Phát hiện thú vị về hiện tượng biến thiên hình thái do cách ly địa lý của loài sóc ít biết tại đảo Hòn Lao thuộc quần đảo Cù Lao Chàm, miền Trung Việt Nam

Phát hiện thú vị về hiện tượng biến thiên hình thái do cách ly địa lý của loài sóc ít biết tại đảo Hòn Lao thuộc quần đảo Cù Lao Chàm, miền Trung Việt Nam
Bản đồ định hướng đảo Hòn Lao – Khu vực ghi nhận loài Sóc đỏ - Callosciurus finlaysonii với hình thái biến thiên

Phát hiện thú vị về hiện tượng biến thiên hình thái do cách ly địa lý của loài sóc ít biết tại đảo Hòn Lao thuộc quần đảo Cù Lao Chàm, miền Trung Việt Nam

TS. Nguyễn Trường Sơn

Hòn Lao là một trong những đảo thuộc quần đảo Cù Lao Chàm, nằm ở ngoài khơi khu vực miền Trung Việt Nam. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng với cảnh đẹp, hệ sinh thái phong phú, là một trong những khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Khu hệ động vật nơi đây cũng ẩn chứa nhiều điều thú vị.

Sóc đỏ Callosciurus finlaysonii là loài sóc phân bố phổ biến ở Thái Lan, Nam Lào, Tây Nam Việt Nam, Tây Nam Cam-pu-chia và Trung Nam My-an-ma với khoảng 16 phân loài được ghi nhận với hình thái đa dạng, đặc biệt là màu sắc bộ lông. Ở Việt Nam, có 2 phân loài được ghi nhận. Một quần thể sóc đỏ đã được ghi nhận ở đảo Hòn Lao trong một số nghiên cứu gần đây. Trong khuôn khổ của Đề tài thuộc Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hoá học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017-2025 (MS: KHCBSS.02/20–22), nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam kết hợp với các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Tokyo, Đại học Tokyo của Nhật Bản đã thu thập và phát hiện đăc điểm về bộ lông thú vị của loài Sóc đỏ ở đảo Cù Lao Chàm, thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

22 min 2 - Phát hiện thú vị về hiện tượng biến thiên hình thái do cách ly địa lý của loài sóc ít biết tại đảo Hòn Lao thuộc quần đảo Cù Lao Chàm, miền Trung Việt NamẢnh chụp cá thể Sóc đỏ với sự biến thiên về hình thái ghi nhận tại Đảo Hòn Lao – Đảo biệt lập ngoài khơi miền Trung Việt Nam

Dựa trên nghiên cứu, so sánh đối chiếu các đặc điểm hình thái bộ lông và cấu trúc sọ, chúng tôi ghi nhận được những đặc điểm khác biệt về màu sắc bộ lông của sóc đỏ ở đảo Hòn Lao so với những phân loài của Loài Sóc đỏ Callosciurus finlaysonii đã được ghi nhận trước đây ở Việt Nam và trên thế giới. Theo kết quả phân tích sinh học phân tử DNA, phân loài sóc ghi nhận ở đảo Hòn Lao thuộc nhóm loài “C. erythraeus – finlaysonii”, gần gũi với loài C. finlaysonii, nhưng lại có những đặc điểm gần gũi với loài C.e.flavimanus. Nghiên cứu đã ghi nhận một hình thái mới của loài sóc đỏ đặc hữu ở đảo Hòn Lao. Kết quả cũng đưa ra những giả thuyết và quan điểm về vai trò của cách ly địa lý trong phát sinh loài.

23 min 2 - Phát hiện thú vị về hiện tượng biến thiên hình thái do cách ly địa lý của loài sóc ít biết tại đảo Hòn Lao thuộc quần đảo Cù Lao Chàm, miền Trung Việt NamẢnh  chụp hình thái ngoài mẫu chuẩn của C. finlaysonii ghi nhận tại đảo Hòn Lao

24 min 1 - Phát hiện thú vị về hiện tượng biến thiên hình thái do cách ly địa lý của loài sóc ít biết tại đảo Hòn Lao thuộc quần đảo Cù Lao Chàm, miền Trung Việt NamẢnh chụp hình thái sọ mẫu chuẩn của C. finlaysonii ghi nhận tại đảo Hòn Lao

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế: Tu Ngoc Ly, Son Truong Nguyen, Masaharu Motokawa, Duong Thuy Vu, Hai Tuan Bui, Phuong Huy Dang and Tatsuo Oshida (2021) Geographic isolation created distinct pelage characters in Finlayson’s squirrel on isolated island offshore of the Indochina Peninsula in Central Vietnam. Acta zoologica Academiae Scientiarum Hungaricae 67(4): 403-415 DOI:10.17109/AZH.67.4.403.2021

Nguồn tin: TS. Nguyễn Trường Sơn – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Xử lý tin: Minh Tâm
     


     

Mã QR Code ủng hộ vansudia.net


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây