Một số di chỉ văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An

Một số văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An - Văn Hóa Đời Sống

MỘT SỐ DI CHỈ VĂN HÓA SA HUỲNH TẠI HỘI AN

Khu di tích Bãi Ông – Cù Lao Chàm:

21 min 15 - Một số di chỉ văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An

Nằm ở Bãi Ông – Hòn Lao thuộc cụm đảo Cù Lao Chàm có tọa độ địa lý 15015’15”- 15015’20” vĩ độ Bắc, 10823′ 10” kinh Đông , cách đất liền 15 km, cách trung tâm Khu phố cổ Hội An chừng 19 km về hướng Đông Đông – Nam. Di tích được phát hiện, đào thám sát 4m2 vào tháng 5/1999 và khai quật 16 m2 tháng 5/2000. Lớp đất chứa vết tích văn hóa dày khoảng 120 cm chia thành hai tầng:

22 Hố khai quật tại Bãi Ông Cù Lao Chàm min - Một số di chỉ văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An
Hố khai quật tại Bãi Ông – Cù Lao Chàm
– Tầng văn hóa 1: Từ 00 – 40cm có hiện vật gốm – sứ khung niên đại thế kỷ VIII -X. Trên bề mặt hiện vật muộn hơn (từ thế kỷ XVII -XVIII).
Lớp vô sinh: từ 40 cm – 50cm, cát vàng sáng, một số nơi bị nhiễm ô-xít sắt.
– Tầng văn hóa 2: Từ 50cm – 120cm, có nhiều cụm gốm lớn nhỏ phân bố khá dày đặc, xen kẽ nhiều viên cuội;  công cụ đá mài(rìu có vai, rìu tứ giác, lưỡi ghè, bàn mài nhiều loại); công cụ từ cuội (hòn kê, chày, hòn đập, bàn nghiền, dụng cụ miết gốm, chì lưới…); và kim bằng xương, xương cá, răng hàm cá, mảnh nhuyễn thể, hạt cây, than tro … Gốm ở đây chất liệu thô, xương gốm bở, pha nhiều cát, sỏi nhỏ. Chúng là những mảnh nồi, bát bồng (có chân đế cao hoặc thấp). Thân trang trí văn thừng (thô, mịn), vành miệng thường trang trí đồ án văn in mép vỏ sò, khắc vạch hình răng sói, hoặc khắc vạch đồ án hình chữ S giữa có tam giác đệm hoặc in mép vỏ sò với nhiều đồ án khác nhau… Niên đại C14 của di tích này: 3100 – 60 BP .
Đây là khu di tích của cư dân thời Tiền sử (hay “Tiền Sa Huỳnh”) nằm trên đảo khơi. Kết quả khảo cổ học ở đây, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan tới giai đoạn chuyển biến từ “Tiền Sa Huỳnh” sang “Sa Huỳnh”  ở khu vực miền Trung – Việt Nam đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đồng thời góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu về thời Tiền sử ở Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng.
* Khu di tích mộ táng An Bang:
23 min 11 - Một số di chỉ văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An
Nằm trên dải cồn cát dài, cách trung tâm Hội An 4km về phía Tây, có tọa độ : 15o52’27” vĩ Bắc; 108o18’30” kinh Đông. Được phát hiện, đào thám sát 4m2 vào tháng 7/1989 và khai quật 26m2 tháng 4/1995, ở khu di tích này đã tìm thấy 18 chum mộ (trong đó: 14 chum hình trụ không vai, 2 chum hình trụ có vai, 1 chum hình nồi, 1 chum không xác định được loại hình). Hiện vật tùy táng gồm:
– Đồ gốm: Nồi (minh khí), đồ gia dụng (nồi, bát có chân đế, bình, đĩa, dọi xe chỉ, đèn (?)…).
– Công cụ và vũ khí bằng sắt: Dao, rựa, rìu, thuổng, qua, công cụ lưỡi cong…
– Đồ trang sức: có khuyên tai, vòng đeo tay, hạt chuỗi bằng đá, mã não, thủy tinh, kim loại…
Đặc biệt ở đây ,dù được chôn sát nhau nhưng các đường biên chum mộ cắt nhau một cách có ý thức (chum mộ sau không phá vỡ chum mộ trước). Các lớp tro, than dày xung quanh một số chum và lớp cát trắng mịn trong biên chum mộ hé mở một số vấn đề liên quan đến táng tục của cư dân Sa Huỳnh. Niên đại C14 của khu di tích này: 2.260 ± 90 Bp (mẫu xét nghiệm tại Nhật Bản). Với mật độ chum mộ khá dày, phân bố trên một địa hình cao, rộng, sát dòng chảy cổ cho thấy đây là một khu mộ táng tập trung có quy mô lớn của cư dân Sa Huỳnh ở Hội An.
* Khu di tích mộ táng Hậu Xá II:
24 min 6 - Một số di chỉ văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An
Nằm trên dải cồn cát cách trung tâm Khu phố cổ Hội An khoảng 3km về phía Tây, có tọa độ: 15o52’79” vĩ Bắc; 108o18’99” kinh Đông. Được phát hiện tháng 7/1989, đào thám sát vào 10/1993, 5/1994 với tổng diện tích 43m2 .Trong 19 chum mộ ( gồm 11 chum hìmh trụ không vai ; 2 chum hình nồi ; mảnh vỡ 6 chum không rõ loại hình) . Hiện vật tùy táng gồm :
– Đồ gốm: Nồi (minh khí ); Đồ gia dụng ( đèn , bát có chân đế cao và thấp, bình hoa có chân đế )
– Đồ đồng, sắt: Thuổng, rìu, rựa, đục, dao, qua…Tiền đồng thời Vương Mãng .
– Đồ trang sức: Khuyên tai (3 mấu, vành khăn, con đỉa), Hạt chuỗi và một số loại khác bằng đá, thủy tinh, mã não, kim loại(vàng)… Đặc biệt ở đây, phát hiện được chum mộ có 2 chum lồng nhau; đã thấy việc dùng nhựa cây gắn miệng nắp vào gờ vành miệng chum và hiện tượng đốt lửa xung quanh bên ngoài chum; Đáy một số chum có than tro dày 10 – 30cm; Có chum còn sót lại xương, răng người, động vật; Có chum dưới đáy lót một lớp đá màu vàng- nâu xẫm (laferit hóa) .
25 Lấy mộ chum từ hố đào thám sát Haaui Xá II 6.1993 min - Một số di chỉ văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An
Chuyển chum ra khỏi hố khai quật
Niên đại C14 của khu di tích này: 2.040 ± 60 BP (mẫu xét nghiệm tại Anh). Đây là khu mộ táng của cư dân Sa Huỳnh giai đoạn muộn, cung cấp nhiều thông tin khoa học quan trọng, nhất là táng tục của cư dân thời kỳ này.
* Khu di tích mộ táng và di chỉ cư trú Hậu Xá I: là một điểm cuối cùng về phía Đông của dải cồn cát lớn (khoảng 5km)chạy dài từ Điện Bàn xuống Hội An, ôm dọc theo bờ Bắc của dòng chảy cổ hiện đã bị lấp cạn, nhân dân địa phương gọi là Rọc Gốm, có tọa độ địa lý: 15o53’40” vĩ Bắc; 108o18’54” kinh Đông. Khu di tích mộ táng và di chỉ cư trú Hậu Xá I được phát hiện tháng 7/1989 và tiếp tục được thám sát, khai quật vào 02/1993, 8/1993, 01/1994.
26 Đoàn khai quật khảo cổ di chỉ Hậu Xá I min - Một số di chỉ văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An
Đoàn cán bộ khai quật di chỉ Hậu Xá I
 Khu di tích mộ táng: Với 4 hố đào, tổng diện tích 42,5m2. Kết quả phát hiện được 30 chum mộ, phần lớn
đã bị đào bới, xáo trộn do nhiều nguyên nhân. Hiện vật gốm chiếm số lượng lớn là đồ gia dụng đã qua sử dụng rất phong phú về loại hình, kiểu dáng hoa văn. Áo gốm được tô màu ánh chì, thổ hoàng. Nhiều đồ trang sức quý được chế tác tinh vi như hạt chuỗi, khuyên tai, vòng đeo tay bằng các chất liệu hồng mã não, đá quý, thủy tinh… Nhiều hiện vật sắt là công cụ sản xuất và vũ khí.
– Di chỉ cư trú: Tổng diện tích 2 lần đào thám sát và khai quật là 48m2. Trong các di chỉ này, tầng văn hóa khá dày (từ 1m – 1,5m) và diễn tiến ổn định gồm: Lớp trên (niên đại từ thế kỷ thứ III – IV đến X – XI), chứa nhiều gốm Chăm, sứ Lục Triều, Đường… Lớp dưới (từ thế kỷ thứ I – IV) chứa nhiều mảnh gốm thô Sa Huỳnh, Chăm cổ, gốm xám mốc, gốm in văn ô vuông Hán, hoặc phong cách Hán. Có nhiều hạt chuỗi thủy tinh, đá và vật hình lá đề bằng đồng.
Khu di tích mộ táng và di chỉ cư trú Hậu Xá I đã cung cấp nhiều thông tin quý về táng tục của cư dân Sa Huỳnh cùng sự phát triển và giao lưu văn hóa Sa Huỳnh – Chăm – Hán.
* Di chỉ Trảng Sỏi: Trảng Sỏi là tên gọi của cồn cát nằm bên bờ Bắc của dòng chảy cổ (Rọc Gốm),thuộc phường Thanh Hà , cách sông Hội An hiện nay gần 300m về phía Bắc, có tọa độ 15o50’16” vĩ Bắc và 108o17’92” kinh Đông. Di chỉ được phát hiện, đào thám sát vào tháng 11/1994. Tổng diện tích hai hố đào là: 12m2 (6m2 + 6m2. Tầng văn hóa dày 0,7 – 0,8m. Nhìn chung cả hai hố diễn biến địa tầng, tầng văn hóa và hiện vật khá đồng nhất.
Hiện vật gốm – sứ cho thấy sự diễn biến ổn định từ sớm đến muộn: Lớp trên tập trung khá nhiều gốm – sứ Trung Quốc, Islam, Việt Nam niên đại từ thế kỷ VIII – XIV. Lớp dưới có nhiều gốm thô, hơi thô thuộc thời kỳ Sa Huỳnh muộn và Champa sớm, niên đại khoảng thế kỷ III – IV sau  công  nguyên.
Kết quả khảo cổ cho thấy đây là điểm tụ cư buôn bán liên tục của các lớp cư dân cổ theo kiểu làng – bến, ven sông – gần biển ở Đô thị – thương cảng Hội An từ thế kỷ III – XIV.
* Di chỉ Lăng Bà: Cách trung tâm Đô thị – Thương cảng Hội An cổ chừng 5km về phía Tây, cách Cửa Đại gần 1km về phía Đông Nam, di chỉ Lăng Bà nằm trên một cồn cát rộng được bao bọc bởi các nhánh của sông Cổ Cò, con sông này từng có vai trò nối thông giữa Cửa Đại với Cửa Hàn từ đầu thế kỷ XIX trở về trước. Di chỉ được phát hiện, đào thám sát và khai quật vào các tháng 7/1989, 10/1993, với tổng diện tích 4 hố đào là 28m2. Tầng văn hóa dày 40 – 100cm. Kết quả các đợt thám sát, khảo cổ đã thu được một số lượng hiện vật khá lớn với nhiều chủng loại: Lớp dưới với nhiều gốm thô, hơi thô niên đại thế kỷ III, IV (thuộc thời kỳ Sa Huỳnh muộn Champa sớm) . Lớp trên có gốm – sứ Champa, Việt Nam, Trung Quốc, Trung Cận Đông … khung niên đại từ thế kỷ IX – X đến XV – XVIII.  Ngoài di tích tín ngưỡng Lăng Bà (nguyên là công trình kiến trúc Chăm đã được Việt hóa lâu đời) còn phát hiện thêm ở khu vực này dấu vết của 2 công trình kiến trúc Champa khá lớn. Bên cạnh đó, trên mặt đất vương vãi một lượng gốm – sứ dày đặc và nhân dân địa phương còn đào ở đây được rất nhiều tiền đồng.Từ những kết quả trên, có thể khẳng định rằng: Đã có dấu vết cư dân tiền Champa tại vùng đất này. Dưới thời Champa, đây từng là một bến- bãi tàu, thuyền – nơi dừng đậu, trao đổi, giao lưu hàng hóa, sản vật (nhất là gốm – sứ) khá tấp nập, phồn thịnh, và vị trí này tiếp tục được người Việt kế thừa, phát triển trong các thế kỷ XVI – XVIII, khi  Đô thị – Thương cảng Hội An  ở vào thời kỳ hưng thịnh.
* Khu di tích mộ táng Xuân Lâm:  Khu mộ táng Xuân Lâm nằm ở ngõ Thái Phiên thuộc đường Trần Cao Vân, phường Cẩm Phô. Trước đây khu vực này là một phần của cồn cát rộng lớn, mà cồn cát này chính là trung tâm Thành phố Hội An ngày nay . Tháng 2/1995 , tại đây hố khai quật đã được thực hiện , nhưng vì nhà dân ken dày nên hố khai quật chỉ có tổng diện tích hạn chế là 13,5m2 (5 x 27m) theo hướng Bắc – Nam. Hiện vật thu được gồm:
– Đồ gốm:3 chum thuộc 2 mộ táng đã bị phá phần trên, nhiều mảnh của 3 chum khác đã bị phá hoàn toàn;  3 nắp chum hình nón cụt;  Nhiều đồ tùy táng thuộc đồ gia dụng là các loại nồi, bát, đĩa, dọi xe chỉ.
– Đồ sắt: Thuổng, rựa, dao nhỏ có chuôi hình vành khăn.
– Đồ trang sức: 1 khuyên tai hình vành khăn và nhiều hạt chuỗi bằng thủy tinh, đá, mã não.
Kết quả khai quật cho thấy: sự phân bố dày đặc của những di tích văn hóa Sa Huỳnh ở trong vùng. Cư dân cổ Sa Huỳnh ở đây đã có mối giao lưu với văn hóa Hán, một mặt mang dấu ấn môi sinh rừng cây ven sông – cận biển, mặt khác, chính họ là chủ nhân xưa đặt nền móng cho Đô thị cổ Hội An sau này.
 * Di chỉ cư trú khu vực I Cẩm Phô:  Nằm trên bãi bồi ven sông cổ, có diện tích khoảng 150.000 m2 , hiện đang trồng lúa, hoa màu,  cách Khu phố cổ Hội An chừng 2 km về phía Tây – Bắc.  Di chỉ được phát hiện và đào thám sát 8 m2 vào tháng  7/1999, với tầng văn hóa ổn định, dày 40 – 50 cm, lẫn nhiều tro, than (củi). Hiện vật trong di chỉ gồm có:
– Nhiều mảnh gốm (thô, hơi thô, mịn, màu xám đen, vàng nhạt, nâu đỏ, hoa văn thừng, chải, vạch, in ô vuông hoặc áo gốm trơn láng cùng các đường chỉ chìm, nổi…) . Chúng là mảnh vỡ của các loại đồ đựng (nồi, bát, bát bồng, đĩa, ấm/Kendy, vò/hũ…).
– Nhiều mẩu gạch; đầu ngói ống có hình mặt hề/ mặt nạ.
– Đĩa đồng (bị phân hủy mạnh, chỉ còn nhận được dạng nằm trong di chỉ là kiểu đĩa Hán – Trung Quốc, thế kỷ I -II sau công nguyên).
–  Ba hạt chuỗi thủy tinh và một số mẩu xương.
Thông qua địa tầng, tầng văn hóa và kết quả xử lý hiện vật, di chỉ cho thấy: vẫn có sự tiếp nối so với giai đoạn văn hóa Sa Huỳnh muộn nhưng đã có sự chuyển hóa khá mạnh mẽ tạo nên sự khác biệt rõ nét trên tất cả các mặt về loại hình, kiểu dáng, chất liệu , màu gốm và hoa văn. Di chỉ có niên đại khoảng thế kỷ III-IV sau công nguyên (tương đương với thời kỳ đầu của văn hóa Chăm Pa).  Đây là một địa chỉ khảo cổ học lý thú về mối quan hệ, chuyển tiếp từ văn hóa Sa Huỳnh lên văn hóa Chămpa.
* Di chỉ cư trú Đồng Nà:
27 min 1 - Một số di chỉ văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An
Nằm trên bờ Tây sông Cổ Cò – con sông vốn nối liền giữa Cửa Đại với Cửa Hàn, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam và chạy song song với bờ biển, từ đầu thế kỷ XIX trở về trước từng có vai trò giao thông quan trọng ở Hội An, di chỉ có tọa độ: 15o54’26” vĩ Bắc; 108o19’30” kinh Đông. Địa hình vùng này gồm một dải cát vàng, nhấp nhô bởi những cồn, doi,nỗng cát, bậc,thềm, bãi .Đây là dấu vết của con sông cổ được hình thành sau thời kỳ biển lùi.
Di chỉ được phát hiện, đào thám sát tháng 11/1993, 6/1994.  Với 4 hố đào có tổng diện tích là 18mở bình độ khu vực từ thấp lên cao. Tuy ở các địa điểm và bình độ khác nhau, nhưng trong 4 hố đào đều đồng nhất. Tầng văn hóa dày từ 20 – 60cm , kết cấu ổn định. Hiện vật gồm khá nhiều mảnh gốm vụn. Có 3 loại: Thô (rất ít) , hơi thô và mịn. Đặc biệt có khá nhiều mảnh gốm xương mịn. Xương và áo gốm loại này màu nâu đỏ hay vàng nhạt. Hoa văn chải, thừng mịn, khắc vạch, in ô vuông (phong cách Hán) và nhiều mẩu gạch Chăm có dấu chế tác. Niên đại gốm ở đây khoảng thế kỷ thứ I đến III – IV sau công nguyên. Chưa đủ điều kiện nghiên cứu lý giải để kết luận những mảnh gốm thô, hơi thô của các loại hình đồ gia dụng ở di chỉ này là gốm Sa Huỳnh muộn hay Chăm sớm (?). Nhưng điều quan trọng ở đây là thấy rõ sự biến chuyển về mặt chất liệu, kỹ thuật, hoa văn từ gốm thô đến gốm mịn. Hay có thể nói: Đây là một địa chỉ khảo cổ học lý thú về mối quan hệ, chuyển tiếp từ văn hóa Sa Huỳnh lên văn hóa Champa.
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây