Niuê

Niuê - Địa Lý Thế Giới - Châu Đại Dương - vansudia.net
Quốc kỳ Niue

Niuê

Mã vùng điện thoại: 683       Tên miền Internet: .nu

Vị trí địa lý: Là một trong những đảo san hô lớn nhất thế giới. Thuộc châu Đại Dương, là một đảo ở Nam Thái Bình Dương, cách Niu Di-lân 2.400 km về phía đông bắc, trong một tam giác giữa Tônga ở phía tây nam, Xoama ở phía tây bắc và quần đảo Cúc ở phía nam. Tọa độ: 19002 vĩ nam, 169052 kinh tây.

Diện tích: 260 km2

Khí hậu: Nhiệt đới, gió mùa đông nam.

Địa hình: Những vách đá vôi dốc bao quanh bờ biển, cao nguyên trung tâm.

Tài nguyên thiên nhiên: Cá, đất trồng trọt.

Dân số: 1.190 người (thống kê 7/2014)

Các dân tộc: Niuen (78,2%), người Đảo Thái Bình Dương (10,2%), người châu Âu (4,5%), tộc người hỗn hợp (3,9%), người châu Á (0,2%), không xác định (3%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Niuean (ngôn ngữ Pôlinêxia có sự pha trộn với tiếng Tônga và Xamoa; tiếng Anh.

Lịch sử: Niuê liên kết tự do với Niu Dilân ngày 3-12-1974 và có chủ quyền không đầy đủ; quan hệ ngoại giao do Niu Dilân đảm nhiệm. Dân số trên đảo tiếp tục giảm (từ mức đỉnh 5.200 người năm 1966 xuống còn khoảng 1.311 người năm 2011) do tình trạng di cư đều hằng năm sang Niu Dilân.

Tôn giáo: Ekalesia Niue, Đạo Tin lành, Đạo Mormon, Đạo Thiên chúa

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Dân chủ nghị viện.

Các khu vực hành chính: 14 làng thuộc dạng đơn vị hành chính cấp 2. Người có quyền lực tối cao với đảo là Nữ hoàng Anh, thông qua đại diện là Toàn quyền Niu Dilân.

Hiến pháp: Theo đạo luật Hiến pháp Niuê năm 1974; được sửa đổi các năm 1992, 2007.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Nữ hoàng

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Thủ tướng do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 3 năm..

Cơ quan tư pháp: Có 20 thành viên, 14 thành viên đại diện cho làng và 6 thành viên bầu cử theo danh sách chung, nhiệm kỳ 3 năm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Kinh tế:

Tổng quan: Kinh tế của Niue có quy mô nhỏ, năm 2003 tổng GDP theo sức mua là 17 triệu đô la New Zealand, tương đương 10 triệu đô la Mỹ. Hầu hết các hoạt động kinh tế xoay quanh chính quyền. Viện trợ nước ngoài, chủ yếu từ New Zealand là nguồn thu nhập chính của hòn đảo. Mỗi năm quốc đảo bị New Zealand giảm đi 250.000 đôla New Zealand tiền viện trợ điều này có nghĩa đất nước sẽ phải trông cậy vào nền kinh tế của mình nhiều hơn trong thời gian sắp tới.

Sản phẩm công nghiệp: Hàng thủ công, thực phẩm chế biến.

Sản phẩm nông nghiệp: Dừa, chanh leo, mật ong, chanh, khoai sọ, củ từ, bột sắn, khoai lang, thịt lớn, gia cầm, thịt bò.

Thủ đô: Alofi.

Đơn vị tiền tệ: Đô-la Niu Dilân (NZD)

Quốc khánh: 19-10 (1974)

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế ACP, FAO, IFAD, OPCW, UNESCO, UPU, WHO, WMO v.v..

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây