TIẾNG GỌI TỪ BẦY CHIM LẠC – THE CALL OF STRAY BIRDS

TIẾNG GỌI TỪ BẦY CHIM LẠC - THE CALL OF STRAY BIRDS

TIẾNG GỌI TỪ BẦY CHIM LẠC 

                                                                                  TS. HUỲNH VĂN HOA

Rabindranath Tagore (6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm 1941) là một nhà thơ Bengal, một nhà triết học, nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải này.

          Năm nay, chúng ta kỷ niệm 90 năm ngày thi hào R. Tagore đến Việt Nam (21.6.1929 – 21.6.2019).

Các chuyến đi vòng quanh thế giới đã giúp ông hiểu và thông cảm với nhiều dân tộc. R. Tagore từng đến Việt Nam và chia sẻ những nỗi niềm với con người và đất nước phương nam này. R. Tagore được xem là biểu tượng điển hình cho sự kết hợp tinh tế của phương Đông và phương Tây trong văn chương và triết học. R. Tagore là con người giàu lòng yêu nước, có tinh thần nhân loại.

Thơ ông đến với độc giả người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Lưu Đức Trung, Phạm Hồng Dung, Phạm Bích Thủy và một số dịch giả khác.

Trong di sản vĩ đại của R.Tagore, có tập thơ Bầy chim lạc (Stray Birds). Tập thơ được xuất bản năm 1916, gồm 326 bài thơ ngắn. Đây là tập thơ do chính R. Tagore chuyển ngữ từ tiếng Bengal sang tiếng Anh. Lần này, Bùi Xuân, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã dịch đầy đủ 326 bài, có kèm bản Tiếng Anh để tiện đối chiếu.

Tập thơ mở đầu bằng những cánh chim mùa hè bay lạc đến cửa sổ của nhà thơ, rồi cất lên tiếng hót. Tiếng hót ấy đã lang thang qua nhiều vùng, nhiều bầu trời, nhiều thời điểm khác nhau,…làm nên những cung bậc tình cảm, những ước vọng cao đẹp, những ý tưởng sâu xa, những hồi hộp tâm tình, những bùng cháy tình yêu, những tin tưởng đối với con người,…        

Trong Bầy chim lạc, R .Tagore tự nhận mình là nghệ sĩ bé nhỏ trên cõi đời này, mang nụ cười, giọt nước mắt, ngọn lửa hy vọng, nỗi buồn của trái tim,… đến với mọi người, đến với cuộc đời. Và, cứ thế, như một hành giả, nhà thơ trải lòng mình ra với đời sống mến yêu này:

          Thế giới mở rộng tấm lòng của ánh sáng ban mai                                     

          Hãy bước ra, trái tim tôi, đem tình yêu đến gặp gỡ thế giới này.(Bài số 149)

          Đêm âm thầm mở ra những đóa hoa để cho ngày nhận được lời cảm ơn. (Bài số 157)

          Điều khiến tôi băn khoăn, có phải hồn tôi muốn ra ngoài trời rộng, hay là hồn đời gõ cửa trái tim tôi đòi mở lối vào ?(Bài số 168)

          Trái tim tôi trải rộng cánh buồm cho ngọn gió nhàn tản đưa đến hòn đảo râm mát ở bất cứ nơi nào. (Bài số 218)

           Hãy cho tôi làm chiếc cốc của ngươi và trọn vẹn những gì bên trong đó dành cho ngươi và cho mọi người. (Bài số 220)

R.Tagore thường đến với thiên nhiên, ngắm mây trời trôi lơ lững, nghe tiếng sóng vỗ, nhìn dòng sông lấp loáng dưới nắng chiều, nghe bước đi chầm chậm của thời gian và suy tư về những vấn đề triết học. Có lần, trong Bầy chim lạc, nhà thơ thổ lộ:

Hãy lắng nghe, trái tim tôi, những lời thì thầm của thế giới mà lòng mình đã yêu thương. (Bài số 13)

Nơi bờ biển của thế giới, trái tim tôi sóng vỗ và viết trong nước mắt dòng chữ. “Tôi yêu người”. (Bài số 29)

Mây lấp đầy nước cho sông  và ẩn mình trong những ngọn đồi xa.(Bài số 174)

Tôi giống như con đường trong đêm nằm nghe tiếng chân của kỉ niệm trong im lặng. (Bài số 182)

Tôi là đám mây mùa thu, không còn giọt mưa nào, tôi nhìn thấy sự viên mãn của mình ở cánh đồng lúa chín. (Bài số 185)

R.Tagore luôn cất lên tiếng hát trữ tình, ca ngợi tình yêu thương cao cả, rộng lớn giữa con người với con người và cũng cảnh báo về sự vô cảm với cuộc đời. Ông nói về cái thiện, cái chân, đức tin, lòng trắc ẩn,…bằng tất cả sự chân thành:

Tôi không thể lựa chọn cái tốt nhất. Cái tốt nhất lựa chọn tôi.(Bài số 20)

Tôi hắt bóng tối trên đường bởi chiếc đèn của tôi chưa được thắp sáng. (Bài số 109)

Tôi có những vì sao trên trời, Nhưng nó không sáng như chiếc đèn nhỏ trong ngôi nhà của tôi. (Bài số 146)

Đêm âm thầm mở ra những đóa hoa để cho ngày nhận được lời cảm ơn. (Bài số 157)

Tôi cảm thấy đôi mắt của người trên trái tim tôi giống như sự tĩnh lặng của mặt trời buổi sáng trên các cánh đồng quạnh hiu sau mùa gặt hái. (Bài số 318)

 Này, đây là lời nói cuối cùng của tôi, rằng tôi tin ở tình yêu của con người. (Bài số 326)      

          R.Tagore tin rằng: “Thượng đế yêu thương ánh sáng ngọn đèn của con người hơn cả các vì sao tuyệt vời của mình” (Bài số 194)

Nhiều câu thơ của R.Tagore thống thiết như trái tim rạn vỡ về tình yêu con người: “Các cơn bão giống như tiếng kêu đau đớn của một vị thần khi lòng yêu thương của ngài bị trái đất chối từ” (Bài số 221)

hay “Nỗi đau tình yêu trong đời tôi như biển sâu thẳm, và niềm vui tình yêu hót như chim trong vườn nở hoa” (Bài số 288),

lại có khi: “Người yêu ơi! Tôi không cầu mong ngươi vào nhà, nhưng hãy đi vào sự cô đơn vô hạn của tôi” (Bài số 267).

Tagore có những vần thơ viết về phụ nữ rất đằm thắm, với các so sánh, liên tưởng bất ngờ, đem lại những mỹ cảm cho người đọc:

Phụ nữ, khi họ chăm lo cho gia đình, chân tay của họ hát như dòng suối chảy theo triền đồi róc rách giữa các viên đá sỏi. (Bài số 38)

Ta cảm nhận, đêm tối có vẻ đẹp giống như của người phụ nữ được yêu khi nàng vừa thổi tắt ngọn đèn. (Bài số 120)

Phụ nữ, với những ngón tay dịu dàng, họ đã chạm vào những gì ta có và sắp xếp những thứ đó thành âm nhạc. (Bài số 143)

Phụ nữ, người bao phủ trái tim của thế giới bằng dòng lệ thẳm sâu, như biển cả bao bọc trái đất. (Bài số 179)

Trong tiếng cười của phụ nữ có âm nhạc của suối nguồn cuộc sống.   (Bài số 192)

         Đêm im lặng có vẻ đẹp của người mẹ và ngày ồn ào có vẻ đẹp của đứa trẻ. (Bài số 298)

Nếu đa thần giáo tôn thờ các vật thể làm thần thì con người cũng là bản thể đáng tôn thờ. Tư tưởng phiếm thần luận (Pantheisme) này của R.Tagore dẫn đến việc tôn trọng cuộc đời và con người cùng những sản phẩm do con người tạo ra: “Cõi đời ơi, khi tôi chết, trong vắng lặng của người, chỉ một lời này còn lại, “Tôi đã yêu” (Bài số 278)

Hoặc có chỗ, nhà thơ viết : “Chúng ta sẽ tồn tại trong cõi đời này khi chúng ta yêu mến nó” (Bài số 279)

Tình yêu cuộc sống khiến R.Tagore cũng yêu luôn cái chết, không sợ cái quy luật muôn đời của nhân gian:

Những khoảng trống trong cuộc đời là chỗ để điệu nhạc buồn của cái chết len qua. (Bài số 148)

Mạch nguồn của cái chết khơi động dòng nước tĩnh lặng của sự sống. (Bài số 225)

Tôi sẽ chết một lần nữa và một lần nữa để biết rằng cuộc sống là vô tận (Bài số 282)

Khi tôi ra đi, hãy để những suy nghĩ của tôi đến cùng bạn, như ánh tà dương bên lề miền yên lặng long lanh. (Bài số 273)

Những khoảng trống trong cuộc đời là chỗ để điệu nhạc buồn của cái chết len qua. (Bài số 148)

        Giống như Thơ dâng (Gitanjali), Người làm vườn (The Gardener), Mùa hái quả (Fruit-Gathering), Mảnh trăng non (The Crescent moon), cái tôi trữ tình của nhiều bài thơ ngắn trong Bầy chim lạc là cái “tôi” của chủ thể trữ tình luôn hướng về vẻ đẹp của trần thế. Chỉ có điều là, cái “tôi” này  không hoặc ít sử dụng dạng câu cầu khiến, câu cảm thán.

Những tập thơ khác chứa đựng nhiều bài thơ dài, diễn tả trọn vẹn một nội dung, có khi một câu chuyện. Trong Bầy chim lạc thì không thế. Ở đây, thơ ngắn hơn. Phần lớn các bài chỉ trên dưới 20 âm tiết trở lại. Nó giống như chuỗi hạt vàng trên vòng cườm của những chú chim. Vòng cườm đa sắc ấy pha nhiều màu của các khung cảnh thiên nhiên mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, làm nên tiếng thơ riêng, không giống với các tập thơ khác của R.Tagore.

Cách đây hằng nghìn năm, kinh Vệ Đà đã ghi: ”Trong tất cả mọi cái gì đang tồn tại, trong tất cả mọi cái gì sẽ tồn tại, Con Người là và sẽ là Tối Cao”. Thơ R. Tagore cũng vậy. Cái chỗ đến cuối cùng của thơ vẫn là con người.

Trong Bầy chim lạc có không ít những câu thơ như những châm ngôn đầy tính chất triết luận về lẽ sống ở đời. Nếu tách ra, đứng riêng, nó sẽ là những danh ngôn hay, sâu sắc và tinh tế:

Này sắc đẹp, hãy tìm hình ảnh ngươi trong tình yêu, chứ không phải trong sự tán tỉnh của chiếc gương soi. (Bài số 28)

Thượng đế tìm thấy mình trong sự sáng tạo. (Bài số 46)

Cảm ơn ngọn đèn cho ánh sáng, nhưng đừng quên cái chân đèn nhẫn nại đứng trong bóng tối triền miên. (Bài số 64)

Bụi đất nhận điều sỉ nhục và trả lại cho đời những bông hoa. (Bài số 101)

Nếu bạn đóng cửa nhốt hết mọi lỗi lầm thì chân lý phải bị đứng ngoài. (Bài số 130)

Con người tồi tệ hơn con vật khi hắn là con vật. (Bài số 248)

Lưỡi gươm đừng chê cán cùn. (Bài số 250)

Thế giới yêu mến con người khi họ mỉm cười thân thiện. Thế giới trở nên sợ hãi con người khi họ đắc thắng. (Bài số 299)

Những câu thơ tựa như châm ngôn đã phản ánh sự trải nghiệm, lòng khát khao về một xã hội công bằng và nhân ái của R.Tagore. Điều này có cội nguồn từ văn hóa cổ xưa, từ lòng từ bi của các tôn giáo Ấn Độ.

Bầy chim lạc là sự hòa quyện thiên nhiên, đất nước và con người Ấn Độ. R. Tagore, nhà nhân văn chủ nghĩa này đã tung những cánh chim, bay qua bầu trời, gieo những tiếng hót lảnh lót như bao giọt sương trong lành của buổi sáng xuân: “Tiếng chim hót là âm vang vọng lại của ánh sáng ban mai từ trái đất”. (Bài số 245)  

                                      Đà Nẵng, tháng 2 năm 2019

                                                                                                                 H.V.H

          (Lời bạt, in trong tập Rabindranath Tagore, Bầy chim lạc, NXB Kim Đồng, 2017)   

 

THE CALL OF STRAY BIRDS

HUỲNH VĂN HOA

1 5 - TIẾNG GỌI TỪ BẦY CHIM LẠC - THE CALL OF STRAY BIRDS

Rabindranath Tagore (7.5.1861 -7.8.1941), a Bengali poet, philosopher and nationalist, in 1913 became the first non-European ever awarded the Nobel Prize for Literature.

This year, we celebrate 90 years of the great poet’s arrival in Vietnam (21.6.1929 – 21.6.2019)

His travels around the world helped him understand and sympathize with the lives of people in many nations. He came to Viet Nam and shared the hopes and sorrows of the people of this country. Tagore was the archetype of the subtle combination of Eastern and Western literature and philosophy. He was a great patriot who taught humanity wherever he went.

Part of Tagore’s huge heritage is “Stray Birds”, a collection of poetry published in 1916. The collection consists of 326 short poems transliterated from Bengali into English by the poet himself. Bui Xuan, a member of Vietnam Writers Association, has translated all the poemsinto Vietnamese -with English versions available for comparison.

The collection begins with an image of summer birds, straying to the poet’s window and singing songs. This same bird song has wandered through many parts of the world, many skies, different moments in time -creating emotions, beautiful aspirations, profound ideas, sentimental diversions, burning love, and trust in people.

With “Stray Birds”, Tagore marked himself as a globally popular artist: bringing a smile, a tear, a fire of hope, sadness of the heart -to everyone, to life. Just like a monk, the poet spreads his love of life:

The world has opened its heart of light in the morning.

Come out, my heart, with thy love to meet it. (149)

 The night opens the flowers in secret

and allows the day to get thanks.(157)

That which oppresses me, is it my soul trying to come out in the open, or the soul of the world knocking atmy heart for its entrance? (168)

My heart has spread its sails to the idle winds for the shadowy island of Anywhere. (218)

Make me thy cup and let my fulness

be for thee and for thine. (220)

Tagore often communed with nature, to admire the floatingclouds, listen to the waves, watch the river sparkling in the afternoon sun, listen to the slow walk of time and meditate on philosophical matters.

In “Stray Birds”, the poet wrote:

Listen, my heart, to the whispers of the world
with which it makes love to you.(13)

My heart beats her waves at theshore of the world and writes upon it her signature in tears with the words “I love thee.” (29)

The clouds fill the watercups of the river,
hiding themselves in the distant hills. (174)

I am like the road in the night listening to the footfalls
of its memories in silence. (182)

I am the autumn cloud, empty of rain, see my fullness in the field off ripened rice.(185)

Tagore always wrote verses like lyrical songs, to praise the lofty, enormous love between people and warns of coldnessin life. He talked about goodness, genuineness, faithfulness, compassion, -with all his sincerity:

I cannot choose the best.The best chooses me.(20)

I cast my own shadow upon my path, because

I have a lamp that, has not been lighted. (109)

 I have my stars in the sky,

But oh for my little lamp unlit in my house. (146)

The night opens the flowers in secret

and allows the day to get thanks. (157)

I felt thy gaze upon my heart this moment like the sunny silence of themorning upon the lonely field whose harvest is over. (318)

Let this be my last word, that I trust in thy love. (326)

Tagore believed that:

GOD loves man’s lamp lights better than
his own great stars. (194)

Many of Tagore’s verses are sentimental, like aheart-broken by human love:

The storm is like the cry of some GOD
in pain whose love the earth refuses.(221)

Or:

Love’s pain sang round my life like the unplumbed sea,
and love’s joysang like birds in its flowering groves (288)

Sometimes:

I do not ask thee into the house.
Come into my infinite loneliness, my Lover. (267)

Tagore wrote poems about women which are very ardent, with unexpected comparisons and associations, bringing feelings of beauty to readers.

Woman, when you move about inyour household service
your limbs sing like a hill stream among its pebbles. (38)

I felt thy beauty, dark night, like that of the loved woman
when shehas put out the lamp. (120)

Woman, with the grace of your fingers you touched my things and order came out like music. (143)

Woman, thou hast encircled the world’s heart with the depth of thy tears -as the sea has the earth. (179)

Woman, in your laughter you have
the music of the fountain of life.(192)

The silent night has the beauty ofthe mother
and the clamorous day of the child. (298)

 
As polytheists adore objects as gods:‘Man’ is also an honourablething. Tagore’s thoughts on Pantheism promote respect for life and people, together with human creations:

One word keep for me in thy silence,
O World, when I am dead, “I have loved.” (278)

Or sometimes, the poet simply wrote:

We live in this world when we love it.(279)

I cannot choose the best.
The best chooses me.(20)

I cast my own shadow upon my path,
because I have a lamp that, has not been lighted.(109)

I have my stars in the sky,
But oh for my little lamp unlit in my house. (146)

The night opens the flowers in secret
and allows the day to get thanks. (157)

I fell thy gaze upon my heart this moment like the sunny silence of the morning upon the lonely field whose harvest is over. (318)

Let this be my last word,
that Itrust in thy love. (326)

Love of life made Tagore also love death, he was not afraid of the eternal laws of humanity:

Gaps are left in life through whichcomes
the sad music of death. (148)

The fountain of death makes the
still water of life play. (225)

1 shall die again and again to know
that life is inexhaustible. (282)

Let my thoughts come to you, when
I am gone, like the afterglow of sunset
at the margin of starry silence. (273)

Like his “Gitanjali”, “The Gardener”, “Fruit-Gathering”, and“The Crescent Moon”, the lyrical ‘self’of many short poems in “Stray Birds” is the ‘self’ of the lyrical subject which always directs towards the beauty of the world. This ‘self’ does not, or seldom, uses the form of request or exclamatory sentences.
Other poetry collections containing longer poems, fully expressing anidea or sometimes a story. Stray Birds does not: it takes another form. The poems in “Stray Birds” are shorter. Most of them are around 20 syllables in length. It is like golden beads on the necklaces of birds. A multi-colour necklace, blending many of the colours of nature, of spring, summer, and autumn scenes. This forms a unique poetic sound -unlike Tagore’s other poems.

Thousands of years ago, “The Vedas” recorded: “Of everything that exists, in all that will exist, Man is and will be Supreme.” So says Tagore: the destination of poetry is still human.
In “Stray Birds”, many verses are philosophical maxims -about ways of living life. If separated, stood alone, they are beautiful, profound and subtle quotations. The verses, like maxims, reflect Tagore’s experience and longing for a fair and compassionate world. This idea comes from ancient culture, from the compassion and the mercy of Indian religions.
“Stray Birds” are a blend of Indian nature, country and people. Tagore, alover of ‘man’ and nature: launched on bird wings, flew through the sky, sowing the : ‘Chirrups’ of a spring morning:
The bird-song is the echo of themorning light back from the earth.(245)

Danang, February, 2019

                                                                                                                           H.V.H

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây