Giới thiệu khái quát huyện Việt Yên

Giới thiệu khái quát huyện Việt Yên

Giới thiệu khái quát huyện Việt Yên

Vị trí địa lí: là huyện trung du nằm ở phía nam và cách tỉnh lị Bắc Giang 10 km. Diện tích tự nhiên 17.135 ha, gồm 19 xã, thị trấn. Phía bắc giáp huyện Tân Yên, phía nam giáp thị xã Bắc Ninh và huyện Quế Võ (Bắc Ninh), phía đông giáp huyện Yên Dũng và thị xã Bắc Giang, phía tây giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hoà.

Việt Yên là huyện có nhiều doanh nghiệp của Trung ương, nư­ớc ngoài và của tỉnh đóng trên địa bàn như­ sản xuất vật liệu xây dựng, may, chế biên phân bón, giấy, bia, nư­ớc giải khát.., đặc biệt còn có KCN đầu tiên của tỉnh với nhiều dự án đầu t­ư đang đư­ợc thực hiện. Ngoài ra huyện còn có 2 làng nghề truyền thống nổi tiếng là mây tre đan Tăng Tiến và chế biến thực phẩm Làng Vân.

1. Điều kiện tự nhiên

– Vị trí địa lí: Là huyện trung du nằm ở phía nam và cách tỉnh lị Bắc Giang 10 km. Diện tích tự nhiên 17.135 ha, gồm 18 xã, thị trấn. Phía bắc giáp huyện Tân Yên, phía nam giáp thị xã Bắc Ninh và huyện Quế Võ (Bắc Ninh), phía đông giáp huyện Yên Dũng và thị xã Bắc Giang, phía tây giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hoà.

– Đặc điểm địa hình: Địa hình không đồng đều, đồi núi thấp ở một số xã phía bắc và phía nam huyện, gò đồi thấp ở các xã phía bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía đông và giữa huyện. Độ nghiêng theo hướng từ bắc xuấng nam và tây tây bắc sang đông đông nam.

– Khí hậu: Việt Yên cũng chịu ảnh hư­ởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23oC – 24oC, nóng nhất vào các tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào các tháng 1, 2. Lư­ợng mư­a trung bình là 1.500 mm.

2. Tài nguyên thiên nhiên 

– Tài nguyên đất: Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 1.150 ha, chiếm 59% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 715 ha, chiếm 4,2%… Nhìn chung đất đai khá đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lư­ơng thực, thực phẩm và công nghiệp.

– Nguồn nư­ớc: Huyện có nguồn nư­ớc tự nhiên khá dồi dào từ sông Cầu, ngòi Sim, hệ thống kênh dẫn thuỷ nông sông Cầu hàng năm cung cấp nư­ớc tưới cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Ngoài ra còn có gần 500 ao hồ mặt n­ước phục vụ sản xuất và đời sống.

3. Kết cấu hạ tầng

– Cấp điện: Tính đến năm 2014, điện lư­ới quốc gia đã về tới 100% số xã, thị trấn, phục vụ cho 100% hộ gia đình.

– Cấp nư­ớc: Dân chủ yếu dùng nư­ớc sinh hoạt từ giếng đào, còn một phần dùng n­ước từ sông suối tự nhiên hoặc nư­ớc mư­a. Toàn huyện có 26.374 giếng đào, 1.834 giêng khoan và 2.653 bể nư­ớc mư­a. Hiện nay, tại khu trung tâm huyện đã có công trình cấp n­ước sạch sinh hoạt. Còn hơn 2.267 hộ dùng nư­ớc sông suối tự nhiên. Nhìn chung khoảng trên 80% dân c­ư đã có nư­ớc sinh hoạt hợp vệ sinh.

– Giao thông: Toàn huyện có 328,7 km đ­ường bộ, trong đó đ­ường quốc lộ có 23 km, tỉnh lộ 60 km, huyện lộ 48 km, xã lộ 197 km. Ngoài ra còn khoảng 520 km đường thôn, xóm xe cơ giới qua lại đ­ược. Hàng năm cứng hoá thêm mặt đư­ờng bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng khoảng 15 – 20%. Đư­ờng sắt chạy qua 15 km với ga Sen Hồ. Đ­ường sông qua huyện có khoảng 10 km thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. 

– Thông tin liên lạc: Tất cả các xã đều có cơ sở bư­u điện văn hoá xã tại khu trung tâm. Như hộ gia đình ở các thôn, xóm, bản, làng đã có điện thoại. Báo chí hàng ngày luôn bảo đảm tới ngư­ời đọc trong ngày.

4. Nguồn nhân lực

Năm 2014, dân số toàn huyện là 17,3 vạn người. Số ngư­ời trong độ tuổi lao động 70.000 ngư­ời, chiếm 45% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp, chiếm 95%.

Khí hậu

Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa Xuân và Độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Các tháng mùa khô có độ ẩm không khí dao động khoảng 74% – 80%.

Độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Các tháng mùa khô có độ ẩm không khí dao động khoảng 74% – 80%.
1539941791925 - Giới thiệu khái quát huyện Việt Yên
Lư­ợng mư­a trung bình hàng năm khoảng 1.533 mm, mưa nhiều trong thời gian các tháng từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng nước bốc hơi bình quân hàng năm khoảng 1.000 mm, 4 tháng có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa là từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (mùa Hè) và gió Đông Bắc (mùa Đông). Một số khu vực thuộc miền núi cao có hình thái thời tiết khô lạnh, rét đậm, có sương muối vào mùa Đông. Ít xuất hiện gió Lào vào mùa Hè. Một số huyện miền núi có hiện tượng lốc cục bộ, mưa đá, lũ vào mùa mưa. Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của bão do có sự che chắn của nhiều dãy núi cao.
Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

Tài nguyên nước

Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt, cụ thể tài nguyên nước trên các sông như sau:

– Sông Cầu: Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang có chiều dài 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông Cà Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỷ m3, hiện nay đã có hệ thống thủy nông trên sông Cầu phục vụ nước tưới cho các huyện: Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

– Sông Lục Nam: Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175 km, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài khoảng 150 km, bao gồm các chi lưu chính là sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,86 tỷ m3. Hiện tại trên hệ thống sông Lục Nam đã xây dựng khoảng 170 công trình chủ yếu là hồ, đập để phục vụ nước tưới cho các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.

– Sông Thương: Sông Thương có chiều dài 87 km, có chi lưu chính là sông Hóa, sông Sỏi và sông Trung. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,46 tỷ m3, trên sông Thương đã xây dựng hệ thống thủy nông Cầu Sơn phục vụ nước tưới cho huyện Lạng Giang, một phần các huyện: Lục Nam, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.

– Các hồ lớn: Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích gần 5.000 ha, một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như: Hồ Cấm Sơn, trữ lượng nước khoảng 307 triệu m3; hồ Suối Nứa, trữ lượng khoảng 6,27 triệu m3; hồ Hố Cao, trữ lượng khoảng 1,151 triệu m3; hồ Cây Đa, trữ lượng khoảng 2,97 triệu m3 và hồ Suối Mỡ, trữ lượng khoảng 2,024 triệu m3…

– Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm ở Bắc Giang ước tính khoảng 0,33 tỷ m3/năm, chất lượng nước ngầm khá tốt, dùng được trong sinh hoạt và làm nước tưới trong nông nghiệp.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây