Làm rõ những đóng góp của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với lịch sử văn hóa dân tộc

Với các tham luận gửi về và được trình bày trực tiếp tại hội thảo, các nhà nghiên cứu khắp cả nước đã làm sáng tỏ thêm những đóng góp to lớn của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đối với quê hương Hà Tĩnh và đất nước.

1 min 55 - Làm rõ những đóng góp của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với lịch sử văn hóa dân tộcChủ trì hội thảo.

Sáng 21/10, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Viện Sử học quốc gia tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia “La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp trong dòng chảy lịch sử – văn hóa Việt Nam”.

Chủ trì phiên khai mạc toàn thể gồm: Tiến sỹ Võ Hồng Hải – Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Thạc sỹ Lê Ngọc Châu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; GS.TS, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Văn Kim – Phó Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; PGS.TS Đinh Quang Hải – nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu lịch sử; PGS.TS Biện Minh Điền – Trường Đại học Vinh; ông Bùi Xuân Thập – Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh; ông Nghiêm Sỹ Đống – Bí thư Huyện ủy Can Lộc.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; một số trường đại học, cao đẳng trong cả nước; các trung tâm văn hóa, khu di tích; lãnh đạo sở VHTT, bảo tàng các tỉnh Nghệ An, Bình Định tham dự hội thảo.

2 min 58 - Làm rõ những đóng góp của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với lịch sử văn hóa dân tộcBí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và các đại biểu tham dự hội thảo.

Phát biểu chào mừng hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự vui mừng được đón tiếp các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học về tham dự hội thảo “La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp trong dòng chảy lịch sử văn hóa Việt Nam”.

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Hà Tĩnh vinh dự là quê hương sinh thành, dưỡng dục, tạo nên khí phách, bản lĩnh của các bậc anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hóa nổi tiếng, các nhà lãnh đạo cách mạng của Đảng, như: Đặng Tất, Đặng Dung, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng – Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên Lý Tự Trọng… Trong đó có người con ưu tú La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) quê ở huyện Can Lộc. Xuất thân trong một gia đình, dòng họ giàu truyền thống, Nguyễn Thiếp đã thể hiện trách nhiệm cao với vận mệnh của dân tộc và có những đóng góp đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

3 min 56 800x533 - Làm rõ những đóng góp của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với lịch sử văn hóa dân tộcBí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng phát biểu chào mừng hội thảo.

Là một kẻ sĩ thức thời, có ý thức và trách nhiệm sâu sắc với vận mệnh của đất nước, dân tộc, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp chọn cho mình một lối đi riêng, độc đáo, trên cơ sở lấy vận mệnh đất nước và cuộc sống của muôn dân làm mục tiêu hành đạo. Ông là một nhân cách cao thượng, một trí tuệ lớn, một tâm hồn thanh cao, một bản lĩnh kiên định, vững vàng.

Hoàng đế Quang Trung đã đánh giá rất cao La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp: “Trông lên thành Lục Niên có người tài đương ở đó, ấy là trời để dành Phu tử cho quả đức”. Còn GS Hoàng Xuân Hãn thì cho rằng: “Nhờ Phu tử mà nho phong lan khắp cả vùng Hoan Châu”, “bởi cái đặc tính của mình, Phu tử đã liên can đến tất cả các vai chính trong màn lịch sử đương thời”…

4 min 55 - Làm rõ những đóng góp của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với lịch sử văn hóa dân tộcToàn cảnh hội thảo.

Nghiên cứu cuộc đời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, chúng ta được tiếp nhận nhiều bài học quý giá về đạo làm người, về lối sống, cách hành xử tích cực trước mọi biến động của thời cuộc, trách nhiệm với đất nước, quê hương. Về tư tưởng muốn nước vững phải lấy dân tâm làm gốc, nước thịnh phải coi trọng giáo dục.

5 min 53 - Làm rõ những đóng góp của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với lịch sử văn hóa dân tộcHội thảo có sự tham dự của nhiều đại biểu đến từ các trường đại học, trung tâm nghiên cứu, bảo tồn văn hóa, lịch sử trên cả nước.

Cùng với thông tin đến đại biểu về một số thành tựu kinh tế – xã hội tỉnh nhà đạt được trong thời gian qua, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh: Hà Tĩnh luôn xác định, văn hóa là động lực nội sinh của sự phát triển. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định: “Phát huy dân chủ, đoàn kết, ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa và sức mạnh con người Hà Tĩnh… để phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước”. Trên cơ sở đó, nhiều chủ trương, chính sách về văn hóa đã được ban hành, đi vào cuộc sống. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa được quan tâm thường xuyên, nhất là những di sản được UNESCO vinh danh.

Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh đang xây dựng Đề án phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ mới. Tập trung khai thác, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. Trong thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các đại biểu, các nhà khoa học tiếp tục quan tâm góp ý cho tỉnh về định hướng phát triển, trong đó có lĩnh vực văn hóa.

6 min 43 - Làm rõ những đóng góp của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với lịch sử văn hóa dân tộcPGS.TS Biện Minh Điền trình bày tham luận: “La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với vấn đề “xuất, xử” và những thông điệp gửi hậu thế”.

Đề dẫn hội thảo, Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh Bùi Xuân Thập nhấn mạnh: Mặc dù là một danh nhân lẫy lừng nhưng những công trình nghiên cứu về La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn còn rất khiêm tốn. Ngoài tác phẩm La Sơn phu tử của GS Hoàng Xuân Hãn viết năm 1953, xuất bản tại Paris, Thơ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp của Nguyễn Sĩ Cẩn xuất bản năm 1998 thì đến nay cũng mới chỉ có một số đề tài, bài viết rải rác, chưa xứng tầm với công lao và sự nghiệp của bậc túc nho La Sơn Nguyễn Thiếp.

Nhân kỷ niệm 300 năm La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723 – 2023), hội thảo nhằm công bố những sưu tầm, khảo cứu, những nghiên cứu mới về La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp như: cuộc đời, con người, sự nghiệp, quê hương, thời đại, các mối quan hệ xã hội, lịch sử…

Qua đó bổ sung, khẳng định vai trò và những đóng góp của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đối với triều Tây Sơn nói riêng, với văn hóa và lịch sử nước nhà nói chung. Đồng thời bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị di sản văn hóa triều Tây Sơn và La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp trên địa bàn Hà Tĩnh.

7 min 37 - Làm rõ những đóng góp của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với lịch sử văn hóa dân tộcGS.TS. Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) trình bày tham luận: “Cống hiến của La Sơn phu tử với triều Tây Sơn qua văn bản Hán Nôm Hạnh Am di văn”.

Hội thảo đã nhận được gần 60 tham luận của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa trong cả nước gửi về. Sau phiên khai mạc, hội thảo chia thành 2 tiểu ban để thảo luận.

Với 30 tham luận được trình bày trực tiếp tại hội thảo, bằng các luận điểm, luận cứ và bằng chứng khoa học, các nhà nghiên cứu một lần nữa khẳng định những giá trị di sản mà La Sơn phu tử để lại cho hậu thế. Trong đó, hầu hết các tham luận, ý kiến tập trung nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, sự ảnh hưởng của quê hương, dòng họ, các mối quan hệ lịch sử hình thành nên nhân cách, tài năng, cách hành xử và những đóng góp to lớn của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đối với lịch sử, văn hóa dân tộc.

8 min 27 - Làm rõ những đóng góp của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với lịch sử văn hóa dân tộcPGS.TS Đinh Quang Hải – nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu lịch sử tổng kết hội thảo.

Tổng kết hội thảo, thay mặt Ban Chủ trì PGS.TS Đinh Quang Hải – nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu lịch sử bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm, theo dõi chỉ đạo sát sao trong suốt quá trình chuẩn bị và diễn ra hội thảo. Hội thảo vui mừng được đón nhiều đại biểu là các nhà khoa học, các GS, PGS, TS, các nhà nghiên cứu, quý vị đại biểu khách quý đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu ở Trung ương và các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử địa phương như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Bình Định, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế…

Hội thảo đã quy tụ được rất nhiều chuyên gia uy tín, nhà nghiên cứu kỳ cựu, giảng viên, nghiên cứu viên các trường đại học tham gia viết bài và trình bày về La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp. Nội dung các tham luận đã tập trung nghiên cứu tổng quan về cuộc đời và sự nghiệp của La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp. Điểm chung đều nhấn mạnh, đánh giá Nguyễn Thiếp là một bậc túc nho chính trực vì nước vì dân, thể hiện ở ông là một nhân cách lớn, một trí tuệ uyên thâm; đề cập đến những đóng góp của La Sơn phu tử đối với sự nghiệp văn hóa – giáo dục thời Tây Sơn, việc giúp vua Quang Trung chọn đất lập đô của Nguyễn Thiếp. Một số tham luận gặp gỡ nhau trong việc đi sâu phân tích mảng sáng tác thơ văn của Nguyễn Thiếp, về các mối quan hệ giữa La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với các danh nhân cùng thời, ảnh hưởng của vùng đất xứ Nghệ, gia đình dòng họ đối với việc hình thành nhân cách Nguyễn Thiếp…

Hội thảo lần này là một trong những hội thảo có có tính tổng thể, toàn diện nhất, phần nào bù đắp được những khoảng trống về nghiên cứu La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp trong suốt thời gian dài vừa qua.

Kết quả, thành công của hội thảo khoa học hôm nay là tiền đề cho những đề tài, hội thảo chuyên sâu về La Sơn phu tử cũng như các danh nhân, sự kiện lịch sử – văn hóa.

9 min 18 - Làm rõ những đóng góp của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với lịch sử văn hóa dân tộcPhó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu bế mạc hội thảo.

Bế mạc hội thảo, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu bày tỏ cảm ơn và ghi nhận tâm huyết, sự đóng góp tích cực của các đại biểu, các nhà nghiên cứu khắp mọi miền đất nước đã dành cho hội thảo “La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp trong dòng chảy lịch sử – văn hóa Việt Nam”.

Những kết quả nghiên cứu từ hội thảo là cơ sở để Hà Tĩnh có những chủ trương, chính sách trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản của danh nhân Nguyễn Thiếp nói riêng và văn hóa Hà Tĩnh nói chung trong thời gian tới.

Thiên Vỹ

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây