Vùng Đông Nam Bộ tập trung giải quyết “5 mẫu thuẫn, 6 thách thức” để phát triển đột phá

Để vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá, xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ rõ “5 mẫu thuẫn, 6 thách thức”, từ đó phân tích, gợi mở về 3 vấn đề “Tư duy mới- Đột phá mới- Giá trị mới” để phát triển vùng Đông Nam Bộ trong thời gian tới.

Vung Dong Nam Bo tap trung giai quyet 5 mau thuan 6 thach thuc min - Vùng Đông Nam Bộ tập trung giải quyết "5 mẫu thuẫn, 6 thách thức" để phát triển đột pháThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị.

Thủ tướng khẳng định, Đông Nam Bộ là vùng có tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và rõ ràng. Những thành quả phát triển của Vùng đã rõ và góp phần quan trọng vào thành quả phát triển chung của quá trình 35 năm đổi mới đất nước, đặc biệt sau ảnh hưởng của dịch COVID-19 khu vực Đông Nam Bộ đã có đóng góp quan trọng vào sự phục hồi phát triển kinh tế- xã hội của cả nước.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, những thành quả đó là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, sự đóng góp của doanh nghiệp và người dân. Thủ tướng ghi nhận những ý kiến tham luận phát biểu tại hội nghị đa dạng, phong phú, nội dung toàn diện; trong Chương trình hành động Nghị quyết 24 của Chính phủ đã nêu rất rõ.

Để vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá, xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ rõ “5 mẫu thuẫn, 6 thách thức” với vùng Đông Nam Bộ. Cụ thể, (1) Vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp. (2) là kết nối hạ tầng chiến lược đồng bộ chưa đầy đủ, toàn diện, cắt khúc nhiều. (3) việc Huy động nguồn lực chủ yếu dựa vào nhà nước; các cơ chế hợp tác công tư, huy động nguồn lực xã hội, đặc biệt là nội lực chưa phát huy. (4) Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa ngang tầm vai trò, vị trí và lợi thế của vùng. (5) Phát triển văn hóa chưa theo kịp chính trị, kinh tế và xã hội, chưa ngang tầm, tương xứng.

“Thách thức lớn nhất ở đây chính là phát triển chưa bền vững, trong đó có phát triển đô thị; tắc nghẽn giao thông; tác động bởi chống biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường; phân hóa giàu nghèo và vấn đề an sinh xã hội”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ.

truoc su chung kien cua Thu tuong Chinh phu va cac dong chi lanh dao da dien ra le trao thoa thuan hop tac ve phat trien ben vung vung Dong Nam Bo giua Bo Ke hoach va Dau tu min - Vùng Đông Nam Bộ tập trung giải quyết "5 mẫu thuẫn, 6 thách thức" để phát triển đột pháTại hội nghị, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo đã diễn ra lễ trao thỏa thuận hợp tác về phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các đối tác phát triển.

Thủ tướng nhắc lại Chương trình hành động nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị nhằm khai thác, phát huy hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng nói riêng và của vùng Đông Nam Bộ nói chung, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội cả nước. Với quan điểm là phát triển nhanh, hài hòa, bao trùm tổng thể nhưng phải bền vững, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phân tích, gợi mở  về 3 vấn đề “Tư duy mới- Đột phá mới- Giá trị mới” của vùng Đông Nam Bộ.

Theo Thủ tướng, “Tư duy mới” là phải tư duy tự lực tự cường, đi lên từ bàn tay khối óc, dựa vào nội lực, là con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa và tinh thần đoàn kết dân tộc… Nội lực kết hợp với ngoại lực là vốn, thể chế, tạo nguồn nhân lực, khoa học quản lý để phát triển. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ nhưng phải tích cực chủ động hội nhập sâu rộng, thực chất và hiệu quả; lấy người dân là trung tâm, làm chủ thể để xây dựng chính sách và thực hiện chính sách.

“Tư duy mới” là biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể. “Đây không phải là tư duy mới, thực tế từ thời bao cấp chúng ta đã thực hiện điều này, minh chứng là quá trình phát triển tự lực, tự cường, đưa Việt Nam thành một đất nước có cơ đồ, tiềm lực và vị thế như ngày nay. Vì vậy phải phát huy nhiều hơn nữa, và phải làm tốt hơn nữa”. Thủ tướng nêu rõ.

Về “Đột phá mới” theo Thủ tướng đó chính là cách thức, phương thức huy động nguồn lực. “Chúng ta có nguồn lực của đất nước, nguồn lực của Nhân dân, nguồn lực từ nước ngoài… tuy nhiên so với những gì chúng ta có, so với thế giới chúng ta còn thấp và trong quá trình chuyển đổi phát triển kinh tế phải huy động bằng nhiều phương thức, đó là: Cơ chế chính sách đột phá, ổn định, phải bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan, cụ thể, rõ ràng  không trông chờ, ỉ lại vào Nhà nước. Các địa phương, doanh nghiệp phải làm vấn đề này”. Thủ tướng yêu cầu.

Về Huy động nguồn lực hợp tác công tư, Thủ tướng gợi ý vùng Đông Nam Bộ 3 mô hình: (1) Lãnh đạo công và quản trị tư khu công nghiệp, chế xuất và khu công nghệ cao; (2) Đầu tư công và quản lý tư; (3) Đầu tư tư nhưng sử dụng công. 

Trao bien ban ghi nho giay chung nhan dang ky dau tu cho cac nha dau tu trong va ngoai nuoc min - Vùng Đông Nam Bộ tập trung giải quyết "5 mẫu thuẫn, 6 thách thức" để phát triển đột pháTrao biên bản ghi nhớ, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

4 đột phá vùng Đông Nam Bộ cần tập trung thực hiện theo gợi ý của Thủ tướng, đó là: Các địa phương phải sáng tạo, năng động, huy động nguồn lực và quyết liệt trong thực hiện. Lấy giáo dục, đào tạo, tăng năng suất lao động, đổi mới khoa học công nghệ, phong trào lập nghiệp trở thành xu thế; đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động trở thành phong trào. Phải tập trung thực hiện, từ đó góp phần vào hoàn thiện con người Việt Nam, phát huy tối đa yếu tố trí tuệ, năng lực, đạo đức, phẩm chất của con người Việt Nam để phát triển. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường; các cấp, các ngành cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính; chính sách ổn định; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng… Tập trung vào thực hiện an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, xây dựng nhà ở xã hội cho người dân thu nhập thấp, công nhân lao động; chăm lo tốt cho người có công với cách mạng, với đất nước.

Về “Giá trị mới” theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đó là mang lại chất lượng tăng trưởng nhanh hơn, đóng góp cao hơn cho vùng và cho cả nước; Thu nhập bình quân đầu người phải cao hơn, tương xứng với các nước trong khu vực và quốc tế. Phấn đấu chỉ số phát triển con người cao hơn, ngang tầm với các nước trong khu vực phát triển. Hạ tầng kết nối vùng, kết nối quốc tế phải tốt nhất cả nước. Khắc phục bằng được những hậu quả liên quan đến biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Chuyển đổi số, phát triển xanh bền vững, bao trùm và vùng Đông Nam Bộ phải là khu vực tiêu biểu của cả nước.

Tại Hội nghị, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ,  đã diễn ra lễ trao thỏa thuận hợp tác về phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các đối tác phát triển; trao biên bản ghi nhớ, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ./.

Tin, ảnh: Hoàng Mẫn
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây