Nêu cao sứ mệnh văn hóa, văn học nghệ thuật từ chuyến đi điền dã Hưng Yên

Nêu cao sứ mệnh văn hóa, văn học nghệ thuật từ chuyến đi điền dã Hưng Yên

Nhà văn Phùng Văn Khai (mặc quân phục quân đội) cùng đoàn công tác tại Di tích lịch sử Cây đa Sài Thị cũng là khu vực Đại Mang Bộ nơi căn cứ hậu cần nhà Trần đánh Nguyên Mông.

Sứ mệnh của giới văn bút Hưng Yên là tạo ra những cuốn sách hay, ý nghĩa, tiếp nối dòng chảy văn học nghệ thuật Việt Nam. Họ tạo ra những cuốn sách bắt nguồn từ những mạch ngầm nhỏ để dần tạo ra dòng sông dồi dào chảy dài vô tận không bao giờ vơi cạn của văn học, văn hóa lịch sử nước nhà. Và những cuốn sách đầu tiên sẽ bắt đầu từ quê hương Hưng Yên, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó tuổi thơ và là cái nôi cho biết bao thế hệ nhân tài. Cuốn sách “Danh nhân Hưng Yên trong tiến trình lịch sử” đã xuất bản thành công, các anh chị văn bút Hưng Yên không ngơi nghỉ mà tiếp tục thực hiện Dự án sách “Thuật bút Xuân Cầu” và Dự án sách “Tùy bút Sài Thị” với mong muốn phát triển và chấn hưng văn hóa, đặc biệt là văn hóa làng bằng những tác phẩm về dư địa chí, con người, cảnh vật, phong tục tập quán, công trình kiến trúc,… của hai ngôi làng truyền thống quê hương Hưng Yên đó là làng Xuân Cầu – Nghĩa Trụ – Văn Giang và làng Sài Thị – Thuần Hưng – Khoái Châu. Không chỉ dừng lại ở việc thu thập tài liệu, thực hiện phỏng vấn, viết bài,.. Ngày 2 tháng 8 vừa qua, Hội đồng biên soạn Dự án sách dẫn đầu là Nhà Văn Phùng Văn Khai – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội đã thực hiện chuyến đi công tác, điền dã về Hưng Yên để triển khai các hoạt động sắp tới của các dự án sách.

Nha van Phung Van Khai cung doan cong tac tai UBND xa Nghia Tru huyen Van Giang - Nêu cao sứ mệnh văn hóa, văn học nghệ thuật từ chuyến đi điền dã Hưng YênNhà văn Phùng Văn Khai (giữa) cùng đoàn công tác tặng sách tại UBND xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang.

Tham gia chuyến công tác, điền dã Hưng Yên đợt này có sự tham gia khá đầy đủ của những thành viên cán cốt trong Hội đồng biên soạn Dự án sách: Nhà văn Phùng Văn Khai – Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội; Ông Lưu Viết Dũng – Chủ tịch HĐQT Liện hiệp Hợp tác xã Liên minh quốc gia; Tiến sĩ Nguyễn Văn Khương – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Nhà sáng lập Sàn Văn hóa Học và Đọc Việt Nam – hocdoc.vn; Ông Nguyễn Ngọc Kim Anh – Giám đốc Cty CP Văn hóa Học và Đọc Việt Nam – Sàn văn hóa Học và đọc Việt Nam – hocdoc.vn; Kiến trúc sư Nguyễn Thế Khải – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kiến trúc đô thị VN; Anh hùng Lao động, Trung tướng, nhà văn Hữu Ước – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân cùng một số cơ quan báo chí, truyền thông, các thư kí, quay phim cho Dự án.

Nv pvk cung doan cong tac tai Mieu lang Xuan Cau xa Nghia Tru huyen Van Giang min - Nêu cao sứ mệnh văn hóa, văn học nghệ thuật từ chuyến đi điền dã Hưng YênNhà văn Phùng Văn Khai (mặc quân phục quân đội) cùng đoàn công tác tại Miếu làng Xuân Cầu xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang.

Chuyến đi công tác, điền dã Hưng Yên của Hội đồng biên soạn Dự án sách gồm các thành viên là những người có tâm huyết và kinh nghiệm trong văn học, văn hóa lịch sử đã dành thời gian và công sức thực hiện chuyến đi hết sức ý nghĩa và quan trọng này. Chuyến đi điền dã, công tác lần này với  mục đích chính: Thứ nhất, gặp gỡ các lãnh đạo, cơ quan ban ngành của các làng, thôn, xã, huyện, tỉnh liên quan để triển khai kế hoạch trao tặng sách “Danh nhân Hưng Yên trong tiến trình lịch sử”. Thứ hai, thực hiện điền dã, tham quan, dâng hương, dâng lễ và trò chuyện với các đại diện để hiểu rõ hơn về vị trí, phong cảnh, kiến trúc, con người hai ngôi làng trong hai Dự án sách đang thực hiện là “Thuật bút Xuân Cầu” và “Tùy bút Sài Thị”. Thứ ba, tham khảo các ý kiến đóng góp của các lãnh đạo địa phương, góp phần xuất bản cuốn sách đầy đủ, hợp lý, ý nghĩa và khang trang hơn. Xuyên suốt chuyến điền dã, nhà văn Phùng Văn Khai – trưởng đoàn đã đại diện giới thiệu đoàn, triển khai các hoạt động của đoàn giúp công việc xuyên suốt và hợp lý. Mọi dự án sách của đoàn xuất phát từ tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc, mong muốn phát triển văn hóa, đặc biệt văn hóa làng không bị hòa trộn vào cuộc sống hiện đại, giữ vững những giá trị và truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Tạo ra những cuốn sách để lưu trữ lại những sự vật, sự việc, con người, lưu giữ những giá trị tốt đẹp để thế hệ mai sau nhìn vào đấy tự hào, học tập, noi gương.

doan cong tac dang huong tai Mieu lang Xuan Cau xa Nghia Tru huyen Van Giang min - Nêu cao sứ mệnh văn hóa, văn học nghệ thuật từ chuyến đi điền dã Hưng YênĐoàn công tác dâng hương tại Miếu làng Xuân Cầu xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang.

Đoàn công tác, điền dã Hưng Yên gồm 20 người xuất phát từ Thủ đô Hà Nội lúc 8h00, điểm đến đầu tiên là Miếu Thành Hoàng làng Xuân Cầu, gặp gỡ đại diện trông coi đền là ông Nguyễn Văn Thanh – Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Tam Kỳ (một trong ba thôn của làng Xuân Cầu). Tại đây đoàn công tác đã tiến hành dâng lễ, dâng hương. Đoàn công tác được nghe những chia sẻ về lịch sử hình thành làng. Từ những cây đa, giếng nước, sân đình, những cảnh đẹp, vị trí đắc địa đến những vị danh nhân, danh thần và truyền thống khoa bảng, hiếu học của vùng đất địa linh nhân kiệt. Tiếp đó, đoàn di chuyển đến UBND xã Nghĩa Trụ. Tại đây, đoàn được ông Khương Văn Oánh – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trụ và ông Lê Thanh Hải, bà Tô Thị Huệ – Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trụ cùng đại diện các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể của xã đón tiếp. Đoàn đã gặp gỡ, giao lưu và bước đầu triển khai những nội dung của Dự án sách “Thuật bút Xuân Cầu”. Đại diễn lãnh đạo xã đã khái quát các hoạt động, truyền thống của xã, các dự định trong tương lai, đồng thời rất ủng hộ tâm huyết, tinh thần và cái tâm của đoàn công tác đã trực tiếp về xã làm việc. Các dự án sách của đoàn vô cùng ý nghĩa và UBND xã Nghĩa Trụ sẽ giúp đỡ mọi mặt để công việc thuận lợi hơn và để đoàn có thêm nhiều tư liệu hay và quý.

Nv pvk doan cong tac dang huong tai Mieu lang Xuan Cau xa Nghia Tru huyen Van Giang min - Nêu cao sứ mệnh văn hóa, văn học nghệ thuật từ chuyến đi điền dã Hưng YênNhà văn Phùng Văn Khai và đoàn công tác dâng hương tại Miếu làng Xuân Cầu xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang.

Tiếp đó, đoàn công tác đến Di tích đền Sài Thị Thượng, dâng lễ và dâng hương. Đoàn được ông Nguyễn Văn Khương – Bí thư Đảng ủy xã Thuần Hưng; ông Đào Đức Long – Phó Bí thư Đảng ủy xã Thuần Hưng, ông Nguyễn Thế Tài – Trưởng Ban Di tích đền Sài Thị Thượng cùng đại diện các thôn đón tiếp. Tại đây, đoàn lắng nghe về lịch sử làng, về sự ra đời của chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh Hưng Yên và trực tiếp thăm quan di tích lịch sử này.

Đoàn công tác với lịch trình dày đặc, bỏ qua thời gian nghỉ trưa, tiếp tục di chuyển đến UBND xã Thuần Hưng. Tại đây, đoàn gặp gỡ và trò chuyện với đại diện lãnh đạo xã gồm ông Nguyễn Văn Khương – Bí thư Đảng ủy xã Thuần Hưng; ông Đào Đức Long – Chủ tịch HĐND – Phó Bí thư xã; ông Vương Đình Nghĩa – Chủ tịch xã. Đặc biệt, ông Bùi Huy Cường – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Khoái Châu đã trực tiếp đến văn phòng xã Thuần Hưng, gặp gỡ và giao lưu với đoàn công tác.

Tại buổi gặp mặt, ông Bùi Huy Cường đã thay mặt Ban Thường vụ huyện ủy thể hiện sự vui mừng phấn khởi được trân trọng đón đoàn công tác dự án sách “Tùy bút Sài Thị”, theo ông với sự phối hợp của đội ngũ các cố vấn kì cựu và cơ quan, đơn vị có uy tín như Viện Khoa học Giáo dục và Mội trường; Viện Nhân học Văn hóa sẽ xuất bản những cuốn sách rất chất lượng cho làng Sài Thị và cả cho huyện Khoái Châu. “Tùy bút Sài Thị” những bút pháp về ngôi làng có địa danh “Đại Mang Bộ”, nơi thành lập chi Bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiền của tỉnh Hưng Yên và đồng chí Bí thư huyện ủy cũng đã nhận được công văn của đoàn gửi trước đó. Ông Bùi Huy Cường cho rằng mục đích, nội dung Dự án sách này rất ý nghĩa, chính quyền và nhân dân huyện Khoái Châu  cũng rất quan tâm đến làng Sài Thị và ý nghĩa tâm linh của nó vì vậy sẽ ủng hộ hết mình dự án sách này.

Cũng tại đây, Bí thư huyện ủy Bùi Huy Cường đã có một số đóng góp cho Dự án sách “Tùy bút Sài Thị” như sau: “Hôm nay, mục đích chính các bác đồng chí là nghiên cứu để tìm hiểu thêm chất liệu xuất bản cuốn sách. Tôi cũng đã từng đề xuất với nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn là nên có một buổi nghiên cứu thực để làm rõ thêm những căn cứ về chính trị và căn cứ về lịch sử”. Ông Bùi Huy Cường kiến nghị với đoàn xem xét lại tên sách, nên dùng từ mang tính chất khoa học hơn. Trong Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Khoái Châu nhiệm kì 2025 – 2030, huyện Khoái Châu sẽ đặt hàng 300 cuốn sách để tặng cho các đại biểu dự Đại hội.

Mặc dù đoàn công tác phải làm việc thông trưa, bỏ qua thời gian nghỉ ngơi và những công việc cá nhân, cùng nhau cố gắng làm việc, song với sự đón tiếp nồng hậu, sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền địa phương đã tiếp thêm sức mạnh cho đoàn để sắp tới sẽ tạo ra một sản phẩm hay, chất lượng và giá trị.

Chiều cùng ngày, sau khi gặp gỡ với UBND xã Thuần Hưng, đoàn công tác tiếp tục cuộc hành trình đến UBND tỉnh Hưng Yên. Tại đây, đoàn được ông Nguyễn Duy Hưng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên tiếp đón. Đồng chí Nguyễn Duy Hưng rất ủng hộ việc làm mang tính chất văn hóa lịch sử của đoàn và sau khi thống nhất với đại diện đoàn, kiến nghị đoàn sẽ trao tặng 1.400 cuốn sách “Danh nhân Hưng Yên trong tiến trình lịch sử” và tỉnh sẽ có văn bản giao nhiệm vụ và phối hợp với các cơ quan liên quan cụ thể phân phối và chuyển sách đến các đơn vị trong tỉnh một cách phù hợp nhất.

Về dự án sách “Thuật bút Xuân Cầu” và “Tùy bút Sài Thị”, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng những cuốn sách này rất ý nghĩa và cần thiết vì nói về lịch sử xưa và nay. Đồng chí có kiến nghị: “Trên cơ sở những trao đổi hôm nay và tuân thủ các quy định khác chúng ta thực hiện các bước theo quy định và tiến hành công việc đảm bảo đúng trình tự và nhất là đảm bảo chất lượng, thông tin, hình ảnh cung cấp trong cuốn sách để bạn đọc chấp nhận, trân trọng và để phục vụ cho cả hậu thế tương lai hiểu về Xuân Cầu, Sài Thị trong tiến trình lịch sử xưa và và nay.  Tiếp đó, phải tránh xung đột vì sách có rất nhiều sách lịch sử Đảng bộ nên các thông tin phải khớp với nhau, chú ý tham khảo những tư liệu đã được thẩm định  kỹ lưỡng để tránh  xung đột, mâu thuẫn về thông tin”. Đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh nhấn mạnh khi viết về văn hóa làng quê truyền thống như làng Xuân Cầu và làng Sài Thị cần đưa những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh gẫn gũi, thân thuộc với làng quê để tiếp cận với bạn đọc mềm mại hơn và tính thuyết phục đối với  người dân sẽ sâu rộng hơn.

Nhà văn Phùng Văn Khai đại diện đoàn công tác đã gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến lãnh đạo tỉnh. Cảm ơn Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Duy Hưng đã dành thời gian tiếp đoàn và đóng góp ý kiến hết sức thẳng thắn, chân thành, cho đoàn nhiều thông tin rất bổ ích. Nhà văn cũng đại diện kết luận sẽ tặng 1.400 cuốn sách “Danh nhân Hưng Yên trong tiến trình lịch sử” cho UBND tỉnh điều phối. Nhà văn kiến nghị tỉnh có thể giao cho Sở Giáo dục; Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hưng Yên phân phối sách sẽ hợp lý hơn.

Đoàn công tác kết thúc chuyến đi bằng việc ghé thăm và gặp gỡ đồng chí Bùi Văn Sỹ – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông. Trở về Hà Nội, tuy làm việc thông trưa nhưng ai nấy đều rất vui vẻ, thoải mái bởi sự đón tiếp nồng hậu của người dân, bởi không khí trong lành, sự yên bình của quê hương Hưng Yên đang là nguồn cảm hứng bất tận cho những tác phẩm mới ra đời.

Ghi chép của Bảo Thơ

 

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây