Khánh Hòa sáp nhập 12 xã, phường thành 8 xã, phường

Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VII thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025. Theo đó, có 12 xã, phường được sáp nhập thành 8 xã, phường.

Theo quy định, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 19 xã, phường không đảm bảo tiêu chí về diện tích, quy mô dân số. Trong số này, ngoài một số xã, phường có yếu tố đặc thù về an ninh, quốc phòng… còn 12 xã, phường phải tiến hành sắp xếp.

Trong quá trình sắp xếp, UBND tỉnh Khánh Hòa cử thành viên giám sát các địa phương lấy ý kiến cộng đồng dân cư. Trên cơ sở các yếu tố văn hóa, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán và ý kiến của người dân địa phương, Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đồng ý với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do UBND tỉnh trình.

Cụ thể, huyện Diên Khánh thành lập xã Xuân Đồng trên cơ sở nhập nguyên trạng diện tích và quy mô dân số của xã Diên Đồng và Diên Xuân.

Thị xã Ninh Hòa thành lập xã Ninh Phước trên cơ sở nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên của xã Ninh Phước và xã Ninh Vân.

Thành phố Nha Trang có 8 phường phải sáp nhập, thành lập 3 phường mới. Đó là, thành lập phường Phương Sài trên cơ sở diện tích, dân số của phường Phương Sơn và Phương Sài; Thành lập phường Tân Tiến trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số của 3 phường: Phước Tân, Phước Tiến, Tân Lập. Phường Vạn Thạnh được thành lập khi sáp nhập 3 phường: Vạn Thạnh, phường Vạn Thắng, phường Xương Huân.

Khanh Hoa sap nhap 12 xa phuong h2 min - Khánh Hòa sáp nhập 12 xã, phường thành 8 xã, phườngÔng Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị thực hiện tốt việc sắp xếp bố trí cán bộ, công chức, quản lý tài sản công sau khi sắp xếp xã, phường.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, quá trình sắp xếp, thành lập các xã, phường, các cơ quan đã tiếp thu ý kiến của người dân. Cụ thể, lựa chọn tên xã Xuân Đồng thay vì Đồng Xuân, xã Ninh Phước thay vì Ninh Vân đều phải lấy ý kiến người dân.

Ông Nguyễn Tấn Tuân đề nghị Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát để chính quyền các cấp thực hiện tốt các vấn đề phát sinh như sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức dôi dư, quản lý tài sản công.

“3 phường nhập lại còn 1, bây giờ quản lý tài sản công đó như thế nào? Đó là cả vấn đề. Tôi cũng xin ý kiến HĐND tỉnh có thể tổ chức giám sát luôn để làm sao về phía UBND tỉnh, UBND huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết này một cách bài bản”, ông Nguyễn Tấn Tuân nói.

Thái Bình/VOV-Miền Trung

 

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây