Thi sĩ Dante Alighieri – cha đẻ của ngôn ngữ Ý

Hiện nay, tiếng Ý được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới và người chính thức hoá ngôn ngữ này vào đầu thế kỉ XVI là nhà văn Dante Alighieri.

Ông được coi là cha đẻ của ngôn ngữ Ý, đồng thời cũng là tác giả của thiên hùng ca “Comedìa” hay được gọi với tên “Thần khúc” mà mọi người ca tụng là tác phẩm vĩ đại nhất bằng tiếng Ý và là một trong những kiệt tác hoàn hảo của toàn thế giới văn học.

Tiếng Ý là một trong những ngôn ngữ chính của châu Âu, đây được coi là ngôn ngữ mẹ đẻ sử dụng rộng rãi ở Liên minh Châu Âu với 67 triệu người nói (15% dân số EU) và được sử dụng làm ngôn ngữ thứ hai bởi 13,4 triệu công dân EU (3%).

Đồng thời cũng là ngôn ngữ chính thức của Tổ chức An ninh Hợp tác Châu Âu và là một trong những ngôn ngữ làm việc của Hội đồng châu Âu. Quá trình phát triển ngôn ngữ Ý khá lâu dài và chậm chạp, bắt đầu sau khi đế chế La Mã sụp đổ ở thế kỉ V. Được biết, trước khi tiếng Latinh cổ điển làm thứ tiếng chính thức, thì có rất nhiều ngôn ngữ được dùng tại bán đảo Ý. Ngôn ngữ được cho là tiếng Ý đã phát triển ở trung tâm Tuscany (Ý) và lần đầu tiên được chính thức hóa vào đầu thế kỷ XVI thông qua các tác phẩm của nhà thơ Dante Alighieri, những tác phẩm được viết bằng tiếng Florentine (một loại ngôn ngữ vùng Tuscany, Ý) – quê hương của Dante.

Chan dung thi si Dante Alighieri duoc ve boi hoa si Sandro nam 1495 min - Thi sĩ Dante Alighieri - cha đẻ của ngôn ngữ ÝChân dung thi sĩ Dante Alighieri được vẽ bởi họa sĩ Sandro năm 1495.

Ngoài độ rộng rãi thông qua văn học, phương ngữ Florentine cũng trở nên uy tín nhờ chính trị của vùng Florence thời điểm đó và đây cũng là trung gian ngôn ngữ giữa phương ngữ miền Nam và miền Bắc nước Ý. Vì vậy, phương ngữ Florence trở thành cơ sở hình thành nên ngôn ngữ Ý hiện đại. Dante được ghi nhận là người chuẩn hoá ngôn ngữ Ý, 90% tiếng Ý được sử dụng hiện nay đều có mặt trong “Thần Khúc” của Dante, mặc dù một số từ trong đó đã bị thay đổi về mặt nghĩa nhưng đa số thì nghĩa của chúng đều không thay đổi.

Cuộc đời của Dante:

Durante degli Alighieri thường được gọi với tên ngắn gọn hơn là Dante Alighieri, sinh năm 1265, mất năm 1321. Ông sinh tại Firenze (tên khác là Florence), thủ đô nước Ý, là một nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị, nhà lý thuyết ngôn ngữ của Ý. 

Nhà thơ nổi tiếng người Ý Giovanni Boccaaccio đã miêu tả Dante: “Ông có chiều cao trung bình, những năm sau này, Dante hơi còng một chút với dáng đi từ tốn và nhẹ nhàng. Ông luôn ăn mặc trang phục chỉnh tề nhất, khuôn mặt Dante dài, mũi hơi khoằm với đôi mắt to và sáng. Xương hàm của Dante lớn, với môi dưới nhô ra, ông sở hữu làn da nâu, tóc và râu dài, xoăn đen, với vẻ bề ngoài luôn u sầu và tư lự”. 

Gia tộc của Dante là hậu duệ của người La Mã cổ đại, gia đình ông luôn ủng hộ Giáo hoàng và đối đầu với phe Ghibellini, những người hậu thuẫn bởi Hoàng đế La Mã.

Tranh cua Henry Holiday ve ve cuoc gap go thu hai cua thi si Dante voi nang Beatrice min - Thi sĩ Dante Alighieri - cha đẻ của ngôn ngữ ÝTranh của Henry Holiday vẽ về cuộc gặp gỡ thứ hai của thi sĩ Dante với nàng Beatrice.

Dante mất mẹ từ sớm, đến năm 12 tuổi, ông được hứa hôn với tiểu thư Gemma di Manetto Donati, là thành viên của gia tộc Donati quyền lực nhất thời bấy giờ. Hôn nhân được đính ước ở lứa tuổi này khá phổ biến, nhưng vào thời gian đó, Dante đã mang lòng yêu một người con gái khác là Beatrice Portinari, người mà ông gặp từ năm 9 tuổi, khi đó nàng Beatrice mới 8 tuổi. Chàng trai Dante Alighieri đã dính tiếng sét ái tình ngay từ lần đầu tiên gặp nàng Beatrice Portinari tại bữa tiệc của gia đình họ Portinari. 

Năm 1282, nàng Beatrice đã kết hôn với một chủ ngân hàng giàu có thời bấy giờ và đến năm 1285 thì nàng sinh con. Trong cuốn tự truyện “La Vita Nuova” của nhà thơ Dante Alighieri, thì ông và nàng Beatrice mới gặp gỡ được hai lần ngoài đời thực. 

Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên, Dante Alighieri đã say mê nàng Beatrice đến mức, trong cuốn tự truyện “La Vita Nouva”, ông đã viết cảm xúc lúc mới gặp nàng là: “Ecce Deus fortior me, qui veniens Domitur michi” (tạm dịch: Nàng là vị thần làm xao xuyến lòng tôi, người sẽ cai trị tâm trí tôi). Sau lần đó, nhà thơ lỗi lạc Dante Alighieri liên tục đi đến những khu phố đông người tại thành phố quê hương mình với mong muốn sẽ tình cờ gặp nàng Beatrice thêm lần nữa. 

Chín năm liên tục trôi qua, cuối cùng cuộc gặp gỡ thứ hai đã đến, dù chỉ là một cái nhìn thoáng qua cũng khiến cho nhà thơ nhớ người con gái ấy cả đời. Cuộc gặp gỡ xảy ra trên một con đường lớn của thành phố, khi ấy nhà thơ đã kết hôn được vài năm và gặp nàng Beatrice mặc một bộ váy trắng tinh khôi, đang đi dạo cùng hai người phụ nữ lớn tuổi. Beatrice quay lại chào Dante, lời chào của nàng đã khiến nhà thơ hạnh phúc đến nỗi, khiến ông tự nhốt mình trong phòng và không ngừng nghĩ về cô. 

Nhà thơ Dante Alighieri thường mải miết nghĩ về nụ cười của nàng Beatrice cho đến khi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay và có một giấc mơ đã là chủ đề cho khúc hát đầu trong tác phẩm để đời của ông – “La Vita Nuova”. Đó cũng là lần chạm mặt ngoài đời cuối cùng của hai người, tám năm sau, vào năm 1290, lúc đó Beatrice mới bước sang tuổi 25 thì người con gái xinh đẹp ấy đã qua đời. 

Sau sự ra đi của Beatrice, nhà thơ Dante Alighieri rút lui khỏi những cuộc nghiên cứu và bắt đầu sáng tác những bài thơ tưởng nhớ về nàng. Cách mà Dante chọn để bày tỏ tình yêu của mình với nàng Beatrice phù hợp với quan niệm về tình yêu nhã nhặn thời Trung Cổ. Một tình yêu lịch sự và trang trọng, một hình thức ngưỡng mộ bí mật, thường không được đáp lại và rất tôn trọng đối phương. 

Chưa thể khẳng định rõ ràng điều gì đã khiến nhà thơ Dante Alighieri yêu thầm sâu sắc nàng Beatrice đến vậy, vì ông biết rất ít về nàng. Nhưng nhà thơ coi nàng Beatrice là một nữ hoàng của sự đức hạnh, nữ thần trong lòng ông, là người đã cứu rỗi và gạt bỏ hết những ý định xấu xa trong ông, tình yêu thầm của Dante Alighieri đã giúp ông hoàn thiện bản thân mình tốt hơn. Nàng Beatrice Portinari là nguồn cảm hứng cho hai tác phẩm lớn của nhà thơ Dante Alighieri: “Cuộc đời mới” và “Thần khúc”. Trong khi đó, ông chưa từng viết về vợ mình là nàng Gemma di Manetto Donati, người có với ông ba người con.

Nhà thơ Dante Alighieri cũng giống như hầu hết những người Firenze thời bấy giờ, đều bị lôi vào cuộc xung đột giữa hai phe chính trị. Sau khi phe Guelfo của Dante ủng hộ đã chiến thắng, phe này tiếp tục phân tách ra thành hai, gồm phe Guelfo Đen và Guelfo Trắng (Dante gia nhập phe này). Sự phân tách này do sự khác nhau về tư tưởng giữa hai phe. 

Sau nhiều cuộc chiến đấu gay gắt, phe Guelfo Đen lên cầm quyền ở thành phố và phán tội Dante cùng nhiều người khác án lưu vong trong hai năm và đóng một khoản phạt lớn, ngoài ra còn tịch thu hết tài sản của họ. Dante bị cáo buộc tham nhũng trong khoảng thời gian ông làm Trưởng tu viện thành phố (chức cao nhất ở Firenze thời bấy giờ). Nhưng nhà thơ Dante Alighieri nhất quyết không đóng tiền phạt vì ông tin rằng mình không hề có tội, vậy nên ông đã bị phán án lưu vong vĩnh viễn, nếu ông quay lại Firenze mà không nộp phạt thì sẽ bị thiêu sống.

Nhà thơ Dante Alighieri đã tham gia ủng hộ phe Guelfo Trắng giành lại quyền lực nhưng đều thất bại do có người trong nội bộ phản bội. Ông bắt đầu cảm thấy chán nản với việc tranh đấu quyền lực nên đã chuyển đến Ravenna (khu vực khác của Ý) theo lời mời của Hoàng tử Guido Novello da Polenta. Năm 1321, nhà thơ Dante Alighieri qua đời bởi căn bệnh sốt rét, ông được chôn cất tại nhà thờ San Pier Maggiore, Ravenna, Ý.

Ngoài sự nổi tiếng về những kiệt tác văn học để đời thì Dante Alighieri còn nổi tiếng với việc sở hữu một trí nhớ đặc biệt đến đáng kinh ngạc. Có một giai thoại viết lại rằng, khi nhà thơ Dante Alighieri đang đi bộ trên đường lớn trong thị trấn tại quê hương mình, thì ông gặp một người lạ. Người lạ này vẫy tay chào Dante và hỏi ông rằng: “Thức ăn gì ngon nhất trên thế giới?”, nhà thơ trả lời người đàn ông: “Louvo” (Tạm dịch: quả trứng). Một năm sau, người lạ này lại tình cờ gặp nhà thơ Dante Alighieri trên cùng con đường cũ và hỏi ông rằng: “Với cái gì?”. Nhà thơ Dante Alighieri liền lập tức trả lời mà không cần suy nghĩ: “Với muối”.

Thế mới biết rằng, khi đã là thiên tài thì tầm ảnh hưởng của họ không chỉ trong một quốc gia, dân tộc mà là toàn thế giới. Nếu không có Dante Alighieri, liệu ngôn ngữ Ý có được sử dụng rộng rãi như ngày hôm nay?

Khánh Hà

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây