Giới thiệu khái quát huyện Yên Khánh

Giới thiệu khái quát huyện Yên Khánh

Giới thiệu khái quát huyện Yên Khánh

Vị trí địa lý huyện Yên Khánh

Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, hình dáng giống con chim Bằng đang tung cánh bay lên,biểu tượng cho ý chí và nghị lực phi thường của các thế hệ con người nơi đây, trải qua bao gian nan thử thách, tình đất, tình người vẫn thủy chung, gắn bó, kiên cường vững bước đi lên, cùng với dân tộc, đất nước viết nên những trang sử vàng chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Phía Bắc và phía Đông Nam giáp hai huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định

Phía Nam giáp huyện Kim Sơn

Phía Tây giáp huyện Yên Mô

Phía Tây Bắc giáp Thành phố Ninh Bình.

Chiều dài của huyện Yên Khánh là từ xã Khánh Hòa ( Phía Tây Bắc huyện) đến xã Khánh Thành ( phía Nam huyện) khoảng 26 km.

Chiều rộng từ xã Khánh Tiên (phía Đông) đến xã Khánh Hồng (phía Tây) theo đường chim bay khoảng 15km.

Kinh tế xã hội

Là huyện thuần nông còn nhiều khó khăn, trên cơ sở xác định rõ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, ngay từ khi bắt đầu thực hiện, Huyện ủy, UBND huyện Yên Khánh đã thường xuyên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và triển khai đồng bộ, toàn diện, sâu sát, có trọng tâm, trọng điểm; cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã có sự vào cuộc tích cực. Theo đó, công tác tuyên truyền được triển khai sáng tạo, đồng bộ đã tạo sự thay đổi rõ nét trong nhận thức của toàn thể nhân dân về mục tiêu và ý nghĩa của chương trình. Huyện đã chủ động tổ chức phát động phong trào “Toàn dân Yên Khánh chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ và bảo vệ thành quả xây dựng nông thôn mới”. Nhờ vậy, ở các cấp, đặc biệt là tại cấp cơ sở, mọi công việc đều được bàn bạc, thống nhất cao, dân chủ, minh bạch.

Nhằm hướng đến hiệu quả thiết thực, quá trình thực hiện xây dựng NTM, huyện Yên Khánh đã tổ chức rà soát, đánh giá mức độ đạt được 19 tiêu chí NTM của từng xã, từ đó xây dựng lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn theo quan điểm “Ưu tiên các tiêu chí quan trọng làm trước”. Tại các xã, thị trấn, việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn được xác định là khâu đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và các hoạt động văn hóa xã hội. Đồng thời, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cũng được ban hành và phát huy hiệu quả trong thực tiễn như: hỗ trợ xi măng, hỗ trợ xây dựng các công trình giao thông, y tế, giáo dục; hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các mô hình…

Bên cạnh đó, với mục tiêu phấn đấu đạt danh hiệu huyện NTM trong năm 2018, song song với việc tập trung chỉ đạo hoàn thành xây dựng 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Yên Khánh cũng tập trung chỉ đạo hoàn thành 9 tiêu chí huyện NTM theo Quyết định 558 của Thủ tướng Chính Phủ. Cụ thể, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được tập trung đầu tư; văn hóa, xã hội được quan tâm chỉ đạo; phát triển kinh tế được chú trọng theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm; vệ sinh môi trường xây dựng cảnh quan nông thôn được đẩy mạnh và có sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân…

Từ năm 1994 đến năm 2018: Kinh tế liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng từ 5,5% năm lên bình quân 13,5%( nhiều năm đạt 15% đến 16%, năm 2018 là 10,4%), tỷ trọng CN-TTCN-XD tăng từ 9% lên 69,5%, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 82% xuống còn 13,1%, tỷ trọng dịch vụ từ 9% lên 17,4 %.

Giá trị sản xuất CN tăng gấp 341 lần so với năm 1994. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 195 tỷ đồng lên 1625,2 tỷ đồngnăm 2018; năng suất lúa tăng từ 40,2 tạ/ha/năm lên 61,7 tạ/ha/năm; bình quân lương thực đầu người từ 528Kg/người/năm lên 668kg/người/năm; giá trị sản xuất/ha canh tác năm 2018 đạt 137,7 triệu đồng/ha, tăng 7,65 lần. thu ngân sách ngoài khu công nghiệp đạt 374,04 tỷ đồng. Đặc biệt, việc xây dựng mô hình sản xuất, nhờ áp dụng khoa học công nghệ cao, tạo chuỗi giá trị liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm đạt nhiều kết quả tích cực đưa Yên Khánh trở thành huyện đứng đầu về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Toàn huyện có trên 300 mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả có số vốn đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được áp dụng rộng rãi, đến nay trên toàn huyện 100% diện tích làm đất bằng máy, trên 90% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hoàn. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất tạo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Sau 8 năm xây dựng nông thôn mới, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân huyện Yên Khánh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật: Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, khang trang, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. 

a lý - Giới thiệu khái quát huyện Yên Khánh

Lich sử thành lập huyện Yên Khánh

YÊN KHÁNH MIỀN QUÊ YÊU DẤU!

Yên Khánh , vùng đất được hình thành từ lâu đời trải qua các bước thăng trầm của lịch sử, đất và người nơi đây đã gắn bó và hòa quyện với nhau, tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc của một vùng quê được hinhfthanhf từ sự bồi lắng của biển cả.

Vùng đất Yên Khánh được hình thành và có dân cư sinh sống từ khá sớm. Phần lớn đất đai Yên Khánh ngày nay, từ xa xưa là biển cả theo thời gian đất bồi ngày càng rộng dần.

Phía trên đê Hồng Đức là vùng phù sa đê muộn, sóng biển xô vào vùng phù sa cồn lên thành các dải đất màu mỡ chắn ngang; con người đến nơi đây sinh cơ lập nghiệp khá sớm và ngày càng trở nên đông đúc.

Phía dưới đê Hồng Đức thì phải sau khi đắp đê(1471) làng xã mới được hình thành và tiến nhanh ra biển. Thời Lê Cảnh Hưng (1740 – 1778), Hồng Lĩnh hầu Nguyễn Nhiễm theo lệnh vua đắp đê Hồng Lĩnh( Đường Quan) đi qua phần cuối các xã Khánh Hồng, Khánh Nhạc, Khánh Thủy thì đất đai Yên Khánh Vẫn còn tiến ra biển, mãi khi thành lập huyện Kim Sơn (1829) thì địa giới phía Nam huyên Yên Khánh mới dừng lại.

Huyện Yên Khánh thời trần có tên là huyện Yên Ninh, sau Trung Hưng (1593) đổi tên là huyện Yên Khang, năm Gia Long thứ 2(1803) đổi tên là huyện Yên Khánh.

Do có nhiều biến đổi về địa giới hành chính nên huyện lỵ Yên Khánh cũng nhiều lần chuyển dời. Thời kỳ đầu huyện lỵ cũng là phủ lỵ (huyện do phủ kiêm quản). Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) huyện lỵ đặt ở Thiện Trạo, sau chuyển về Phúc Am (nay là Thành Phố Ninh Bình).Năm Tự Đức thứ 25 (1882) để tránh Pháp xâm lược huyện lỵ di trú về Bình Sơn( còn gọi là Phủ mới, nay là Mai Sơn – Yên Mô). Năm Kiến Phúc ngu- yên niên (1883) lại chuyển vể Phúc Am. Từ 1906, huyện lỵ chuyển về Yên Ninh. Năm 1997, Thị trấn Yên Ninh thành lập, huyện lỵ đóng tại Thị trấn Yên Ninh.

Huyện Yên Khánh trước đây là một huyện lớn, do tri phủ đồng tri huyện kiêm quản. Lúc đầu bảo gồm cả đất thành phố Ninh Bình, một số xã Phía Nam Hoa Lư, một số xã phía Tây Bắc huyện Yên Mô. Từ khi đổi tên thành huyện Yên Khánh(1803) các đơn vị hành chính còn nhiều thay đổi.

          – Đầu thế kỷ 19, Yên Khánh có 10 tổng, 59 xã thôn, phường, trang trại.

          – Năm 1840, chia tổng Liên Hải thành 2 tổng Bồng Hải và Duyên Mậu, Yên Khánh có 11 tổng, 68 xã, thôn, phường.

          – Năm 1906 khi chia cắt 4 tổng phía Bắc huyện Yên Khánh và 4 tổng phía Nam huyện Gia Viễn để lập huyện Gia Khánh, huyện yên Khánh còn 8 tổng, 51 xã,thôn, làng.

           – Năm 1947 huyện Yên Khánh có 20 xã, 51 làng

          – Năm 1949, huyện Yên Khánh có 7 xã, 51 làng

          – Năm 1956, huyện Yên Khánh có 21 xã.

          – Năm 1961, cắt 3 xã Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng (Yên Khánh) về huyện Yên Mô, cắt xã Yên Lạc (Yên Mô) về huyện Yên Khánh,huyện Yên Khánh có 19 xã.

Ngày 27/4/1977, 10 xã phía Bắc huyện yên Khánh hợp nhất với huyện Yên Mô thành huyện Tam Điệp; 09 xã phía Nam huyện Yên Khánh sáp nhập vào huyện Kim Sơn theo quyết định số 125/CP của Hội đồng Chính Phủ.

Ngày 4/7/1994 huyện Yên Khánh được tái lập theo Nghị định 59/CP của Chính phủ, huyện có 19 xã.

Năm 1997, Thị trấn Yên Ninh được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Khánh Ninh, lúc này Yên Khánh có 19 xã, 01 Thị trấn.

Năm 2008, xã Khánh Ninh được hợp nhất vào Thị trấn Yên Ninh. Hiện nay Yên Khánh có 18 xã, 01 Thị trấn.

Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, hình dáng giống con chim Bằng đang tung cánh bay lên,biểu tượng cho ý chí và nghị lực phi thường của các thế hệ con người nơi đây, trải qua bao gian nan thử thách, tình đất, tình người vẫn thủy chung, gắn bó, kiên cường vững bước đi lên, cùng với dân tộc, đất nước viết nên những trang sử vàng chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Phía Bắc và phía Đông Nam giáp hai huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, phía Nam giáp huyện Kim Sơn, phía Tây giáp huyện Yên Mô, phía Tây Bắc giáp Thành phố Ninh Bình.

Chiều dài của huyện yên Khánh là từ xã Khánh Hòa ( Phía Tây Bắc huyện) đến xã Khánh Thành ( phía Nam huyện) khoảng 26 km. Chiều rộng từ xã Khánh Tiên (phía Đông) đến xã Khánh Hồng (phía Tây) theo đường chim bay khoảng 15km.

Diện tích tự nhiên 137,8 km2, dân số( năm 2018) 140.183 người. Cư dân địa phương chủ yếu là người Việt, chỉ có 30 hộ, 125 nhân khẩu dân tộc khác nhưng đã hòa nhập cả về phong tục tập quán và tín ngưỡng với cư dân trong vùng.

Yên Khánh có bề dày văn hiến, là đất anh hùng. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; đất và người nơi đây vẫn một lòng thủy chung, kiên cường, cùng cả nước xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây