Giới thiệu khái quát huyện Hớn Quản
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý: Huyện Hớn Quản nằm trên Quốc lộ 13 cách Chơn Thành khoảng 15 km, cách thị xã Bình Long khoảng 12 km, cách thị xã Đồng Xoài theo Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 khoảng 45 km. Với trục giao thông hiện có từ Hớn Quản đi Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi.
Ranh giới của huyện như sau:
– Phía Bắc giáp thị xã Bình Long và huyện Lộc Ninh;
– Phía Nam giáp huyện Chơn Thành;
– Phía Đông giáp huyện Bù Gia Mập và huyện Đồng Phú;
– Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.
– Diện tích tự nhiên của huyện là: 66.379,8 ha.
– Huyện có 13 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Thanh An, An Khương, Tân Khai, Đồng Nơ, Tân Hiệp, Minh Đức, Minh Tâm, Tân Lợi, Phước An, Tân Hưng, Thanh Bình, An Phú và Tân Quan.
– Giao thông thuận lợi với Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 giao nhau tại Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) là tuyến giao thông quan trọng nối Tây nguyên và các tỉnh khác trong khu vực. Trong tương lai gần, đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn tại Bình Dương sẽ kết nối với Bình Phước sẽ tạo cho Bình Phước nói chung và huyện Hớn Quản nói riêng có điều kiện giao thông thuận tiện đến Tp. Hồ Chí Minh và các đầu mối giao thông quốc tế như Sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất, cảng nước sâu Thị Vải, cảng Cát Lái,v.v…
Trong tương lai Hớn Quản nằm trên trục đường sắt Xuyên Á; có đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh đi cửa khẩu Hoa Lư.
Với vị trí nêu trên, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.2.1. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Hớn Quản nói riêng nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
a) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 – 26,20C. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn, khoảng 7 – 90C nhất là vào các tháng mùa khô.
– Nhiệt độ trung bình: 26,70C/năm;
– Nhiệt độ tháng cao nhất: 28,70C (tháng 4);
– Nhiệt độ tháng thấp nhất: 25,50C (tháng 12);
– Nhiệt độ cao tuyệt đối: 39,50C;
– Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 16,50C.
b) Độ ẩm không khí
– Do chế độ theo mùa nên biên độ cao dao động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn.
– Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80,8 – 81,4%.
– Bình quân năm thấp nhất là 45,6 – 53,2%, tháng có độ ẩm cao nhất là 88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%.
– Độ ẩm tháng cao nhất 91% (tháng 9).
c) Mưa
– Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.045 – 2.325 mm.
– Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 – 11, chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất 376 mm (tháng 7).
– Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 – 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2 và tháng 3.
– Lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1.113 – 1.447 mm. Thời gian kéo dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào tháng 2, 3 và 4.
d) Nắng
– Nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng số giờ nắng trong năm từ 2.400 – 2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 – 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1, 2, 3, 4 và thời gian ít nắng nhất vào tháng 7, 8 và 9.
– Khu vực không có sương mù.
e) Gió
– Mỗi năm có 2 mùa gió theo 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa, gió thịnh hành Tây – Nam. Về mùa khô, gió thịnh hành Đông – Bắc. Chuyển tiếp giữa hai mùa còn có gió Đông và Đông Nam.
– Tốc độ gió trung bình đạt 10 – 15 m/s, lớn nhất 25 – 30 m/s (90 – 110 km/h). Khu vực này không chịu ảnh hưởng của gió bão.
1.3. Tài nguyên khoáng sản
Theo Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 3/1/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về phê duyệt dự án: “Quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Phước đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020”.
Đối với huyện Hớn Quản có tài nguyên khoáng sản bao gồm:
– Khoáng sản sét gạch ngói: tổng diện tích 598 ha với trữ lượng là 24.750.000 m3, trong đó đến năm 2010 là 115 ha và trữ lượng 4.250.000m3, giai đoạn 2011-2015 diện tích là 30ha và trữ lượng là 900.000m3 còn lại dự trữ cho các giai đoạn sau.
– Khoáng sản đá xây dựng: tổng diện tích 1.741 ha với trữ lượng là 330.300.000m3, trong đó đến năm 2010 là 146 ha và trữ lượng 28.100.000m3, giai đoạn 2011-2015 diện tích là 120ha và trữ lượng là 24.000.000m3 còn lại dự trữ cho các giai đoạn sau.
– Khoáng sản Laterit – đất phún sỏi đỏ: tổng diện tích 892ha với trữ lượng là 26.360.000m3, trong đó đến năm 2010 là 181ha và trữ lượng 5.030.000m3, giai đoạn 2011-2015 diện tích là 376ha và trữ lượng là 11.280.000m3 còn lại dự trữ cho các giai đoạn sau.
Với điều kiện về vị trí địa lý và tài nguyên trên, huyện Hớn Quản có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực (nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ).
– Phía Bắc giáp thị xã Bình Long và huyện Lộc Ninh;
– Phía Nam giáp huyện Chơn Thành;
– Phía Đông giáp huyện Bù Gia Mập và huyện Đồng Phú;
– Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.
– Diện tích tự nhiên của huyện là: 66.379,8 ha.
– Huyện có 13 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Thanh An, An Khương, Tân Khai, Đồng Nơ, Tân Hiệp, Minh Đức, Minh Tâm, Tân Lợi, Phước An, Tân Hưng, Thanh Bình, An Phú và Tân Quan.
– Giao thông thuận lợi với Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 giao nhau tại Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) là tuyến giao thông quan trọng nối Tây nguyên và các tỉnh khác trong khu vực. Trong tương lai gần, đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn tại Bình Dương sẽ kết nối với Bình Phước sẽ tạo cho Bình Phước nói chung và huyện Hớn Quản nói riêng có điều kiện giao thông thuận tiện đến Tp. Hồ Chí Minh và các đầu mối giao thông quốc tế như Sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất, cảng nước sâu Thị Vải, cảng Cát Lái,v.v…
Trong tương lai Hớn Quản nằm trên trục đường sắt Xuyên Á; có đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh đi cửa khẩu Hoa Lư.
Với vị trí nêu trên, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.2.1. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Hớn Quản nói riêng nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
a) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 – 26,20C. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn, khoảng 7 – 90C nhất là vào các tháng mùa khô.
– Nhiệt độ trung bình: 26,70C/năm;
– Nhiệt độ tháng cao nhất: 28,70C (tháng 4);
– Nhiệt độ tháng thấp nhất: 25,50C (tháng 12);
– Nhiệt độ cao tuyệt đối: 39,50C;
– Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 16,50C.
b) Độ ẩm không khí
– Do chế độ theo mùa nên biên độ cao dao động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn.
– Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80,8 – 81,4%.
– Bình quân năm thấp nhất là 45,6 – 53,2%, tháng có độ ẩm cao nhất là 88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%.
– Độ ẩm tháng cao nhất 91% (tháng 9).
c) Mưa
– Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.045 – 2.325 mm.
– Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 – 11, chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất 376 mm (tháng 7).
– Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 – 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2 và tháng 3.
– Lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1.113 – 1.447 mm. Thời gian kéo dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào tháng 2, 3 và 4.
d) Nắng
– Nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng số giờ nắng trong năm từ 2.400 – 2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 – 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1, 2, 3, 4 và thời gian ít nắng nhất vào tháng 7, 8 và 9.
– Khu vực không có sương mù.
e) Gió
– Mỗi năm có 2 mùa gió theo 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa, gió thịnh hành Tây – Nam. Về mùa khô, gió thịnh hành Đông – Bắc. Chuyển tiếp giữa hai mùa còn có gió Đông và Đông Nam.
– Tốc độ gió trung bình đạt 10 – 15 m/s, lớn nhất 25 – 30 m/s (90 – 110 km/h). Khu vực này không chịu ảnh hưởng của gió bão.
1.3. Tài nguyên khoáng sản
Theo Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 3/1/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về phê duyệt dự án: “Quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Phước đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020”.
Đối với huyện Hớn Quản có tài nguyên khoáng sản bao gồm:
– Khoáng sản sét gạch ngói: tổng diện tích 598 ha với trữ lượng là 24.750.000 m3, trong đó đến năm 2010 là 115 ha và trữ lượng 4.250.000m3, giai đoạn 2011-2015 diện tích là 30ha và trữ lượng là 900.000m3 còn lại dự trữ cho các giai đoạn sau.
– Khoáng sản đá xây dựng: tổng diện tích 1.741 ha với trữ lượng là 330.300.000m3, trong đó đến năm 2010 là 146 ha và trữ lượng 28.100.000m3, giai đoạn 2011-2015 diện tích là 120ha và trữ lượng là 24.000.000m3 còn lại dự trữ cho các giai đoạn sau.
– Khoáng sản Laterit – đất phún sỏi đỏ: tổng diện tích 892ha với trữ lượng là 26.360.000m3, trong đó đến năm 2010 là 181ha và trữ lượng 5.030.000m3, giai đoạn 2011-2015 diện tích là 376ha và trữ lượng là 11.280.000m3 còn lại dự trữ cho các giai đoạn sau.
Với điều kiện về vị trí địa lý và tài nguyên trên, huyện Hớn Quản có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực (nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ).
Hớn Quản, xưa và nay
Truyện xưa kể rằng: trong số những người theo chân lính lưu đồn từ xứ Quảng đến đây lập nghiệp có cha con ông Hớn (con cả tên là Thanh) rất đức độ, được mọi người yêu mến kính phục vì những việc làm hằng ngày, hay giúp đỡ người xung quanh tìm kế sinh nhai, chỉ bảo những điều hay lẽ phải và khuyên nhủ mọi người đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Khi ông mất đi, để lại niềm tiếc thương và kính trọng của dân làng, bà con lấy tên ông Hớn người xứ Quảng đặt tên cho làng gọi là Hớn Quảng, đọc theo tiếng địa phương là Hớn Quản.
Từ đó, làng bản ngày càng mở rộng, địa danh Hớn Quản đi vào hành chính từ khoảng nửa cuối Thế kỷ XIX. Cùng với người Việt (Kinh), có mặt ở vùng đất Hớn Quản từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX còn có người Stiêng và người Khơ Me đồng bào sống thành từng sóc nhỏ, bên các con suối hay các bưng, sống bằng nghề làm rẫy và làm ruộng, trồng bông, dệt vải thủ công trong gia đình.
Như vậy, lịch sử khai phá, hình thành và phát triển của vùng đất Hớn Quản cũng chính là quá trình hội tụ và chung lưng đấu cật của các bộ phận đồng bào dân tộc ít người sinh sống từ lâu đời tại địa phương, với bộ phận dân cư nhiều nơi đến định cư, sinh cơ lập nghiệp trong nhiều thời điểm khác nhau. Họ cùng nhau cải tạo diện mạo của vùng đất hoang vu, hiểm trở lập xóm làng, dẫn đến những thay đổi về cơ cấu hành chính tại đây qua các thời kì lịch sử.
Đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân lập các địa giới hành chính Hớn Quản (1906) và đồn binh Bù Đốp để siết chặt hơn nữa ách kiểm soát, năm 1912, chúng tách một phần trấn Biên Hòa và một phần tỉnh Gia Định để thành lập tỉnh Thủ Dầu Một và quận Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Dầu Một.
Quận Hớn Quản bấy giờ gồm 3 tổng: tổng Tân Minh (có 3 làng người Kinh), tổng Quản Lợi và tổng Minh Ngãi (gồm các sóc người dân tộc thiểu số như Sơn La, Sơn Dược, Lôi Sơn, Võ Tùng, Võ Rục…)
Với sự gia tăng đội ngũ công nhân cao su, các khu vực dân cư của quận Hớn Quản được mở rộng hơn trước, hình thành thêm nhiều tổng mới : riêng vùng đồng bào dân tộc đã có tới 5 tổng (tổng Quản Lợi, tổng Văn Hiên, tổng Xa Cam, tổng Xa Cát, tổng Man). Cũng trong khoảng thời gian này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giới chủ đồn điền, chính quyền thực dân giao quyền cho giới chủ tư bản Pháp ở các đồn điền nắm giữ bộ máy hành chính ở địa phương. Từ đó, bộ máy hành chính quận Hớn Quản nằm trong tay các chủ tư bản của Công ty cao su đất đỏ (thành lập vào năm 1908).
Nửa đầu thế kỷ XX, số người Việt đến đất Hớn Quản tăng lên, chủ yếu là dân phu cao su (dân công tra), ở các tỉnh phía Bắc đó được tuyển mộ từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương…đưa đến các đồn điền cao su Quản Lợi, Xa Trạch, Xa Cam, Sóc Tranh…các đồn điền này đều thuộc Công ty cao su đất đỏ, đặt trung tâm tại Hớn Quản. Ngoài ra, còn có một số nông dân nghèo từ các địa phương đồng bằng Nam Bộ bị bần cùng hóa bởi bọn cường hào, điền chủ (cả Pháp lẫn Việt) bỏ lên đây sinh sống.
Trong thời kỳ 1945 – 1954, theo hệ thống hành chính của chính quyền thực dân cũng như tổ chức của chính quyền kháng chiến, thì quận Hớn Quản vẫn thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Từ năm 1951 trở đi, theo hệ thống hành chính của cách mạng, 2 tỉnh Thủ Dầu Một và Biên hòa được hợp nhất thành tỉnh Thủ Biên, quận Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Biên.
Đầu năm 1960, thực hiện ý đồ lập các trại tập trung, các khu trù mật để dễ bề kìm kẹp nhân dân, tách rời quần chúng nhân dân với lực lượng cách mạng, hòng cô lập và tiêu diệt lực lượng kháng chiến, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xúc tiến kế hoạch di dân, dồn hàng vạn bà con từ các tỉnh miền Trung vào Miền Đông Nam Bộ. Tại Hớn Quản, chúng lập ra các khu dinh điền mang tên Văn Hiên I, Văn Hiên II ở xung quanh xã An Lộc. …
Như vậy, trải qua thời gian và lịch sử, cộng đồng dân cư ở Hớn Quản từ nhiều nguồn tụ về, gồm nhiều thành phần dân tộc: người S tiêng, Khơ Me, Châu Ro, Hoa, Kinh …. Cùng chung sống chan hòa gắn bó với nhau.
Cuối thế kỷ XIX, Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và đặt ách đô hộ lên các địa phương, trong đó có Hớn Quản. Trước sự đàn áp và tước đoạt thành quả lao động của nhân dân, đồng bào các dân tộc cư trú tại địa phương đã đấu tranh kiên quyết chống lại kẻ thù xâm lược. Trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền, con trai Trương Định – liên minh với lực lượng của nhà sư yêu nước Pu Côm Pô (người Khơ Me) diễn ra từ 1864 trên địa bàn rộng lớn ở vùng núi Biên Hòa dọc tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia đã tác động tích cực và được sự hưởng ứng nhiệt thành của đồng bào S tiêng, Khơ Me trên địa bàn Hớn Quản.
Dân công tra làm việc trong Công ty Cao su đất đỏ Bình Long thời kỳ này phải lao động nặng nhọc, ăn uống thiếu thốn, bệnh tật, luôn bị hành hạ, đánh đập dã man. Dưới ách áp bức, bóc lột của quân xâm lược, phong trào công nhân cao su miền Đông Nam Bộ nói chung, vùng Bình Long – Hớn Quản nói riêng ngày càng dâng cao hơn, có tổ chức chặt chẽ và quy cũ hơn nhờ hoạt động của một số Đảng viên (đồng chí Nguyễn Văn Chung, Lê Đức Anh…) về hoạt động chỉ đạo phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân và đồng bào các dân tộc.
Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Thực dân Pháp ở Đông Dương. Tại Hớn Quản, sau khi hạ bệ quân Pháp, chính quyền Phát Xít Nhật đưa đám người Việt tay sai lên làm Quận trưởng, Quận phó, thiết lập bộ máy hành chính mới. Nhật dùng lại toàn bộ các ban tề để tiếp tục thực hiện việc bắt sưu, kéo cừ, chặt cây làm công sự và hầm trú ẩn… tại đồn điền Quản Lợi ở Hớn Quản, Nhật chiếm lấy công sở để đóng quân, ra lệnh ngừng sản xuất cao su, bắt công nhân đi đào công sự. Hằng ngày, chúng phát cho mỗi người hai lon gạo, một lon tương, không trả tiền công, cảnh đói khát, chết chóc diễn ra hằng ngày hằng giờ. Dưới ách phát xít, đời sống công nhân và đồng bào các dân tộc vô cùng điêu đứng, sôi sục, căm thù, sẳn sàng đứng lên một khi thời cơ đến. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, đồng chí Lê Đức Anh đã tổ chức chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa trên tất cả các đồn điền ở Hớn Quản, Lộc Ninh. Ngoài lực lượng “quốc gia tự vệ cuộc” ở Hớn Quản lúc này còn có lực lượng “quốc vệ đội” – lực lượng vũ trang tập trung, trực thuộc “quốc gia tự vệ cuộc”.
Khoảng cuối tháng 12/1946, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một thành lập Ban cán sự Đảng quận Hớn Quản – tức Quận ủy lâm thời. Ban cán sự gồm các đồng chí: Lê Đức Anh (mật danh là Hòa) – Bí Thư, Trần Quang Sang (mật danh là Khai) – phó bí thư, đồng chí Việt (mật danh là Bình), Nguyễn Văn Hội (mật danh là An), Lê Danh Cát (mật danh là Ninh).
* Giai đoạn 1947-1954, trước sự lớn mạnh của phong trào kháng chiến trên địa bàn Hớn Quản, từ giữa tháng 12/1946 Thực dân Pháp mở những cuộc khủng bố ác liệt, tàn sát đồng bào, lùng bắt và giết hại cán bộ Đảng viên.
Tháng 4/1947, lực lượng vũ trang huyện Hớn Quản khoảng 150 người tổ chức đánh địch ngay trung tâm quận, diệt ác, phá cầu đường, đột nhập đồn điền Quản Lợi phá kho lấy vũ khí, lương thực, đánh phá khu chăn nuôi của đồn điền, vận động nhân dân nổi dậy đấu tranh. Theo đó, các cơ quan, đoàn thể như Nghiệp đoàn cao su, Hội Liên – Việt, Thanh Niên, Phụ Nữ, nông hội, phòng quốc dân thiểu số được củng cố, tăng cường thêm cán bộ lực lượng cách mạng.
* Giai đoạn 1954- 1975, hoạt động của Huyện ủy Hớn Quản chia làm 2 bộ phận, một bí mật, một công khai. Nhân dân và công nhân ở các đồn điền bãi công và đòi trả tù binh, đòi tăng lương 20%…, quân giặc tăng cường bóc lột và khống chế nhân dân, vạch ra nhiều âm mưu nhằm làm giảm ý chí đấu tranh của công nhân đồn điền.
Đặc biệt, giai đoạn 1969 đến đầu 1973, quân ta vượt qua khó khăn ác liệt, kiên quyết bám trụ, khôi phục cơ sở, chống phá bình định của địch. Đặc biệt, trong chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972, Khu vực Tào Ô (ấp 4 xã Tân Khai) trở thành chiến luỹ án ngữ đoạn đường 13. Tào Ô có địa thế tương đối thuận lợi cho việc tổ chức phòng ngự và giấu quân cơ động lực lượng, được quân ta sử dụng kết hợp giữa chốt giữ và chủ động cơ động đánh địch ngoài trận địa, là bàn đạp hết sức lợi hại để ta phát triển xuống vùng trung tuyến. Những ưu thế tự nhiên đặc biệt quan trọng “cánh cửa thép”, “chốt thép” trong chiến thuật chốt chặn đã đưa địa danh Tào Ô – Xóm Ruộng đi vào lịch sử như một huyền thoại.
Chiến dịch Nguyễn Huệ trải qua hơn 150 ngày đêm, từ ngày 5/4 đến ngày 28/8/1972, các trận đánh ở Tào Ô và đường 13 diễn ra vô cùng quyết liệt. Sư đoàn 7 của ta đã phối hợp với quân dân Bình Phước, trong đó có du kích Tân Khai đã đánh thiệt hại nặng nề các đơn vị thuộc sư đoàn 5, 9, 21, sư đoàn dù, chiến đoàn thiết giáp, biệt động quân, tiêu diệt và bắt sống 8.000 tên địch, thu giữ và phá huỷ nhiều vũ khí, khí tài và các phương tiện chiến tranh của địch.
* Giai đoạn quân và dân ta chống địch phá hoại hiệp định Paris, bảo vệ và củng cố vùng giải phóng, kết hợp tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương, ngày 23/3/1975, thị xã An Lộc và toàn bộ quận Hớn Quản được hoàn toàn giải phóng. Sau giải phóng, ghi nhận những nỗ lực của các địa phương đã có nhiều thành tích trong quá trình đấu tranh giữ nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế xã hội, các xã như: Tân Khai, Phước An, Thanh An, Tân Lợi, Minh Đức đã được Chính phủ phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/CP ngày 11/8/2009 của Chính phủ, ngày 01/11/2009 huyện Hớn Quản chính thức đi vào hoạt động. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 66.379,77 ha, dân số 95.681 nhân khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 20% dân số toàn huyện. có 13 đơn vị hành chính trực thuộc: Tân Khai, Tân Quan, Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Hiệp, Thanh Bình, Thanh An, Phước An, An Phú, An Khương, Minh Tâm, Minh Đức, Đồng Nơ. Phía Đông giáp huyện Phước Long và huyện Đồng Phú, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp huyện CHơn Thành, phía Bắc giáp huyện Lộc Ninh và thị xã Bình Long.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp tích cực của các Sở, ban ngành trong tỉnh, với tinh thần quyết tâm của Đảng bộ, sự điều hành tích cực của chính quyền cùng với sự tham mưu tích cực chủ động của các cơ quan ban ngành, đoàn thể huyện, sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân trong huyện cùng thực hiện các mục tiêu, kế hoạch trong thời gian qua và đã đạt được những kết quả đáng kể: tình hình kinh tế – xã hội của huyện vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, đời sống nhân dân nhất là người nghèo được quan tâm, quốc phòng – an ninh được giữ vững ổn định.
Hớn Quản là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nguồn lao động dồi dào, hệ thống chính trị ngày càng được củng cố vững mạnh, nhân dân giàu truyền thống yêu nước; khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trong thời gian qua là tiền đề quan trọng để Đảng bộ và nhân dân huyện nhà tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chương trình, kế hoạch, đưa huyện nhà phát triển hơn nữa trong thời gian tới./.
Như vậy, lịch sử khai phá, hình thành và phát triển của vùng đất Hớn Quản cũng chính là quá trình hội tụ và chung lưng đấu cật của các bộ phận đồng bào dân tộc ít người sinh sống từ lâu đời tại địa phương, với bộ phận dân cư nhiều nơi đến định cư, sinh cơ lập nghiệp trong nhiều thời điểm khác nhau. Họ cùng nhau cải tạo diện mạo của vùng đất hoang vu, hiểm trở lập xóm làng, dẫn đến những thay đổi về cơ cấu hành chính tại đây qua các thời kì lịch sử.
Đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân lập các địa giới hành chính Hớn Quản (1906) và đồn binh Bù Đốp để siết chặt hơn nữa ách kiểm soát, năm 1912, chúng tách một phần trấn Biên Hòa và một phần tỉnh Gia Định để thành lập tỉnh Thủ Dầu Một và quận Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Dầu Một.
Quận Hớn Quản bấy giờ gồm 3 tổng: tổng Tân Minh (có 3 làng người Kinh), tổng Quản Lợi và tổng Minh Ngãi (gồm các sóc người dân tộc thiểu số như Sơn La, Sơn Dược, Lôi Sơn, Võ Tùng, Võ Rục…)
Với sự gia tăng đội ngũ công nhân cao su, các khu vực dân cư của quận Hớn Quản được mở rộng hơn trước, hình thành thêm nhiều tổng mới : riêng vùng đồng bào dân tộc đã có tới 5 tổng (tổng Quản Lợi, tổng Văn Hiên, tổng Xa Cam, tổng Xa Cát, tổng Man). Cũng trong khoảng thời gian này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giới chủ đồn điền, chính quyền thực dân giao quyền cho giới chủ tư bản Pháp ở các đồn điền nắm giữ bộ máy hành chính ở địa phương. Từ đó, bộ máy hành chính quận Hớn Quản nằm trong tay các chủ tư bản của Công ty cao su đất đỏ (thành lập vào năm 1908).
Nửa đầu thế kỷ XX, số người Việt đến đất Hớn Quản tăng lên, chủ yếu là dân phu cao su (dân công tra), ở các tỉnh phía Bắc đó được tuyển mộ từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương…đưa đến các đồn điền cao su Quản Lợi, Xa Trạch, Xa Cam, Sóc Tranh…các đồn điền này đều thuộc Công ty cao su đất đỏ, đặt trung tâm tại Hớn Quản. Ngoài ra, còn có một số nông dân nghèo từ các địa phương đồng bằng Nam Bộ bị bần cùng hóa bởi bọn cường hào, điền chủ (cả Pháp lẫn Việt) bỏ lên đây sinh sống.
Trong thời kỳ 1945 – 1954, theo hệ thống hành chính của chính quyền thực dân cũng như tổ chức của chính quyền kháng chiến, thì quận Hớn Quản vẫn thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Từ năm 1951 trở đi, theo hệ thống hành chính của cách mạng, 2 tỉnh Thủ Dầu Một và Biên hòa được hợp nhất thành tỉnh Thủ Biên, quận Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Biên.
Đầu năm 1960, thực hiện ý đồ lập các trại tập trung, các khu trù mật để dễ bề kìm kẹp nhân dân, tách rời quần chúng nhân dân với lực lượng cách mạng, hòng cô lập và tiêu diệt lực lượng kháng chiến, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xúc tiến kế hoạch di dân, dồn hàng vạn bà con từ các tỉnh miền Trung vào Miền Đông Nam Bộ. Tại Hớn Quản, chúng lập ra các khu dinh điền mang tên Văn Hiên I, Văn Hiên II ở xung quanh xã An Lộc. …
Như vậy, trải qua thời gian và lịch sử, cộng đồng dân cư ở Hớn Quản từ nhiều nguồn tụ về, gồm nhiều thành phần dân tộc: người S tiêng, Khơ Me, Châu Ro, Hoa, Kinh …. Cùng chung sống chan hòa gắn bó với nhau.
Cuối thế kỷ XIX, Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và đặt ách đô hộ lên các địa phương, trong đó có Hớn Quản. Trước sự đàn áp và tước đoạt thành quả lao động của nhân dân, đồng bào các dân tộc cư trú tại địa phương đã đấu tranh kiên quyết chống lại kẻ thù xâm lược. Trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền, con trai Trương Định – liên minh với lực lượng của nhà sư yêu nước Pu Côm Pô (người Khơ Me) diễn ra từ 1864 trên địa bàn rộng lớn ở vùng núi Biên Hòa dọc tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia đã tác động tích cực và được sự hưởng ứng nhiệt thành của đồng bào S tiêng, Khơ Me trên địa bàn Hớn Quản.
Dân công tra làm việc trong Công ty Cao su đất đỏ Bình Long thời kỳ này phải lao động nặng nhọc, ăn uống thiếu thốn, bệnh tật, luôn bị hành hạ, đánh đập dã man. Dưới ách áp bức, bóc lột của quân xâm lược, phong trào công nhân cao su miền Đông Nam Bộ nói chung, vùng Bình Long – Hớn Quản nói riêng ngày càng dâng cao hơn, có tổ chức chặt chẽ và quy cũ hơn nhờ hoạt động của một số Đảng viên (đồng chí Nguyễn Văn Chung, Lê Đức Anh…) về hoạt động chỉ đạo phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân và đồng bào các dân tộc.
Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Thực dân Pháp ở Đông Dương. Tại Hớn Quản, sau khi hạ bệ quân Pháp, chính quyền Phát Xít Nhật đưa đám người Việt tay sai lên làm Quận trưởng, Quận phó, thiết lập bộ máy hành chính mới. Nhật dùng lại toàn bộ các ban tề để tiếp tục thực hiện việc bắt sưu, kéo cừ, chặt cây làm công sự và hầm trú ẩn… tại đồn điền Quản Lợi ở Hớn Quản, Nhật chiếm lấy công sở để đóng quân, ra lệnh ngừng sản xuất cao su, bắt công nhân đi đào công sự. Hằng ngày, chúng phát cho mỗi người hai lon gạo, một lon tương, không trả tiền công, cảnh đói khát, chết chóc diễn ra hằng ngày hằng giờ. Dưới ách phát xít, đời sống công nhân và đồng bào các dân tộc vô cùng điêu đứng, sôi sục, căm thù, sẳn sàng đứng lên một khi thời cơ đến. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, đồng chí Lê Đức Anh đã tổ chức chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa trên tất cả các đồn điền ở Hớn Quản, Lộc Ninh. Ngoài lực lượng “quốc gia tự vệ cuộc” ở Hớn Quản lúc này còn có lực lượng “quốc vệ đội” – lực lượng vũ trang tập trung, trực thuộc “quốc gia tự vệ cuộc”.
Khoảng cuối tháng 12/1946, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một thành lập Ban cán sự Đảng quận Hớn Quản – tức Quận ủy lâm thời. Ban cán sự gồm các đồng chí: Lê Đức Anh (mật danh là Hòa) – Bí Thư, Trần Quang Sang (mật danh là Khai) – phó bí thư, đồng chí Việt (mật danh là Bình), Nguyễn Văn Hội (mật danh là An), Lê Danh Cát (mật danh là Ninh).
* Giai đoạn 1947-1954, trước sự lớn mạnh của phong trào kháng chiến trên địa bàn Hớn Quản, từ giữa tháng 12/1946 Thực dân Pháp mở những cuộc khủng bố ác liệt, tàn sát đồng bào, lùng bắt và giết hại cán bộ Đảng viên.
Tháng 4/1947, lực lượng vũ trang huyện Hớn Quản khoảng 150 người tổ chức đánh địch ngay trung tâm quận, diệt ác, phá cầu đường, đột nhập đồn điền Quản Lợi phá kho lấy vũ khí, lương thực, đánh phá khu chăn nuôi của đồn điền, vận động nhân dân nổi dậy đấu tranh. Theo đó, các cơ quan, đoàn thể như Nghiệp đoàn cao su, Hội Liên – Việt, Thanh Niên, Phụ Nữ, nông hội, phòng quốc dân thiểu số được củng cố, tăng cường thêm cán bộ lực lượng cách mạng.
* Giai đoạn 1954- 1975, hoạt động của Huyện ủy Hớn Quản chia làm 2 bộ phận, một bí mật, một công khai. Nhân dân và công nhân ở các đồn điền bãi công và đòi trả tù binh, đòi tăng lương 20%…, quân giặc tăng cường bóc lột và khống chế nhân dân, vạch ra nhiều âm mưu nhằm làm giảm ý chí đấu tranh của công nhân đồn điền.
Đặc biệt, giai đoạn 1969 đến đầu 1973, quân ta vượt qua khó khăn ác liệt, kiên quyết bám trụ, khôi phục cơ sở, chống phá bình định của địch. Đặc biệt, trong chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972, Khu vực Tào Ô (ấp 4 xã Tân Khai) trở thành chiến luỹ án ngữ đoạn đường 13. Tào Ô có địa thế tương đối thuận lợi cho việc tổ chức phòng ngự và giấu quân cơ động lực lượng, được quân ta sử dụng kết hợp giữa chốt giữ và chủ động cơ động đánh địch ngoài trận địa, là bàn đạp hết sức lợi hại để ta phát triển xuống vùng trung tuyến. Những ưu thế tự nhiên đặc biệt quan trọng “cánh cửa thép”, “chốt thép” trong chiến thuật chốt chặn đã đưa địa danh Tào Ô – Xóm Ruộng đi vào lịch sử như một huyền thoại.
Chiến dịch Nguyễn Huệ trải qua hơn 150 ngày đêm, từ ngày 5/4 đến ngày 28/8/1972, các trận đánh ở Tào Ô và đường 13 diễn ra vô cùng quyết liệt. Sư đoàn 7 của ta đã phối hợp với quân dân Bình Phước, trong đó có du kích Tân Khai đã đánh thiệt hại nặng nề các đơn vị thuộc sư đoàn 5, 9, 21, sư đoàn dù, chiến đoàn thiết giáp, biệt động quân, tiêu diệt và bắt sống 8.000 tên địch, thu giữ và phá huỷ nhiều vũ khí, khí tài và các phương tiện chiến tranh của địch.
* Giai đoạn quân và dân ta chống địch phá hoại hiệp định Paris, bảo vệ và củng cố vùng giải phóng, kết hợp tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương, ngày 23/3/1975, thị xã An Lộc và toàn bộ quận Hớn Quản được hoàn toàn giải phóng. Sau giải phóng, ghi nhận những nỗ lực của các địa phương đã có nhiều thành tích trong quá trình đấu tranh giữ nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế xã hội, các xã như: Tân Khai, Phước An, Thanh An, Tân Lợi, Minh Đức đã được Chính phủ phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/CP ngày 11/8/2009 của Chính phủ, ngày 01/11/2009 huyện Hớn Quản chính thức đi vào hoạt động. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 66.379,77 ha, dân số 95.681 nhân khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 20% dân số toàn huyện. có 13 đơn vị hành chính trực thuộc: Tân Khai, Tân Quan, Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Hiệp, Thanh Bình, Thanh An, Phước An, An Phú, An Khương, Minh Tâm, Minh Đức, Đồng Nơ. Phía Đông giáp huyện Phước Long và huyện Đồng Phú, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp huyện CHơn Thành, phía Bắc giáp huyện Lộc Ninh và thị xã Bình Long.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp tích cực của các Sở, ban ngành trong tỉnh, với tinh thần quyết tâm của Đảng bộ, sự điều hành tích cực của chính quyền cùng với sự tham mưu tích cực chủ động của các cơ quan ban ngành, đoàn thể huyện, sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân trong huyện cùng thực hiện các mục tiêu, kế hoạch trong thời gian qua và đã đạt được những kết quả đáng kể: tình hình kinh tế – xã hội của huyện vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, đời sống nhân dân nhất là người nghèo được quan tâm, quốc phòng – an ninh được giữ vững ổn định.
Hớn Quản là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nguồn lao động dồi dào, hệ thống chính trị ngày càng được củng cố vững mạnh, nhân dân giàu truyền thống yêu nước; khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trong thời gian qua là tiền đề quan trọng để Đảng bộ và nhân dân huyện nhà tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chương trình, kế hoạch, đưa huyện nhà phát triển hơn nữa trong thời gian tới./.