Tìm kiếm sự sống ở Sao Hỏa sẽ khó khăn hơn dự tính ban đầu

Việc tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa có thể trở nên phức tạp hơn rất nhiều do ảnh hưởng từ bức xạ vũ trụ.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, loài người đang hướng tới tìm kiếm sự sống và chinh phục hành tinh mang tên Sao Hỏa. Tuy nhiên, quá trình này có thể sẽ không thuận lợi như những gì mà họ dự tính ban đầu. Một bằng chứng mới đây cho thấy chúng ta có thể sẽ phải đào sâu hơn nhiều để tìm thấy sự sống nếu như nó thực sự tồn tại ở hành tinh xa xôi.

Đó là bởi Sao Hỏa thiếu đi từ trường và có bầu khí quyển mỏng manh, khiến nó liên tục phải chịu liều lượng bức xạ vũ trụ trên bề mặt cao hơn nhiều so với Trái Đất. Chính điều này đã phá hủy các axit amin – thứ đóng vai trò quan trọng để hình thành nên sự sống, và thậm chí ảnh hưởng tới tầng địa chất khoảng 2 mét dưới lòng đất Sao Hỏa.

“Kết quả của chúng tôi cho thấy các axit amin bị phá hủy bởi bức xạ vũ trụ trong lớp đá bề mặt Sao Hỏa với mức độ đáng kể hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây”, nhà vật lý Alexander Pavlov thuộc Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA cho biết.

Trước đây, Pavlov và nhóm của ông từng muốn hiểu rõ hơn về khả năng tìm thấy bằng chứng về các axit amin trên bề mặt Sao Hỏa. Vì vậy, họ đã thiết kế một thí nghiệm để kiểm tra độ cứng của các hợp chất này.

Tau tham hiem Curiosity cua NASA moi chi khoan xuong khoang 5 cm nen chua the tim thay su song tren Sao Hoa - Tìm kiếm sự sống ở Sao Hỏa sẽ khó khăn hơn dự tính ban đầuTàu thám hiểm Curiosity của NASA mới chỉ khoan xuống khoảng 5 cm nên chưa thể tìm thấy sự sống trên Sao Hỏa (Ảnh: NASA).

Họ trộn các axit amin với hỗn hợp khoáng chất được thiết kế để mô phỏng đất trên Sao Hỏa, bao gồm silica, silica ngậm nước hoặc silica và perchlorat (muối), rồi niêm phong chúng trong các ống nghiệm mô phỏng bầu khí quyển Sao Hỏa với cùng một mức nhiệt tương tự.

Sau đó, nhóm nghiên cứu chiếu xạ các mẫu bằng bức xạ gamma ion hóa, để bắt chước liều lượng bức xạ vũ trụ dự kiến trên bề mặt Sao Hỏa trong khoảng thời gian xấp xỉ 80 triệu năm.

Kết quả thật bất ngờ, khi cho rằng bề mặt Sao Hỏa không thích hợp với sự sống như những gì mà chúng ta vẫn biết trong suốt hàng thế kỷ. Quá trình “nhiễm xạ” này có thể đã kéo dài hàng tỷ năm trên Sao Hỏa, khiến cho mọi dấu hiệu của sự sống (nếu có) sẽ bị chôn vùi ít nhất 2 mét sâu dưới lòng đất.

Lý giải cho việc cả hai tàu thám hiểm của NASA từng tìm thấy vật chất hữu cơ trên Sao Hỏa, nhóm nghiên cứu phản biện, cho rằng các phân tử này có thể đã được tạo ra bởi các quá trình phi sinh học, hay nói cách khác là chúng không thể được coi là bằng chứng về sự sống.

Tuy nhiên, Alexander Pavlov cũng tiết lộ về khả năng tìm thấy axit amin từ những vật chất vốn dĩ không thuộc về bề mặt Sao Hỏa, mà đến từ vũ trụ hoặc ngay từ bên trong Hành tinh Đỏ.

“Chúng tôi đã xác định được một số axit amin chuỗi thẳng trong thiên thạch Sao Hỏa RBT 04262 ở cực Nam của Sao Hỏa, dù cơ chế hình thành các axit amin này vẫn chưa rõ ràng”, Pavlov chia sẻ.

Được biết, do các thiên thạch từ Sao Hỏa thường bị phóng ra ở độ sâu ít nhất 1 mét trở lên, nên có thể các axit amin trong RBT 04262 đã được bảo vệ khỏi bức xạ vũ trụ trong suốt một thời gian dài.

Theo www.sciencealert.com

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây