CÂY CẦU VĂN HÓA TRÁNG LỆ – A MAGNIFICENT CULTURAL BRIDGE

CÂY CẦU VĂN HÓA TRÁNG LỆ

CÂY CẦU VĂN HÓA TRÁNG LỆ

                                                                                   Geetesh Sharma

(Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ – Việt Nam)

Bên cạnh 9 cây cầu bắc qua Sông Hàn, có một cây cầu khác kết nối hai nước Ấn Độ và Việt Nam và cây cầu tráng lệ này chính là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

     Lần đầu tiên khi tôi bước vào cổng chính của Bảo tàng này, tôi có một cảm giác rất lạ ngỡ như mình đang bước vào một Viện Bảo tàng Ấn Độ. Môi trường xung quanh và các hiện vật trưng bày đều giống hệt và khó mà phân biệt bảo tàng này với các bảo tàng Ấn Độ. Dĩ nhiên, nơi đây cho thấy có mối liên kết văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam từ khoảng 2000 năm hoặc thậm chí lâu hơn. Tự nhiên tôi cảm cảm thấy xúc động khi chứng kiến sự gắn bó chặt chẽ giữa văn hóa Ấn Độ và Việt Nam và tôi chỉ mong nhân dân Ấn Độ có thể tận mắt nhìn thấy những hiện, bia đá bằng tiếng Phạn, rất nhiều tượng của các vị thần Hindu được khai quật và tìm thấy từ nhiều nơi trên khắp miền Trung Việt Nam và được trưng bày trong Bảo tàng này. Tôi mong ước người dân Ấn Độ đến thăm để ôn lại những chương lịch sử vàng son và lâu đời của sự liên kết văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam.

      Không chỉ có Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, các quầy hàng lưu niệm trong khuôn viên của Bảo tàng bày bán nhưng pho tượng bằng đất nung, ví, túi xách, khăn quàng cổ, đồ chạm khắc, trang sức kim loại, v.v để làm quà lưu niệm cho du khách; những sản phẩm của họ trông khá giống với những đồ thủ công Ấn Độ.

     Vào năm 1892, một người Pháp tên Charles Lemire mang một bộ sưu tập khoảng 50 tác phẩm điêu khắc được thu thập từ nhiều nơi ở khu vực Mỹ Sơn đến “Vườn Tourane” và không lâu sau đó số lượng tác phẩm trong bộ sưu tập tăng lên đến 90. Vào năm 1894, bài viết của ông về các ngôi chùa bằng gạch nung ở Trà Kiệu và Bình Định được phát hành trong tạp chí Le Tour du Monde có nghĩa là Vòng quanh Thế giới. Bài viết đề cập về những tác phẩm điêu khắc bằng đá sa thạch được chôn bán thân bên cạnh những người giám hộ, những con chim, voi, sư tử thần, nằm rải rác trên các cánh đồng trồng lạc.

     Sau Lemire, một cựu nhân viên bưu chính Camille Paris đã khám phá được vết tích của vài ngọn tháp ở những đồn điền của Tourane và Phong Lệ, với một số tác phẩm điêu khắc mà ông mang về nhà để bảo vệ chúng khỏi sự hủy hoại. Những di tích văn hóa nằm rải rác trong khu vực không có phương tiện bảo quản thích hợp. Tuy nhiên, vào năm 1902, chính phủ Pháp đã quyết định chuyển những di tích quan trọng đó đến Hà Nội nhưng chính quyền địa phương kiên quyết phản đối động thái này. Sau đó vào năm 1908, H. Parmentier đã chuẩn bị một báo cáo trong đó ông lên án sự lãng quên và sự phân tán của những tác phẩm điêu khắc Chăm tại Trụ sở Cảnh sát Sài Gòn khi đó, các khu công viên công cộng và Dinh thự thực dân Tourane (Đà Nẵng). Ông chủ trương bảo tồn các di tích văn hóa trong một viện bảo tàng.

     Đến thăm Bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng sẽ làm cho người xem như trở lại khoảng tám thế kỷ trước khi mà nền văn hóa Hindu phát triển mạnh mẽ ở các làng ven biển xa xôi của miền Trung Việt Nam; khi nền văn hóa này thể hiện sự thịnh vượng và thống trị của nó thông qua sự thờ phượng của tác phẩm điêu khắc khổng lồ của các vị thần khác nhau đặt trong và bên ngoài những nơi đền thờ linh thiên và  uy nghi, đem lại sự sống cho những di sản tôn giáo và xã hội phong phú của Ấn Độ giáo trước đây hoặc nền văn minh Chăm hay Chămpa.

     Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng hay còn gọi là Bảo tàng Chăm lưu giữ và trưng bày khoảng 2000 hiện vật được thu thập trong các cuộc khai quật tại những địa điểm khác nhau ở Đà Nẵng và khu vực lân cận và trong đó bao gồm những bức tượng các vị thần Hindu trong khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ XIV như Rama, Sita, Shiva, Vishnu, Brahma, Krishna, Saraswati, MahishaMardini, Indra, Ganesha, v.v… Bảo tàng này là nơi trưng bày nền văn hóa Ấn Độ cổ xưa lớn nhất bên ngoài nước Ấn Độ.

     Bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng độc đáo ở chỗ nó lưu giữ số lượng lớn các hiện vật và di tích của nền văn minh Chăm có niên đại từ thế kỷ thứ VII. Bảo tàng được Viện Viễn Đông Bác cổ (EcoleFrancoised’ Extreme-Orient) xây dựng vào năm 1915 để trưng bày các hiện vật thu thập được qua các cuộc khai quật ở nhiều khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định ở khu vực miền Trung Việt Nam.

     Bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng là công trình ấn tượng nhất được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Pháp – Delaval và Auclair, kết hợp phong cách kiến trúc của đền – tháp Chăm. Ở hai tầng của Bảo tàng rộng lớn này trưng bày khoảng 300 hiện vật bằng đá sa thạch và đất nung. Vùng sân ngoài của tòa nhà bảo tàng được tạo cảnh quang rất đẹp với hàng rào cắt tỉa gọn gàng và cây xanh được trồng để tạo bóng mát cho du khách. Những hiện vật trưng bày rất khoa học ở lối vào và dọc cầu thang để người xem có thể nhìn thấy bao quát toàn bộ bộ sưu tập phong phú bên trong bảo tàng.

     Hiện nay có khoảng 2000 hiện vật được lưu giữ trong Bảo tàng Chăm, trong đó có khoảng 288 hiện vật được phân loại rõ ràng và trưng bày bên trong, còn 187 hiện vật khác thì được trưng bày ở khu vực ngoài vườn và khoảng 1200 hiện vật được lưu giữ trong nhà kho. Du khách được đưa đi tham quan một vòng trong Bảo tàng bởi những hướng dẫn viên được đào tạo kĩ càng và cung cấp rất đầy đủ thông tin; họ mang đến cho du khách những cảm nhận sinh động về quá khứ vẻ vang của đất nước của mình.

     Các hiện vật bằng đồng, bằng đá sa thạch và đất nung được sắp xếp theo thứ tự địa phương các tỉnh – nơi các hiện vật được tìm thấy và trưng bày phù hợp theo các phòng khác nhau như: phòng Trà Kiệu, hành lang Quảng Nam, phòng Quảng Trị, phòng Mỹ Sơn, phòng Quảng Ngãi, phòng Bình Định. Một tấm bản đồ lớn trên tường đánh dấu các điểm và ranh giới của Vương quốc Hindu hay còn gọi là Chămpa trước đây, nơi mà du khách có thể nhìn thấy được nền văn hóa này đã phát triển rộng khắp miền Trung Việt Nam như thế nào.

     Một số hiện vật trưng bày trong bảo tàng có kích thước rất lớn. Đáng chú ý trong số đó có 4 bệ thờ chính – bệ thờ Ramayana Trà Kiệu, bệ thờ Apsara Trà Kiệu, bệ thờ Mỹ Sơn và bệ thờ Phật giáo Đồng Dương, thể hiện kỹ năng và trình độ phi thường của những người thợ thủ công lành nghề của nền văn minh Chăm-pa, các công trình này được những sử gia trên thế giới xếp vào loại kiệt tác nghệ thuật.

     Bệ thờ Ramayana Trà Kiệu tượng trưng cho sức mạnh sáng tạo của ‘Thần Shiva’ bằng cách chạm khắc “Yoni” và “Linga” khổng lồ trên mẫu đá sa thạch. Đây là một kiến trúc “Yoni” và “Linga” hiếm thấy trong bất kỳ ngôi đền Hindu nào ở Ấn Độ. Phần đế của bệ thờ có bốn sự kiện khác nhau của trường ca Ramayana được chạm khắc xung quanh với khoảng 91 nhân vật kể về cuộc đời của Chúa Rama. Bệ thờ miêu tả hình ảnh tuyệt đẹp của ‘Apsara’ trong trang  sức lộng lẫy và đang nhảy múa trong lễ cưới của Rama và Sita.

     Kiệt tác thứ hai là Bệ thờ Mỹ sơn E-I thuộc thế kỷ VII và VIII và được xem là hình mẫu của sự tinh xảo ở Đông Nam Á. Bệ thờ được chạm khắc một cách sinh động miêu tả các hoạt động khác nhau của các nhà sư, chữa bệnh bằng bùa hộ mạng và xoa bóp. Chạm khắc những hình tượng của các động vật như con vẹt, khỉ, hổ và lợn rừng trong rừng rậm, nơi mà các nhà sư Hindu thường đến cầu nguyện, thiền, thuyết pháp hay tận hưởng cuộc sống bằng cách hát, múa. Những nhân vật chính đều cầm một dải lụa rất duyên dáng.

     Bệ thờ Đồng Dương thuộc thế kỷ IX và X, làm nổi bật lên khả năng thiên tài của những người thợ thủ công Chăm-pa. Một bộ sưu tập Phật điện, miêu tả câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khuôn mặt của pho tượng của các vị vua Chămpa có một cái nhìn bản địa, với đôi mắt to, mũi và đôi môi dày. Nó thể hiện thời kỳ Phật giáo chiếm ưu thế của Vương quốc Chăm.

     Các bệ thờ ‘Apsara’ Trà Kiệu có lẽ đã được chạm khắc vào cuối thế kỷ 10 mô tả một ‘Apsara’ tuyệt vời như là nhân vật nhảy múa chính, nghiêng mình trước hoa sen. Nó là một tác phẩm nghệ thuật thanh lịch và duyên dáng và thể hiện vẻ đẹp bất tử của người phụ nữ trên đá.

Ngoài bốn bệ chính nêu trên, có một bệ khổng lồ mô tả bảy ‘Lingas’ của Chúa tể Shiva. Ngoài ra, còn có một vài bức tượng lớn và trung bình. Lord Shiva xõa tóc và đang nhảy múa (các ‘Nataraj’) vv. Nhiều tác phẩm điêu khắc sống động của vô số các vị thần như Chúa Vishnu, Indra với vũ điệu ‘Apsara’, nữ thần của Saraswati, Parvati – phối ngẫu của Chúa Shiva và con trai bà – Chúa Ganesha, nữ thần của sự giàu có Lakshmi, Bhagavati và Yaksha. Kèm theo các vị thần chính có một vài bức tượng động vật lớn và nhỏ như voi, sư tử, quái vật biển, những con chim săn mồi ‘Garuda’ nuốt một con rắn,v.v, được đặt ở bên ngoài của các ngôi đền tháp và những đứng bảo vệ cho nam thần và nữ thần bên trong. Bảo tàng cũng trưng bày vài cái bàn thờ, tượng thần và công trình trang trí khác đã được thu thập từ nhiều điện thờ Hindu và tu viện Phật giáo khắp miền Trung Việt Nam. Thật ngạc nhiên khi thấy rằng dáng vẻ của các vị thần cũng như những hình người điêu khắc xung quanh rất giống với hình dáng vị thần tìm thấy trong những ngôi đền Ấn Độ và điều đó cho thấy những công trình điêu khắc này do thợ chủ công lành nghề của Ấn Độ tạo nên.

     Bảo tàng cũng trưng bày các bức ảnh lớn ở tầng đầu tiên, mô tả việc cử hành Lễ hội Kate tại các đền tháp, được tổ chức theo hình thức truyền thống vào ngày 01 tháng 7 của Lịch Chăm Saka. Qua các hình ảnh này, du khách đến Bảo tàng có thể hiểu biết thêm về sự rực rỡ và đầy sức sống của văn hóa Chăm. Trong thời gian lễ hội, cộng đồng người Chăm tập hợp lại với nhau, mặc trang phục truyền thống và mang khăn đầy màu sắc, chơi nhạc cụ truyền thống như trống và cái chũm chọe, v.v. trong ba ngày; lễ hội và nghi lễ tôn giáo kèm theo nhảy múa, ca hát và tiệc tùng cùng nhau.

     Bảo tàng có những người nộm với kích cỡ bằng con người mặc trang phục truyền thống. Các nhạc cụ truyền thống được cho vào trong tủ kính, phân loại về các vật liệu và tầm quan trọng của dàn nhạc trong suốt các lễ kỷ niệm.

     Ngoài ra còn có một bức tượng đồng thuộc thời kỳ Chăm tại Bảo tàng Chăm. Bức tượng của Avalokiteshvara hoặc Tara cao 1.20 m đang nắm giữ một hoa sen và một ốc xà cừ ở tay kia thuộc thế kỷ thứ 9 và được một nông dân ở tỉnh Quảng Nam tình cờ phát hiện tình. Vì nó là di vật quý giá nhất của quá khứ, người ta đã dùng bản sao của bức tượng này đặt trong bảo tàng vì lý do an toàn. Bản gốc được đưa trưng bày trong một số trường hợp rất đặc biệt.

     Bảo tàng là một trong những bảo tàng lớn nhất và độc đáo nhất của loại hình này trên thế giới nơi trưng bày hàng ngàn hiện vật, tác phẩm điêu khắc, đá khắc và tấm bia miêu tả tôn giáo và văn hóa Hindu, cho người xem cái nhìn sâu sắc về sự phát triển và mở rộng vương quốc và tôn giáo Hindu ở Việt Nam. Nó cũng làm cho người xem hiểu rõ về những ấn tượng sâu sắc và ảnh hưởng của Ấn Độ đối với xã hội Việt Nam. Trên thực tế, Đà Nẵng là trung tâm -nơi mà người ta có thể có cái nhìn sơ lược về lịch sử cổ xưa của Vương quốc Ấn Độ giáo, tôn giáo, văn hóa Hindu đã từng ngự trị ở miền Trung Việt Nam trong suốt 15 thế kỷ.

     Có một quầy nhỏ trong Bảo tàng nơi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bưu thiếp ảnh và các tác phẩm nghệ thuật Chăm khác nhau để bán cho du khách. Thật ngạc nhiên khi thấy các món đồ thủ công mỹ nghệ Chăm và sự tương đồng nổi bật của nó với những món thủ công mỹ nghệ ở Ấn Độ. Đó là sự trải nghiệm ấn tượng đối với một người Ấn Độ.

      Bảo tàng là một nơi giao thoa nổi bật của quá khứ và hiện tại. Các chuyên gia và các nhà khảo cổ đang tiếp tục nghiên cứu. Bảo tàng này cũng thường xuyên xuất bản sách, báo. Ngay cả người nước ngoài -những người quan tâm đến việc nghiên cứu, khám phá di sản văn hóa cổ xưa cũng được chào đón ở đây. Chúng tôi đã có 3 ngày nghiên cứu hiệu quả với sự giúp đỡ và hướng dẫn của Giám đốc bảo tàng Võ Văn Thắng, là một người uyên bác và sẵn lòng giúp đỡ.

            Là Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hay còn gọi là Bảo tàng Chăm, ông Thắng là một rất hiểu biết và có tinh thần hợp tác cao; ông ấy cũng là Chủ tịch của Hội hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ thành phố Đà Nẵng.Trong cuộc nói chuyện riêng, ông nói rằng mỗi năm có khoảng 200.000 du khách đến từ nhiều nơi trên thế giới tham quan Bảo tàng Chăm nhưng đáng tiếc rằng số lượng du khách Ấn Độ chỉ khoảng vài trăm.

(Trích từ cuốn sách “Đà Nẵng – thành phố của Những điều kỳ diệu” của Geetesh Sharma, Nxb Banyan Tree Books, New Delhi, 2016

 Người dịch: Nguyễn Thị Kim Tuyến)

Mr Võ Văn Thắng Director of Cham Museum talked to Mr Geetesh Sharma Chairman of the India Vietnam Solidarity Committee at the site of Phong Lệ 2017. - CÂY CẦU VĂN HÓA TRÁNG LỆ - A MAGNIFICENT CULTURAL BRIDGE

Mr Võ Văn Thắng (Director of Cham Museum) talked to Mr Geetesh Sharma (Chairman of the India-Vietnam Solidarity Committee) at the site of Phong Lệ (2017).

 

A MAGNIFICENT CULTURAL BRIDGE

                                                          By Geetesh Sharma [1]

     Besides the nine bridges on river Han there is another bridge that connects India and Vietnam and this magnificent bridge is the Da Nang Museum of Cham Sculptures.

      For the first time when I was about to enter the main gate of the museum, I had a strange feeling as if I was entering an Indian museum. The ambience and the artifacts on display were so identical that it was almost difficult to distinguish it from the Indian ones. Obviously, it presents a strong evidence of around 2000 years or may be even more old, cultural link between India and Vietnam. Naturally, it was quite thrilling for me to witness so closeness between Indian and Vietnamese culture and I only wished the people of India to personally see for themselves the artifacts, rock inscriptions in Sanskrit, numerous idols of myriad Hindu deities excavated and recovered from various sites in Central Vietnam and housed in this museum. I wished the people of India had visited the old and golden chapters of history of the cultural link between India and Vietnam.

      Why only the Da Nang Museum of Cham Sculptures, the souvenir stalls in the campus of the museum that sell terracotta idols, purses, hand bags, scarves, metallic jewellery etc. as souvenirs to the visitors and tourists; their wares are also quite identical to Indian handcrafts.

     In the year 1892 Charles Lemire of France brought with him an initial collection of about fifty sculptures collected from various sites of My Son area to the ‘Tourane Garden’ and soon the numbers of such collections increased to ninety. In 1894, his description about the brick temples of Tra Kieu and Binh Dinh was published in the journal Le Tour du Monde which means Around the World. His description mentioned about certain sandstone sculptures half buried in the ground besides guardian figures, sacred birds, elephants and lions, strewn across fields planted with groundnut.

     After Lemire, a former postal worker Camille Paris discovered the ruins of some towers in the plantations of Tourane and Phongle, with some sculptures that he brought home to save them from destruction. These cultural relics were lying scattered in the region in absence of proper upkeep. In 1902, however, the French government decided to transfer these important relics to Ha Noi but the local authority firmly resisted this move. Subsequently in 1908 H. Parmentier prepared a report wherein he denounced the scattering and neglect of the Cham sculptures at the then Sai Gon Police Headquarters, public gardens and at the Colonial Residence in Tourane (Da Nang). He advocated for the preservation of the cultural relics in a museum.

     A visit to the Champa Museum in Da Nang takes the visitor back to about eight centuries when a vibrant Hindu culture flourished in the remote coastal villages of Central Vietnam; when it celebrated its prosperity and dominance through the worship of huge sculptures of various deities housed in the sanctum sanctorum and the outer precincts of the temple-towers standing majestically over the landscape bringing alive the rich religious and social heritage of the earlier Hindu or the Cham or the Champa civilization.

     Da Nang Museum of Cham Sculptures or Champa Museum, Da Nang, houses and displays about 2000 artifacts, that were recovered through excavations at various sites of Da Nang and its nearing areas and which include numerous 7th to 14th century idols of myriad Hindu deities viz. Rama, Sita, Shiva, Vishnu, Brahma, Krishna, Saraswati, Mahisha Mardini, Indra, Ganesha etc. This museum representing ageold Indian culture has the largest display outside India.

     The museum at Da Nang is unique in that it houses the largest number of artifacts and relics of the Champa civilization dating from the 7th century. It was built in 1915 by the EcoleFrancoised’ Extreme-Orient (EFEO) to exhibit the collection of artifacts gathered through the excavations of various sites from the Quang Binh to the Binh Dinh provinces in Central Vietnam.

     This most impressive building of the Champa Museum in Da Nang was designed by two French architects -Delaval and Auclair, who incorporated the architectural styles of the Champa temple-towers, thereby lending it style and grace. Spread over two huge floors this large and spacious museum displays about 300 sandstone and terracotta artifacts. The outer environs of the building are beautifully lanscaped with neatly trimmed hedges and the trees are planted to provide shade to the visitors. The artifacts are displayed so strategically at the entrance and flanking the staircases that it provides a glimpse of the rich collection inside the museum.

     Presently there are about 2000 objects in the Cham Museum, of which about 288 are neatly categorized and artistically displayed inside the museum while 187 are displayed in the garden outside and about 1200 are kept in the store room. Visitors are taken on a round of the Museum by trained and well informed guides, who bring alive to them the rich and glorious past of their country.

      The bronze, sandstone and terracotta artifacts are most neatly arranged according to the provinces where those were found and are displayed accordingly in different pavilions viz. Tra Kieu pavilion, the Quang Nam corridor, the Quang Tri pavilion, the My Son pavilion, the Quang Ngai pavilion and the Binh Dinh pavilion. A huge wall map on display marks the extent and the boundaries of the Hindu or the Champa Kingdom where the visitors may see for themselves how it had spread across the Central Vietnam.

      Some of the artifacts that are on display in the Museum are amazing in their scale and size. Notable among those are the four main pedestals – the Tra Kieu Ramayana pedestal, the Tra Kieu ‘Apsara’ pedestal, the My Son pedestal and the Dong Dunong Buddhist pedestal that represent the extraordinary genius and skill of the craftsmen of the Cham or Champa civilization, ranking them as masterpieces of art by historians across the world.

     The TraKieu Ramayana Altar celebrates the creative power of ‘Lord Shiva’ symbolized by the gigantic ‘Yoni’ and the ‘Linga’ carved out of sandstone. Such a huge structure of the ‘Linga’ and the ‘Yoni’ are rarely found in any of the Hindu temples in India. The base of the pedestal has about four different events from the Ramayana carved around it with about 91 characters that tell the story of the life of Lord Rama. The pedestal depicts gorgeous ‘Apsaras’ wearing ornate jewellery and dancing in celebration during the wedding ceremony of Rama and Sita.

     The second masterpiece is the My Son E-I Altar belonging to the 7th and 8th centuries and is considered to exemplify the best of South-East Asian craftsmanship. Carved in a vivid style the pedestal depicts the various activities carried out by the monks of that time, curing illnesses using amulets and massages. The carving includes figures of several animals like parrots, monkeys, tigers and wild pigs in thick forests where the Hindu monks are shown praying, meditating, preaching or celebrating life by singing and dancing. The main figures are seen leaning gracefully, holding a silk band of cloth.

     The Dong Duong pedestal belongs to the 9th and 10th centuries, highlighting the genius of the Cham craftsmen. A collection from the Buddhist sanctuaries, the carvings depict the stories from Buddha Sakyamuni’s life. The faces of the statues of the Champa Kings have an indigenous look, showing them with big eyes, nose and thick lips. It showcases that period of the Champa kingdom when Buddhism was the dominant religion.

     The Tra Kieu ‘Apsara’ pedestal that was carved probably by the end of 10th century depicts a magnificent ‘Apsara’ as the main dancing figure and leaning in front of a lotus. It is a remarkable piece of art for its elegance and grace and immortalizes the female beauty in stone.

     Apart from the aforesaid four main pedestals, there is a huge pedestal depicting seven ‘Lingas’ of Lord Shiva together. Besides there are several large and not so large statues of Lord Shiva showing him with flowing locks of hair and dancing (the ‘Nataraj’) etc. There are vivid carvings of myriad deities like Lord Vishnu, Indra with ‘Apsaras’ dancing around him, goddess of learning Saraswati, Parvati – the consort of Lord Shiva and her son Lord Ganesha, goddess of wealth Lakshmi, Bhagavati and the Yaksha. Accompanying these main deities there are several large and smaller statues of animals like elephants, lions, sea-monsters, the predatory bird ‘Garuda’ devouring a snake etc, which are placed in the outer precincts of the temple towers and these stand guard to the gods and goddesses inside. The museum also has on display several altars, idols and other decorative works that have been collected from various Hindu and Buddhist sanctuaries from all over central Vietnam. It is amazing to note that the figures of the deities as also the human figures carved around the main deity bear a strong resemblance to the figures that one finds in the Indian temples and which indicate that these sculptures might have been sculpted by Indian artisans and craftsmen.

     The museum has also on display large photographs on the first floor showing the celebration of Kate Festival at the temple-towers, which is still celebrated in its traditional form on the 1st of July of the Cham Saka Calendar. Through these photographs the visitors to the Museum may have some idea of the vibrance and vitality of the Cham culture. During this festival the Cham community gathers in large numbers wearing their traditional dresses and colourful headgears and playing their traditional musical instruments like drums and cymbals etc. for three days; festivity of religious prayers and rituals accompanied by dancing, singing and feasting together.

     The museum has human sized mannequins wearing the traditional dresses. The traditional musical instruments are encased in glass cases, categorized with details about the various materials used in their construction and their respective importance in the musical orchestra during the celebrations.

 There is also a bronze statue belonging to the Cham period in the Cham Museum. This 1.20m.high statue of Avalokiteshvara or Tara holding a lotus and a conch in either hands belongs to the 9th Century and is said to be discovered accidentally by a farmer in Quang Nam province. Since it is the most precious relic of the past, a replica of this statue has been put up in the museum for security reasons. The original one is taken out for display on certain very special occasions.

      The museum is one of the biggest and unique of its kind in the world where thousands of artifacts, sculptures, rock inscriptions and steles depicting Hindu religion and culture are on display and which provide an insight to the viewers about the development and expansion of the Hindu kingdom and religion in Vietnam. It also enlightens the viewer about the deep impression and influence of India over the Vietnamese society. In Fact, DaNang is the centre where from one may have glimpses of ancient history of Hindu kingdoms, Hindu religion and Hindu culture, that dominated the central part of Vietnam for 15 centuries.

      There is a small sale-counter in the museum where handicrafts, picture post-cards and various other Cham art works are for sale for the visitors. One is amazed to see the Cham handicrafts and its striking similarity with those of India. It is an overwhelming experience for an Indian.

The museum is a remarkable confluence of the past and the present. Experts and archaeologists are constantly engaged in carrying out researches. Books and papers are also regularly published from this museum. Even foreigners, who are interested in research and exploration of this rich ancient cultural heritage are also welcome here. We spent three fruitful days of our research work with the help and guidance of the director of the museum Vo VanThang, who is an erudite and co-operative person.

     The Director of Da Nang Museum of Cham Sculptures or the Champa Museum, Mr. Thang is a very lively and knowledgeable person and he also happens to be the President of Da Nang – India Friendship Association. In our private conversation he informed that every year around 200,000 visitors from various parts of the world visit the Champa Museum but it is an irony that the number of Indian visitors is hardly few hundreds every year.

(Excerpt from the book “Da Nang – the City of Wonders” by Geetesh Sharma, Published by Banyan Tree Books, New Delhi, 2016)

[1] President of  the India -Vietnam Solidarity Committee, Kolkata, India

 

     


     

Mã QR Code ủng hộ vansudia.net


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây