoài gỗ, còn có nhiều loại tre, nứa, song, mây và nhiều loại thảo dược quý như sa nhân, sâm, trầm hương, hà thủ ô và nhiều loại rau quả như nấm, măng. Bên cạnh đó, xen lẫn giữa những núi đồi, sông suối là những đồng cỏ là môi trường lý tưởng cho chăn nuôi đại gia súc. Núi rừng Tuyên Hoá cũng là nơi sinh sống của hàng trăm loài chim thú như lợn rừng, khỉ, sơn dương, gà lôi, công, trĩ… một vài nơi còn có nhiều loại động vật quý hiếm như gấu, bò tót, hổ, mang lớn, nhím, vượn má hung, voọc vá chân nâu, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc…Đã từ lâu, núi rừng Tuyên Hoá nổi tiếng với đặc sản mật ong.

Đề quản lý tốt nguồn tài nguyên rừng vô cùng phong phú và sinh động này, huyện Tuyên Hoá đã lập ra hai lâm trường là Tuyên Hoá và Cao Quảng, đồng thời có một Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Lâm làm nhiệm vụ sản, xuất kinh doanh, bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ.

images%20(3) - Giới thiệu khái quát huyện Tuyên Hóa
Đ/c Hoàng Minh Đề – Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa

Với 15.800 ha đất vùng gò đồi,Tuyên Hoá có tiềm năng lớn để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cây tiêu, vải thiều, bưởi và chăn nuôi đại gia súc nhờ mạng lưới sông suối thuận lợi,với dòng sông Gianh như chiếc khăn vắt mình từ đầu đến cuối huyện, Tuyên Hoá hoàn toàn tự tin với khả năng phát triển nghề nuôi cá lồng bè, đồng thời đảm bảo khả năng cung cấp nước ngọt cho toàn huyện và có khả năng mở rộng tiêu thụ sang các huyện khác.Thuỷ điện Hố Hô tại thôn Tân Đức, xã Hương Hoá đã khởi công xây dựng với tổng công suất 13MW, dự kiến hoàn thành cuối năm 2005, đầu năm 2006 hoà lưới điện quốc gia. Nhánh Rào Trổ có khả năng phát triển thuỷ điện với tổng công suất 25 MW.

 

Không chỉ có vậy, Tuyên Hóa còn có thế mạnh hàng tỷ m3 đá vôi. Đây là nguồn cung cấp chính cho nhà máy xi măng sông Gianh đang được xây dựng tại Tến Hoá, có công suất 1,4 triệu tấn/năm. Ngoài ra, trữ lượng các loại cát sỏi tại các sông suốt khá lớn, đủ cung cấp cho xây dựng cơ bản trong huyện và huyện bạn Minh Hoá. Mỏ vàng trữ lượng lớn, kéo dài từ Kim Hoá đến Ngư Hoá, mỏ Măng gan khu vực Kim Hoá, thị trấn Đồng Lê, Đồng Hoá, Thuận Hoá có trữ lượng khá chưa được khai thác.

Kết cấu bạ tầng

Đến nay, toàn huyện đã phủ lưới điện quốc gia, với trên 80% số hộ có điện lưới. Hệ thống cung cấp nước do nhà máy nước Đồng Lê đảm trách. Mạng lưới giao thông gồm đường sông, đường sắt, đường bộ; trong đó, giao thông đường sông, đoạn từ Văn Hoá đến Minh Cầm tàu thuyền có trọng tải 50-100 tấn đi lại dễ dàng, đoạn từ Minh Cầm đến Thuận Hoá tàu thuyền có tải trọng 20-30 tấn đi lại dễ dàng; hệ thống đường sắt Bắc Nam chạy suốt chiều dài huyện Tuyên Hoá với 62 km, qua 9 ga; hệ thống giao thông đường bộ với quốc lộ 12A chạy qua Tuyên Hoá dài 42 km, nối liền huyện Quảng Trạch, Minh Hoá và nước bạn Lào qua cửa khẩu Cha Lo. Quốc lộ 15 nay là đường Hồ Chí Minh chạy qua tây Bắc huyện, qua 3 xã Hương Hoá, Thanh Hoá và Lâm Hoá dài gần 30 km, đường xuyên Á qua thị trấn Đồng Lê, Thuận Hoá đang được thi công, 6 tuyến đường huyện dài 48 km và 5 tuyến đường liên xã dài 18 km. 14/20 xã, thị trấn có hệ thống điện thoại cố định, trên 1.100 hộ sử dụng điện thoại; sóng di động đã phủ đến thị trấn Đồng Lê và các xã lân cận từ năm 2003.  

Thế mạnh du lịch  

Tuyên Hoá có nhiều địa danh lịch sử được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh như mộ đền thờ đề đốc Lê Trực ở Tiến Hoá (cấp quốc gia); Bãi Đức – xã Hương Hoá, nơi chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện được thành lập (cấp tỉnh), hang Lèn – Đại Hoà, nơi đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất họp năm 1945 (cấp tỉnh). Ngoài nhưng địa danh lịch sử Tuyên Hoá còn có các di tích lịch sử được đề nghị công nhận như làng Lệ Sơn- xã Văn Hoá, chùa Linh Sơn – xã Tiến Hoá, nhà và hang hoạt động của cụ Lê An – lão thành cách mạng xã Tiến Hoá, chùa Hang – Lạc Sơn – xã Châu Hoá; chùaYên Quốc Tự – xã Mai Hóa; sân vận động Thuận Hoan; xưởng Trần Táo và làng Còi xã Đồng Hoá, nơi trung đoàn 18 được thành lập.

 

Những danh lam, thắng cảnh ở Tuyên Hoá có điều kiện phát triển du lịch như động Chân Linh, hang ông – xã Văn Hoá, lèn Bảng – xã Tiến Hoá, động Minh Cầm – xã Phong Hoá; lèn Tiên Giới, thác núi xã Đức Hoá, hang Tiên – xã Cao Quảng, hệ thống hang lèn – xã Lâm Hoá. Dọc tuyến đường Hồ Chí Minh có một số bản dân tộc của đồng bào Mã Liềng là điểm xuất phát để phát triển văn hoá dân tộc trong tương lai.  

Nguồn nhân lực

Tuyên Hoá có lực lượng lao động dồi dào, trong độ tuổi 37.600 người, trong đó có 35.700 người làm việc trong các ngành nghề kinh tế:  

Nông lâm nghiệp: 29.100 người, chiếm 81,5%.

Công nghiêp – xây dựng cơ bản: 2.300 người, chiếm 6,2%.

Thương mại – dịch vụ: 4.400 người, chiếm 12,3%. 

Lao động có trình độ đại học, Cao đẳng là 900 người, Trung học chuyên nghiệp là 280 người, công nhân kỹ thuật là 20 người.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỀN KINH TẾ XĂ HỘI TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010  

Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, tranh thủ các chương trình, dự án, sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước để phát triển và tăng trưởng kinh tế với cơ cấu nông lâm ngư nghiệp công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịchvụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tổ chức thực hiện có hiệu quả 3 chương trình kinh tế trọng điểm của huyện (chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn), chương trình xoá đói giảm nghèo, xoá mái nhà tranh cho hộ nghèo; kiên cố hoá trường học, dồn điền, đổi thửa; chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, quan tâm phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Các mục tiêu chủ yếu

1. Tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất đạt 8,5-9%

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế :tỷ trọng nông lâm ngư: 39%, công nghiệp – xây dựng: 19%, dịch vụ – thương mại: 42%.

3. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thời kỳ 2001-2010 tăng bình quân hàng năm 6-7%.

4. Giá tri sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 2001-2010 tăng bình quân hàng năm 11-12%.

5. Sản lượng lương thực đạt 16,5-17 ngàn tấn. 

6. Nhịp độ tăng trưởng thu ngân sách hàng năm đạt 12%.  

7. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên:1.2-1.3%.

8. Phổ cập trung hoc cơ sở cho 100% số xã.

9. Cơ bản xoá hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo.

10. Tỷ lệ số hộ có điện lưới đạt 100%.

11. Phủ sóng truyền hình đạt 90%, 80% dân cư được dùng nước sạch.

12. 100% số xã phường có ô tô về đến trung tâm xã, có điểm bưu điện văn hoá xã.

13. Giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Những lĩnh vực phát triển chủ yếu:

*Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Phát triển nông thôn toàn diện, coi trọng đảm bảo an ninh lương thực và tăng nhanh nông sản hàng hoá, nhất là hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển mạnh cây công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng công tác giống và thuỷ, lợi đưa các tiến bộ kỹ thuật đến mọi người dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản. Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn gia súc, gia cầm, phát triển ngành nghề trong nông thôn, tạo việc làm và cải thiện đời sống nông thôn. Đẩy mạnh việc cải tạo và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, hạ tầng nông thôn. Chú trọng hơn nữa việc chăm sóc và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Tiếp tục đầu tư để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các ao hồ, sông suối ở những nơi có điếu kiện.

*Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Tập trung phát triển những ngành có lợi thế trên địa bàn như sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, cát, sạn, chế biến lương thực, lâm sản, dâu tằm, cao su, dầu lạc, phát triển cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, sửa chữa điện tử, dân dụng; trên cơ sở đó tạo ra nhiều ngành nghề khác trong nông thôn, nhằm thu hút lao động tại chỗ, tạo thêm việc làm, phát triển sản xuất hàng hoá, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế.

*Dich vụ:

Phát triển mạng lưới thương mại, đa dạng hoá nhiều thành phần kinh tế, lấy chợ trung tâm cụm xã làm đầu mối quan trọng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và dịch vụ, mở rộng giao lưu hàng hoá với các huyện bạn, tỉnh bạn. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển dịch vụ thương mại đến tận bản làng, đưa các mặt hàng thiết yếu đến với đồng bào dân tộc vùng cao, vùng dân tộc ít người.

Đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch, xây dựng các cơ sở dịch vụ, khách sạn để thu hút khách du lịch, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin liên lạc, vận tải và các loại hình dịch vụ khác. Phát triển các hoạt động tài chính, ngân hàng nhằm khai thác mọi nguồn thu và cung cấp dịch vụ cho các ngành kinh tế.

*Phát triển cơ sở hạ tầng:

Huy động tối đa các nguồn lực, tăng cường thu hút các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đảm bảo phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đồng thời tranh thủ nguồn vốn của các tổ chức quốc tế để đến năm 2010 nâng cấp toàn bộ hệ thống giao thông nông thôn. 100% số xã có đường ô tô về đến trung tâm, đảm bảo thông suốt giữa các vùng trong mùa mưa lũ. Phấn đấu đến năm 2010,100% số hộ có điện lưới. Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cấp nước cho thị trấn và các vùng lân cận, phấn đấu đến năm 2010 có 80% dân cư được dùng nước sạch, 100% số xã có nhà bưu điện văn hoá xã. Nâng cấp hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế, tăng cường cơ sở vật chất trong lĩnh vực văn hoá thông tin, thể dục thể thao; phát triển mạng lưới các trạm phát lại, trạm thu phát TVRO để đảm bảo mọi nhu cầu học tập, chữa bệnh, thông tin và đời sống tinh thần cho mọi người dân.

*Phát triển văn hoá xã hội:

• Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các ngành học, cấp học, huy động học sinh vào các cấp học với tỷ lệ ngày càng tăng, tiếp tục phát triển giáo dục phổ thông bằng nhiều loại hình với quy mô thích hợp nhằm nâng cao dân trí cho mọi người, chú trọng đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo lại cho lực lượng cán bộ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.  

• Phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ, thực hiện tốt công tác phòng bệnh và chữa bệnh, nâng cao chất lượng khám và điều trị chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nhất là đồng bào vùng cao, hạn chế có hiệu quả các loại dịch bệnh xảy ra. Đẩy mạnh công tác truyền thông dân số, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới dịch vụ kế hoạch hoá gia đình từ huyện đến cơ sở nhất là các xã đặc biệt khó khăn.  

• Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, phát triển phong trào văn hoá quần chúng, đồng thời tích cực đưa văn hoá thông tin về cơ sở, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội. Tạo bước chuyển biến rộng khắp trong hoạt động thể dục thể thao, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Từng bước đầu tư cơ sởvật chất, kỹ thuật cho phát triển thể dục thể thao. Mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống phát thanh truyền hình, phát triển thêm các trạm thu phát TVRO để đảm bảothông tin cho mọi người dân ở vùng sâu, vùng lõm.

• Đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm, tạo việc làm cho mọi người.Tích cực thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản xóa đói, giảm nghèo.  

• Thực hiện tốt chính sách đối với gia đình thương binh liệt sỹ, có công vớì cách mạng và đồng bào dân tộc ít người./.

Quảng Bình Thế và Lực mới trong thế kỷ XXI

 

THÔNG TIN CHUNG

Tiềm năng tự nhiên

Huyện Tuyên Hoá là một huyện có thế mạnh về rừng với 82.573,83 ha rừng tự nhiên, 1.736,53 ha rừng trồng và17,4 ha đất ươm giống. Rừng tự nhiên của Tuyên Hoá có trữ lượng gỗ tương đối lớn, khoảng 3 triệu m3, với nhiều loại lâm thổ sản, gỗ quý như dạ hương, huệ mộc, cánh kiến, lim, gõ, mun, dổi…Ngoài gỗ, còn có nhiều loại tre, nứa, song, mây và nhiều loại thảo dược quý như sa nhân, sâm, trầm hương, hà thủ ô và nhiều loại rau quả như nấm, măng. Bên cạnh đó, xen lẫn giữa những núi đồi, sông suối là những đồng cỏ là môi trường lý tưởng cho chăn nuôi đại gia súc. Núi rừng Tuyên Hoá cũng là nơi sinh sống của hàng trăm loài chim thú như lợn rừng, khỉ, sơn dương, gà lôi, công, trĩ… một vài nơi còn có nhiều loại động vật quý hiếm như gấu, bò tót, hổ, mang lớn, nhím, vượn má hung, voọc vá chân nâu, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc…Đã từ lâu, núi rừng Tuyên Hoá nổi tiếng với đặc sản mật ong.

Đề quản lý tốt nguồn tài nguyên rừng vô cùng phong phú và sinh động này, huyện Tuyên Hoá đã lập ra hai lâm trường là Tuyên Hoá và Cao Quảng, đồng thời có một Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Lâm làm nhiệm vụ sản, xuất kinh doanh, bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ.

images%20(3) - Giới thiệu khái quát huyện Tuyên Hóa
Đ/c Hoàng Minh Đề – Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa

Với 15.800 ha đất vùng gò đồi,Tuyên Hoá có tiềm năng lớn để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cây tiêu, vải thiều, bưởi và chăn nuôi đại gia súc nhờ mạng lưới sông suối thuận lợi,với dòng sông Gianh như chiếc khăn vắt mình từ đầu đến cuối huyện, Tuyên Hoá hoàn toàn tự tin với khả năng phát triển nghề nuôi cá lồng bè, đồng thời đảm bảo khả năng cung cấp nước ngọt cho toàn huyện và có khả năng mở rộng tiêu thụ sang các huyện khác.Thuỷ điện Hố Hô tại thôn Tân Đức, xã Hương Hoá đã khởi công xây dựng với tổng công suất 13MW, dự kiến hoàn thành cuối năm 2005, đầu năm 2006 hoà lưới điện quốc gia. Nhánh Rào Trổ có khả năng phát triển thuỷ điện với tổng công suất 25 MW.

 

Không chỉ có vậy, Tuyên Hóa còn có thế mạnh hàng tỷ m3 đá vôi. Đây là nguồn cung cấp chính cho nhà máy xi măng sông Gianh đang được xây dựng tại Tến Hoá, có công suất 1,4 triệu tấn/năm. Ngoài ra, trữ lượng các loại cát sỏi tại các sông suốt khá lớn, đủ cung cấp cho xây dựng cơ bản trong huyện và huyện bạn Minh Hoá. Mỏ vàng trữ lượng lớn, kéo dài từ Kim Hoá đến Ngư Hoá, mỏ Măng gan khu vực Kim Hoá, thị trấn Đồng Lê, Đồng Hoá, Thuận Hoá có trữ lượng khá chưa được khai thác.

Kết cấu bạ tầng

Đến nay, toàn huyện đã phủ lưới điện quốc gia, với trên 80% số hộ có điện lưới. Hệ thống cung cấp nước do nhà máy nước Đồng Lê đảm trách. Mạng lưới giao thông gồm đường sông, đường sắt, đường bộ; trong đó, giao thông đường sông, đoạn từ Văn Hoá đến Minh Cầm tàu thuyền có trọng tải 50-100 tấn đi lại dễ dàng, đoạn từ Minh Cầm đến Thuận Hoá tàu thuyền có tải trọng 20-30 tấn đi lại dễ dàng; hệ thống đường sắt Bắc Nam chạy suốt chiều dài huyện Tuyên Hoá với 62 km, qua 9 ga; hệ thống giao thông đường bộ với quốc lộ 12A chạy qua Tuyên Hoá dài 42 km, nối liền huyện Quảng Trạch, Minh Hoá và nước bạn Lào qua cửa khẩu Cha Lo. Quốc lộ 15 nay là đường Hồ Chí Minh chạy qua tây Bắc huyện, qua 3 xã Hương Hoá, Thanh Hoá và Lâm Hoá dài gần 30 km, đường xuyên Á qua thị trấn Đồng Lê, Thuận Hoá đang được thi công, 6 tuyến đường huyện dài 48 km và 5 tuyến đường liên xã dài 18 km. 14/20 xã, thị trấn có hệ thống điện thoại cố định, trên 1.100 hộ sử dụng điện thoại; sóng di động đã phủ đến thị trấn Đồng Lê và các xã lân cận từ năm 2003.  

Thế mạnh du lịch  

Tuyên Hoá có nhiều địa danh lịch sử được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh như mộ đền thờ đề đốc Lê Trực ở Tiến Hoá (cấp quốc gia); Bãi Đức – xã Hương Hoá, nơi chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện được thành lập (cấp tỉnh), hang Lèn – Đại Hoà, nơi đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất họp năm 1945 (cấp tỉnh). Ngoài nhưng địa danh lịch sử Tuyên Hoá còn có các di tích lịch sử được đề nghị công nhận như làng Lệ Sơn- xã Văn Hoá, chùa Linh Sơn – xã Tiến Hoá, nhà và hang hoạt động của cụ Lê An – lão thành cách mạng xã Tiến Hoá, chùa Hang – Lạc Sơn – xã Châu Hoá; chùaYên Quốc Tự – xã Mai Hóa; sân vận động Thuận Hoan; xưởng Trần Táo và làng Còi xã Đồng Hoá, nơi trung đoàn 18 được thành lập.

 

Những danh lam, thắng cảnh ở Tuyên Hoá có điều kiện phát triển du lịch như động Chân Linh, hang ông – xã Văn Hoá, lèn Bảng – xã Tiến Hoá, động Minh Cầm – xã Phong Hoá; lèn Tiên Giới, thác núi xã Đức Hoá, hang Tiên – xã Cao Quảng, hệ thống hang lèn – xã Lâm Hoá. Dọc tuyến đường Hồ Chí Minh có một số bản dân tộc của đồng bào Mã Liềng là điểm xuất phát để phát triển văn hoá dân tộc trong tương lai.  

Nguồn nhân lực

Tuyên Hoá có lực lượng lao động dồi dào, trong độ tuổi 37.600 người, trong đó có 35.700 người làm việc trong các ngành nghề kinh tế:  

Nông lâm nghiệp: 29.100 người, chiếm 81,5%.

Công nghiêp – xây dựng cơ bản: 2.300 người, chiếm 6,2%.

Thương mại – dịch vụ: 4.400 người, chiếm 12,3%. 

Lao động có trình độ đại học, Cao đẳng là 900 người, Trung học chuyên nghiệp là 280 người, công nhân kỹ thuật là 20 người.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỀN KINH TẾ XĂ HỘI TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010  

Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, tranh thủ các chương trình, dự án, sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước để phát triển và tăng trưởng kinh tế với cơ cấu nông lâm ngư nghiệp công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịchvụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tổ chức thực hiện có hiệu quả 3 chương trình kinh tế trọng điểm của huyện (chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn), chương trình xoá đói giảm nghèo, xoá mái nhà tranh cho hộ nghèo; kiên cố hoá trường học, dồn điền, đổi thửa; chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, quan tâm phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Các mục tiêu chủ yếu

1. Tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất đạt 8,5-9%

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế :tỷ trọng nông lâm ngư: 39%, công nghiệp – xây dựng: 19%, dịch vụ – thương mại: 42%.

3. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thời kỳ 2001-2010 tăng bình quân hàng năm 6-7%.

4. Giá tri sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 2001-2010 tăng bình quân hàng năm 11-12%.

5. Sản lượng lương thực đạt 16,5-17 ngàn tấn. 

6. Nhịp độ tăng trưởng thu ngân sách hàng năm đạt 12%.  

7. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên:1.2-1.3%.

8. Phổ cập trung hoc cơ sở cho 100% số xã.

9. Cơ bản xoá hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo.

10. Tỷ lệ số hộ có điện lưới đạt 100%.

11. Phủ sóng truyền hình đạt 90%, 80% dân cư được dùng nước sạch.

12. 100% số xã phường có ô tô về đến trung tâm xã, có điểm bưu điện văn hoá xã.

13. Giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Những lĩnh vực phát triển chủ yếu:

*Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Phát triển nông thôn toàn diện, coi trọng đảm bảo an ninh lương thực và tăng nhanh nông sản hàng hoá, nhất là hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển mạnh cây công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng công tác giống và thuỷ, lợi đưa các tiến bộ kỹ thuật đến mọi người dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản. Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn gia súc, gia cầm, phát triển ngành nghề trong nông thôn, tạo việc làm và cải thiện đời sống nông thôn. Đẩy mạnh việc cải tạo và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, hạ tầng nông thôn. Chú trọng hơn nữa việc chăm sóc và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Tiếp tục đầu tư để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các ao hồ, sông suối ở những nơi có điếu kiện.

*Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Tập trung phát triển những ngành có lợi thế trên địa bàn như sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, cát, sạn, chế biến lương thực, lâm sản, dâu tằm, cao su, dầu lạc, phát triển cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, sửa chữa điện tử, dân dụng; trên cơ sở đó tạo ra nhiều ngành nghề khác trong nông thôn, nhằm thu hút lao động tại chỗ, tạo thêm việc làm, phát triển sản xuất hàng hoá, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế.

*Dich vụ:

Phát triển mạng lưới thương mại, đa dạng hoá nhiều thành phần kinh tế, lấy chợ trung tâm cụm xã làm đầu mối quan trọng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và dịch vụ, mở rộng giao lưu hàng hoá với các huyện bạn, tỉnh bạn. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển dịch vụ thương mại đến tận bản làng, đưa các mặt hàng thiết yếu đến với đồng bào dân tộc vùng cao, vùng dân tộc ít người.

Đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch, xây dựng các cơ sở dịch vụ, khách sạn để thu hút khách du lịch, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin liên lạc, vận tải và các loại hình dịch vụ khác. Phát triển các hoạt động tài chính, ngân hàng nhằm khai thác mọi nguồn thu và cung cấp dịch vụ cho các ngành kinh tế.

*Phát triển cơ sở hạ tầng:

Huy động tối đa các nguồn lực, tăng cường thu hút các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đảm bảo phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đồng thời tranh thủ nguồn vốn của các tổ chức quốc tế để đến năm 2010 nâng cấp toàn bộ hệ thống giao thông nông thôn. 100% số xã có đường ô tô về đến trung tâm, đảm bảo thông suốt giữa các vùng trong mùa mưa lũ. Phấn đấu đến năm 2010,100% số hộ có điện lưới. Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cấp nước cho thị trấn và các vùng lân cận, phấn đấu đến năm 2010 có 80% dân cư được dùng nước sạch, 100% số xã có nhà bưu điện văn hoá xã. Nâng cấp hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế, tăng cường cơ sở vật chất trong lĩnh vực văn hoá thông tin, thể dục thể thao; phát triển mạng lưới các trạm phát lại, trạm thu phát TVRO để đảm bảo mọi nhu cầu học tập, chữa bệnh, thông tin và đời sống tinh thần cho mọi người dân.

*Phát triển văn hoá xã hội:

• Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các ngành học, cấp học, huy động học sinh vào các cấp học với tỷ lệ ngày càng tăng, tiếp tục phát triển giáo dục phổ thông bằng nhiều loại hình với quy mô thích hợp nhằm nâng cao dân trí cho mọi người, chú trọng đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo lại cho lực lượng cán bộ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.  

• Phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ, thực hiện tốt công tác phòng bệnh và chữa bệnh, nâng cao chất lượng khám và điều trị chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nhất là đồng bào vùng cao, hạn chế có hiệu quả các loại dịch bệnh xảy ra. Đẩy mạnh công tác truyền thông dân số, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới dịch vụ kế hoạch hoá gia đình từ huyện đến cơ sở nhất là các xã đặc biệt khó khăn.  

• Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, phát triển phong trào văn hoá quần chúng, đồng thời tích cực đưa văn hoá thông tin về cơ sở, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội. Tạo bước chuyển biến rộng khắp trong hoạt động thể dục thể thao, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Từng bước đầu tư cơ sởvật chất, kỹ thuật cho phát triển thể dục thể thao. Mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống phát thanh truyền hình, phát triển thêm các trạm thu phát TVRO để đảm bảothông tin cho mọi người dân ở vùng sâu, vùng lõm.

• Đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm, tạo việc làm cho mọi người.Tích cực thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản xóa đói, giảm nghèo.  

• Thực hiện tốt chính sách đối với gia đình thương binh liệt sỹ, có công vớì cách mạng và đồng bào dân tộc ít người./.

Quảng Bình Thế và Lực mới trong thế kỷ XXI

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây