Giới thiệu khái quát thành phố Hà Giang
Thành phố Hà Giang được thành lập ngày 20/8/1891 và tái thành lập ngày 1/10/1991. Vị trí địa lý: Là tỉnh miền núi cao, nằm ở cực Bắc của tổ quốc, phía bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc với đường biên giới dài 274km. Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai. Diện tích tự nhiên là 7.884,37km2 Địa hình: Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản…
Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình thành phố Hà Giang được chia thành ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là:
– Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 Km2, dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Do điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; Cây ăn quả như mận, đào, lê, táo… Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô. Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa và nuôi ong. Những giống gia súc trên đây là giống riêng của vùng ôn đới, có đặc điểm to hơn và chịu được rét đến cả độ âm. Đàn ong ở đây chủ yếu chỉ phát triển vụ hè – thu với 2 loại hoa chính là hoa ngô và hoa bạc hà. Mật ong hoa bạc hà là thứ mật ong đặc biệt có giá trị trong việc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ.
– Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2, dân số chiếm 15,9%. Điều kiện tự nhiên vùng này thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa. Cây lương thực chính vùng này là lúa nước và ngô. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm.Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủ nhân lâu đời của nó là người Dao – Một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời.
– Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km2, dân số chiếm 49,8%. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh … Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh … Khí hậu: mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa vùng cao, mang nhiều sắc thái khí hậu ôn đới. Dân số: Trên 680.000 người. Dân tộc: 22 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Trong đó dân tộc Mông chiếm 30,6%, Tày chiếm 24,9%, Dao chiếm 15,2%, dân tộc Kinh chiếm 12%….
Đơn vị hành chính: thành phố Hà Giang có một thị xã là trung tâm và 10 huyện, tổng số có 195 xã, phường, thị trấn, trong đó có 112 xã đặc biệt khó khăn . Kết cấu hạ tầng: Đường giao thông chính đến Hà Giang là đường quốc lộ 2. Năm 2000, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Lưới điện phát triển rộng khắp, đến nay toàn tỉnh đã có 184 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; hệ thống lưới điện đảm bảo cung cấp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Bưu chính viễn thông đã vươn tới các xã vùng sâu, vùng xa, mạng cáp quang liên tỉnh đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, 11 huyện thị có điện thoại di động , 100% xã phường có điện thoại.
Tài nguyên thiên nhiên: Tỉnh có 9 nhóm đất trong đó chủ yếu là đất xám, rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả. Hà Giang có diện tích rừng lớn với 345.860ha rừng tự nhiên, nhiều khu rừng nguyên sinh với các loại động vật quý cùng nhiều loại cây gỗ, cây dược liệu quý. Tài nguyên nước có tiềm năng rất lớn cho phát triển thuỷ điện. Về tài nguyên khoáng sản Hà Giang có 28 loại khoáng sản khác nhau, nhiều mỏ có trữ lượng lớn với hàm lượng khoáng chất cao.
Cơ cấu kinh tế: Đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đời sống dân cư: Tăng trưởng GDP đạt tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 10,3%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 khoảng 2,4 triệu đồng/năm, hệ thống điện- đường – trường – trạm được tập trung đầu tư đáp ứng được nhu cầu của người dân. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ nghèo từ 26% xuống còn 15%.