Sàng lọc và thức tỉnh

Có vẻ như nhiều người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đến giờ vẫn nghĩ rằng đây là “miền đất” tự do của những kẻ “đào” tiện ích để giúp tăng lượt tương tác. Họ ăn nói, cư xử như chốn không người mặc dù ai cũng biết mạng xã hội luôn đặt ở chế độ mở. Vì lẽ đó đã không thiếu những ứng xử thiếu văn hóa, gây phản cảm.

Tác giả Bích Diệp trong bài: “Từ vụ TikToker Nờ Ô Nô: Quét “rác” trên mạng xã hội” (Báo Dân trí) đã viết: “Để làm sạch không gian mạng, loại bỏ những clip nội dung thiếu văn hóa, dung tục thì trước hết, người xem cần biết sàng lọc trong quá trình sử dụng mạng xã hội và mạnh mẽ hơn trong bày tỏ thái độ”.

Đọc xong đoạn văn này, ngoài nội dung về vụ TikToker Nờ Ô Nô thì tiêu chí “Biết sàng lọc” là chi tiết thú vị. Lâu nay, hai từ “sàng lọc” điều đã quá quen thuộc trong đời sống thực, không gian thực. Nhưng, có vẻ như “sàng lọc” lại là điều bị chúng ta bỏ quên sau “cuộc đổ bộ” vào thế giới ảo, lên hệ sinh thái số. Biết sàng lọc, biết xấu hổ rồi sẽ biết tự hào, biết vươn lên, biết trân trọng các giá trị của cộng đồng chăng? Nói thì dễ nhưng để thực hiện được lộ trình đó phải cần đến nhiều yếu tố. 

Khat vong phat trien dat nuoc la dong luc quan trong danh thuc tiem nang min - Sàng lọc và thức tỉnhKhát vọng phát triển đất nước là động lực quan trọng đánh thức tiềm năng.

Nhắc đến sàng lọc và lựa chọn, người viết giật mình khi nghĩ đến một bài viết của  Giáo sư Trương Nguyện Thành, trong đó có đoạn ông đã phân tích: “Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển trên cơ sở bắt chước cách hoạt động và học tập của não người. Ở cấp độ thứ nhất, AI học cách phân loại như đứa trẻ 3 – 4 tuổi. Cấp độ thứ hai, AI bắt đầu thí nghiệm theo cách “thử rồi học” như đứa trẻ 5 – 6 tuổi… Trong tương lai, với bộ nhớ khổng lồ và tốc độ tính toán lượng tử, AI sẽ đưa ra quyết định nhanh hơn não người. Con người đang thực sự chế tạo ra các thiết bị máy móc để thay đổi công việc của mình, hay nói cách khác là “xóa công việc của con người” (Học thuộc lòng hay dùng máy tính? – Báo Dân trí). Nếu đúng như lời giáo sư phân tích thì con người chúng ta cũng đang đứng trước sự sàng lọc của tương lai; sàng lọc ngay từ khi các em đang còn học trên ghế nhà trường chứ không phải đến khi bạn đã tốt nghiệp và bước vào môi trường làm việc. Liệu đến khi mà “AI sẽ đưa ra quyết định nhanh hơn não người” chúng ta có thấy thua kém với chính sản phẩm của mình tạo ra không? Xấu hổ khi đối diện với AI hay không hay chỉ muốn nhàn hạ.

Thực ra, chưa cần đến tương lai gần mà vị giáo sư chính giảng tại Đại học Utah (Mỹ) nhắc đến. Sàng lọc vỗn dĩ đã đứng đầu trong quy tắc 5S của người Nhật, đó là seri (sàng lọc), seiton (sắp xếp), seiso (sạch sẽ), seiketsu (săn sóc) và shitsuke (sẵn sàng). Chỉ có điều, sàng lọc ở đây lại cần đươc hiểu như thế nào? Liệu có phải chỉ là sàng lọc những ai cảm thấy không phù hợp trong list bạn bè vốn có của mình; sàng lọc là biết từ bỏ những thói quen xấu hay lựa chọn thực phẩm tốt, setup một chế độ luyện tập phù hợp để nâng cao sức khỏe cho bản thân hay không?

Tao chuyen bien lon ve giao duc nhu mot khau then chot min - Sàng lọc và thức tỉnhTạo chuyển biến lớn về giáo dục như một khâu then chốt.

Để hiểu được chính bản thân mình, đôi khi con người không chỉ cần đến những giá trị truyền thống, đến thuật “đắc nhân tâm” ngày nay hay đến các phân tích xã hội học hiện đại mà còn cần một ứng chiếu với chính “đối thủ” của mình, một cái “bóng” của mình. Liệu “đối thủ” ấy có là một nguy cơ với chính mình trong tương lai.

Tôi và bạn nên nhớ rằng: trong 6 lý do mà các nhà khoa học đã phân tích để chứng minh AI không thể thay thế con người trong tương lai thì lý do đầu tiên (AI không có cảm xúc như con người) là thuyết phục nhất. Cảm xúc ấy liệu có thể là gì ngoài vui, buồn, phẫn nộ? Theo suy ngẫm của người viết, sàng lọc không dừng lại ở đó mà còn để tìm ra lối đi cho mình, tường minh bằng chính liêm sỉ, lòng tự trọng của mình để bước thêm những bước đi mạnh mẽ.

Tôi nhớ từng được đọc một bài viết của tác giả Đỗ Ngọc Thống cách đây ba năm, trong đó, tác giả đã kể một chuyện như thế này: “Một cửa hàng sau khi lắp đặt camera để quản lý và trông coi hàng hóa phòng khi bị mất cắp, lập tức sau một thời gian không có người Nhật nào đến mua hàng nữa. Lý do cửa hàng bị tẩy chay vì như thế là không tin vào phẩm chất trung thực, cũng có nghĩa là đã xúc phạm lòng tự trọng của người Nhật. Từ đó các siêu thị ở Nhật không có camera như ở các nơi khác” (VietNamnet).

Khi đem câu chuyện ấy kể với một số bạn trẻ, hiển nhiên họ hiểu ra nội dung và tỏ ra kính nể ý thức tự giác của người dân Nhật Bản. Thế nhưng, khi được tôi hỏi lại: “Vậy suy cho cùng, người dân Nhật cảm thấy bị “xúc phạm lòng tự trọng” bởi đối tượng nào?”. Nhiều bạn sau khi nghe xong đã cười, có thể họ cho rằng tình huống đã quá rõ ràng nên không cần phải lật lại vấn đề. Người viết cho rằng, đằng sau phản ứng của người dân đất nước mặt trời mọc còn là sự xấu hổ với chính công nghệ mà con người đã chế tạo và sử dụng. Con người ở đâu đó đã xuống cấp về mặt nhân phẩm như thế nào để đến mức chính những “đứa con” được chế tạo, lập trình ra giám sát mình. Sự xấu hổ của chính loại người đã tạo ra sự ứng xử trung thực như ấy, trung thực với chính lương tâm của mình.

Cuoc song can su sang loc min - Sàng lọc và thức tỉnhCuộc sống cần sự sàng lọc.

Đến đây, chúng ta có một liên tưởng: Sự sàng lọc không chỉ xuất phát từ sự xấu hổ mà còn ở mức cao hơn là sự thức tỉnh. Thức tỉnh để vượt qua bẫy thu nhập trung bình (thuật ngữ do hai nhà kinh tế học Homi Kharas và Indermit Gill đưa ra vào năm 2006) bằng những “mũi nhọn” mà giáo dục là một. Giáo dục đâu chỉ đơn giản là đào tạo lực lượng kế cận cho tương lai có đủ năng lực và phẩm chất mà còn là phát huy nội lực vốn có:

“Tạo chuyển biến lớn về giáo dục, đây là yếu tố then chốt liên quan tới tất cả các khía cạnh cốt yếu như vốn nhân lực, năng lực chính phủ, vốn xã hội và chất lượng cuộc sống. Trước hết, cần tạo “cú hích” đủ mạnh để cải thiện đáng kể tỷ lệ nhập học giáo dục bậc cao nhằm nhanh chóng có được nguồn nhân lực kỹ năng, trình độ cao tương ứng với các quốc gia thu nhập cao. Đẩy nhanh thực hiện cơ chế tự chủ, tăng nhanh tỷ lệ đầu tư cho giáo dục sau phổ thông, nhất là bậc đại học, vì tỷ lệ hiện nay quá thấp so với các nước, năm 2019 tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục sau phổ thông ở nước ta ở mức 0,6% GDP so với Hàn Quốc là 0,9%  GDP, Malaysia là 0,82% GDP. Riêng đối với bậc đại học thì theo khuyến nghị của WB cần tăng từ mức 0,33% hiện nay lên 0,8% GDP trước năm 2030″ (theo VietNamnet).

Những con số, những thống kê cho thấy thách thức phía trước không hề nhỏ. Tuy nhiên, nếu có sự hoạch định từ tầm vĩ mô cho đến nỗ lực của từng cá nhân sẽ giúp cải thiện tình hình. Cuộc sống luôn đặt ra những thử thách nhưng chính thử thách mang đến cơ hội tạo ra những giá trị mới để phát triển. Có điều, chúng ta đã lựa chọn cơ hội phát triển những ưu thế gì, loại bỏ cái nào trong việc xây dựng cuộc sống của từng cá nhân tạo ra sự phát triển chung của xã hội.

 Chúng ta đã, đang và sẽ vươn lên mạnh mẽ để sàng lọc chính ngày hôm qua, sàng lọc chính mức nghèo, trung bình, sàng lọc bằng sự phát triển và tiến bộ hơn nữa trong cuộc sống.

Kiến Văn

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây