KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM) – SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM)

KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM)

KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ:

ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA

ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM)

Tiến sĩ RakeshTewari[1]

Nguyên Tổng Giám đốc Viện Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ

Sự có mặt của văn minh Ấn tại Champa (Đại Chiêm) được biết đến ít nhất từ thế kỷ 1-2 sau công nguyên (Sharma 1997:26). Những di dân đến đây có thể từ cả vùng bắc và nam Ấn Độ và đến bằng đường bộ lẫn đường thủy. Có nhiều ghi chép về các cuộc hành trình trên biển trong các văn bản cổ Phật giáo. Một mảnh gốm được tìm thấy ở di chỉ khảo cổ Nền Chùa, tỉnh Kiên Giang, đồng bằng sông Mê-kong (chia sẻ trên facebook Alex Giang) có hình nổi một phụ nữ đang sử dụng nhạc cụ là một hiện vật đáng chú ý. Về mặt so sánh phong cách, hiện vật này thuộc vào khoảng thế kỷ 4 sau công nguyên và có lẽ đã được mang đến khu vực này bằng đường biển từ Bắc Ấn Độ thông qua vịnh Bengal.

1 4 - KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM) - SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE  VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM)

Hình 27: Bùi Minh Trí (hình ảnh Alex Giang chia sẻ trên trang facbook Khảo cổ học – Vietnam Archaeology)

J.C. Sharma, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, đã có cuốn sách đáng chú ý về đền tháp Hindu ở Việt Nam (1997). Tuy nhiên, với số lượng nhiều đền tháp được xây dựng trong gần 1500 năm, thì cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về kiến trúc, nghệ thuật của các đền tháp này trong mối quan hệ so sánh với các đền tháp Ấn Độ. Bài viết này muốn nêu một vài nhận xét liên quan đến chủ đề này.

Sharma (1997:26-30) đã suy luận xác đáng rằng có hai nguyên nhân chính của việc người Ấn Độ đến vùng Đông Nam Á là Thương mại và Du hành tín ngưỡng. Trong các hoạt động đó, các tu sĩ, giáo sĩ, thầy thuốc, thợ thủ công, shilpis, v.v… đã đến các quốc gia này và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động tín ngưỡng và xây dựng các đền tháp.

Căn cứ các ghi chép trên văn bia tại Mỹ Sơn (khoảng thế kỷ 5 sau công nguyên), có thể biết là Dharma Maharaja SriBhadravarman đã tạo dựng một linga-shiva hoàng gia đầu tiên tại Mỹ Sơn dâng cúng cho Shiva, vị thần được gọi là “Bhadresvar Swami”.  Mặc dù tên gọi này của Shiva – Bhadresvara- và đền tháp dâng cúng cho Shiva dưới tên gọi này cũng phổ biến ở Ấn Độ như đền Bhadesarnath (ở quận Sant Kabir Nagar, U.P), Bhadohi ở gần Varanasi v.v…, nhưng trường hợp được biết sớm nhất có nhắc đến tên gọi này là ở Mỹ Sơn, Việt Nam.

Có thể phỏng đoán rằng ngay cả trước khi xây dựng ngôi tháp được đề cập đến trong văn bia nói trên, rất có khả năng về sự tồn tại của hoạt động xây dựng đền tháp ở Việt Nam. Những đền thờ này có thể có hình thức các cấu trúc thế tục địa phương như nó đã xảy ra ở Ấn Độ. Sau đó, với sự xuất hiện của văn bản kiến trúc, thợ thủ công và kiến ​​trúc sư từ Ấn Độ, các loại đền tháp cổ điển ở Bắc và Nam Ấn Độ đã được áp dụng. Tuy nhiên, các yếu tố địa phương ban đầu của nghệ thuật, họa tiết và nghi thức chắc hẳn đã được hợp nhất trong các cấu trúc đó. Quá trình tương tự dường như đã xảy ra ở các nước Đông Nam Á khác và phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ.

Đền tháp Champa, xây bằng gạch nung, gồm một tháp chính (tiếng Chăm gọi là kalan), một số tháp phụ và các kiến trúc phụ trợ. Chúng được xây dựng trên các ngọn đồi, ở đồng bằng, dọc theo các tuyến đường và trong các khu vực cư trú. Nhìn bên ngoài, ta thấy các ngôi tháp có bình đồ hình vuông với một cửa hoặc đôi khi hai cửa (thường quay về hướng đông và đôi khi về hướng tây). Kiểu trang trí trên mặt tường ngoài của tháp và vòm cửa, với đường nét hoa lá hoặc các nhân vật, bộc lộ rõ những dấu ấn bản địa. Các trụ cửa, bậc cửa, dầm cửa và trụ ốp tường bằng vật liệu sa thạch làm tăng thêm độ vững chắc cho ngôi tháp. Kalan được nối với cửa ra vào bằng một lối đi có vòm che và đôi khi được nối tiếp với một gian phía trước cũng bằng một lối đi có vòm che. Một tổ hợp tháp còn bao gồm các tháp nhỏ dành cho các vị thần nhỏ và một số kiến trúc phụ, như là koshagraha hoặc chỗ chứa nước. Ở một vài tổ hợp tháp, đối diện với kalan còn có một Nata-mandira theo chiều đông-tây với mái lợp ngói và nhiều cửa sổ.

Các tháp Hindu ở Champa chủ yếu chịu ảnh hưởng Bà la môn giáo của Ấn Độ, ở đó bên cạnh các linga-shiva, còn thấy cảnh chạm khắc Shiva múa, Ravana, Uma, Bhagavati, Ganesha, Kartikeya, Nandi v.v… Và cũng  ảnh hưởng của giáo phái Vishnu thể hiện ở các chạm khắc về câu chuyện của Krishna, Ramayana, Vishu đản sinh Brahma, v.v…

Các đền tháp này bộc lộ ảnh hưởng của kiến trúc tháp cả Nam và Bắc Ấn Độ. Việc xây dựng bằng gạch nung và cách trang trí hoa lá chịu ảnh hưởng từ Bắc Ấn Độ. Các tháp bằng gạch đã được xây dựng ở Bắc Ấn từ thế kỷ 1 trước và sau công nguyên. Cách trang trí trên gạch nung đã xuất hiện ở các đền tháp từ thời đại Gupta. Việc sử dụng các khung cửa và các bộ phận kiến trúc bằng đá cũng là nét chung của các tháp đương thời ở Bắc Ấn và ở Việt Nam.

Bình đồ của tháp Champa giống với bình đồ cơ bản của đền tháp thời kỳ liên-Ấn với hình vuông (chaturasra) và hình chữ nhật (ayatasra) (Hình 28). Tuy nhiên, cấu trúc mái (sikharas) của tháp chính (kalan) chịu ảnh hưởng của Nam Ấn khi thường có 4 tầng (chatur taliya hoặc chaturbhaumtika). Một số tháp Champa có mái hình kim tự tháp vươn lên trực tiếp trên các bức tường của tháp chính, trên đỉnh là một amalaka theo phong cách Nagara. Trong khi biến thể thứ ba của sikhara là dạng mái cong hình thuyền (valabhi, khakhara, vaita hoặc gajaprashtha sikhara) phía trên ngôi tháp, được gọi là koshagraha.

2 2 - KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM) - SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE  VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM)

Hình 28: Đền tháp với 4 tầng mái (chatur-taliya), đỉnh hình kim tự tháp và dạng mái hình thuyền đặc trưng của Champa.

Tiếp xúc giữa Ấn Độ và Champa diễn ra trong một thời gian dài, trong khoảng thời gian ấy không chỉ kinh sách tôn giáo mà cả những tài liệu về kiến trúc, nghệ thuật Ấn Độ đã được truyền đến Champa. Các nghệ sĩ và thợ thủ công địa phương ắt hẳn đã học hỏi được qua sách vở và thực tiễn từ các chuyên gia Ấn Độ. Ảnh hưởng của họ được nhìn thấy rõ qua sự tương đồng trong khái niệm kiến trúc, trong bình đồ và tầng bậc. Các nguyên tắc chính và các biểu tượng mang tính tôn giáo cũng tương đồng với các văn bản về tiếu tượng học Hindu. Tuy nhiên, cách thiết kế, xử lý về kỹ thuật vẫn thể hiện những ảnh hưởng rõ nét mang tính địa phương.

Trong bối cảnh này, có thể chú ý đến một vài đặc điểm chung của những ngôi đền gạch Champa và những ngôi đền gạch Ấn Độ với những biến thể rõ nét. Các khung cửa bằng đá trong một ngôi đền ở phía bắc Ấn Độ tại Bahua (Fatehpur, U.P .; Hình 29.) cho thấy miêu tả chi tiết nữ thần sông Ganga và Yamuna với hai người hầu ở hai bên. Ngạch cửa (trang trí mandaraka với các họa tiết chủ yếu là hoa), trụ cửa (bao gồm Pancha-sakhas: như Sakha naga, Roop Sakha, Sakha srivraksha, sakhas Patra và puspa Sakha), và lanh-tô (uttaranga) chạm khắc hình ảnh Brahma, Siva và Visnu, Navagrahas và các họa tiết khác. Các hình ảnh của các vị thần, chín hành tinh và hoa văn cũng được nhìn thấy trong các thành phần kiến ​​trúc của đền tháp Champa. Tuy nhiên, vị trí chính xác của chúng trong một ngôi đền cần được xác định chắc chắn. Một vài tấm đá ở Champa, bao gồm mô tả Sheshsayi Visnu và các vị thần khác, chỉ ra rằng chúng có thể đã được đặt tại vòm shukanasa phía trên antarala (lối đi vào garbhagraha, còn được gọi là kapili) của một ngôi tháp.

3 2 - KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM) - SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE  VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM)

Hình 29: Khung cửa đá của một ngôi đền gạch, Bahua, quận Fatehpur, U.P.Hình30:Miêu tả chủ đề Kirttimukha tại Mỹ Sơn (Việt Nam) và Jagesvara (Uttarakhand, Ấn Độ)

Có thể so sánh giữa các mô tả theo mô típ gọi là Kirttimukha thường được miêu tả ở Ấn Độ và đền thờ Champa. Hình minh hoạ (Hình 30) cho thấy một ví dụ từ Mỹ Sơn (Champa) và từ Jagesvara (Uttara Khand, Ấn Độ). Khái niệm cơ bản về Kirttimukha trong cả hai ví dụ là giống nhau nhưng sự mô tả của chúng có nhiều khác biệt. Các nhân vật ở Mỹ Sơn cho thấy dấu ấn bản địa rõ rệt trong cách thể hiện đôi mắt tròn, mũi, miệng hở, răng, lông mày và tóc. Bất kỳ người nào có kinh nghiệm trong việc quan sát những mô típ này có thể dễ dàng phân biệt Kirttimukhas Champa ngay khi mới nhìn thấy.

Các so sánh khác có thể thấy ở cách mô tả nhân vật có đồ đội, các vòm và các họa tiết hoa bằng gạch khắc trên vedibadha (bệ thờ, hình 31). Một lần nữa khái niệm này là phổ biến nhưng các đường nét mang tính địa phương.

4 2 - KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM) - SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE  VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM)

Hình 31: Mô tả hình vòmMỹ Sơn và Ấn Độ

Các đền thờ gạch ở Ấn Độ thường bao gồm các họa tiết chạm khắc rất đẹp trên bề mặt bên ngoài. Trong đó có một số hoạ tiết rất sắc sảo và phức tạp. Ngoài ra, trong một số trường hợp bề mặt cũng được xử lý bằng một mảng ốp mỏng (Hình 32). Tôi không rõ liệu truyền thống sử dụng mảng ốp với các họa tiết chạm khắc có mang tính phổ biến ở khu vực Champa.

5 2 - KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM) - SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE  VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM)

Hình 32: Các mẫu thiết kế chạm khắc trên gạch khắc và mảng ốp,

Nasirabad, Sitapur, U.P. C. Thế kỷ thứ 10

Một quan sát quan trọng liên quan đến các cấu trúc hình chữ nhật (koshagrhas hoặc tháp phụ trợ) cũng rất đáng được chú ý. Như ở Ấn Độ, nó thường được xây dựng như một cấu trúc phụ trợ xung quanh ngôi đền chính (kalan, thường bao gồm một bình đồ hình chữ nhật và cấu trúc phần mái cho thấy ảnh hưởng của Nam và Bắc Ấn Độ hòa hợp với các xu hướng địa phương). Các đền thờ có bình đồ chữ nhật đã được xếp vào nhóm các đền thờ Valabhi trong các văn bản kiến ​​trúc cổ Ấn Độ với các đặc điểm và tên gọi khác nhau (Kramrisch 1946, Mitra 1960: 1, Tewari 2010: 6-11, 16-30). Hầu hết các đền thờ của loại hình này ở Ấn Độ bao gồm một garbhagraha hình chữ nhật đơn giản với cửa vào ở chính giữa của mặt tường dài. Trong trường hợp các đền thờ Champa với bình đồ hình chữ nhật thì cửa vào thay vì ở giữa lại được bố trí lệch về một bên. Ngoài ra, bên trong còn có một gian nhỏ được bố trí ở phía bên trong garbhagraha.

Những điều này cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa các đền tháp Champa và các đền tháp của Ấn Độ Valabhi. Cần phải nhấn mạnh ở đây là các văn bản kiến ​​trúc Ấn Độ cổ đại đã đề cập đến những ngôi đền có bình đồ hình chữ nhật thuộc nhóm ayatasra trong loại Valabhi, bao gồm nhiều tiểu loại khác nhau và những đền thờ có lối vào ở giữa cạnh lớn hơn là một trong những loại này. Do đó, các đền thờ Champa có bình đồ chữ nhật và valabhi sikhara có thể được xếp vào nhóm đền thờ Valabhi nhưng việc xác định các tiểu loại cụ thể cần được xác định trên cơ sở các mô tả trong các văn bản kiến ​​trúc cổ.

6 3 - KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM) - SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE  VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM)

Hình 33: Cấu trúc hình chữ nhật với cửa vào lệch về phía phải của chiều dài, Mỹ Sơn

Ngoài vị trí của cửa vào, một sự khác biệt đáng chú ý khác của các cấu trúc có bình đồ hình chữ nhật của Champa so với các đền thờ Ấn Độ là việc xử lý cấu trúc mái (sikhara). Ở miền bắc Ấn Độ, nó thường là hình vòm gajaprashtha hoặc vagan. Như đã nêu ở trên, các đền thờ Ấn Độ kiểu này được gọi là Valabhi, Khakhara, Shala, Kuti, Vaita Potakara. Trong số những thuật ngữ này, hai thuật ngữ cuối (Vaita Potakara) rất đáng chú ý, chúng có ý nghĩa là thuyềnhình thuyền. Ngôi tháp Vaital Deol ở Orissa được đặt tên dựa trên sự tương tự của sikhara (phần mái) của nó với sự hình dáng của chiếc thuyền úp ngược (Trivedi 1999). Về vấn đề này, Mitra (1960: 1) có nhận xét đáng chú ý:

“Loại đặc biệt này được gọi là vahita-kakharu (kakharu có hình dạng vaita, tiếng Phạn vahitra có nghĩa là thuyền) (ở quận Puri) và vaitalu hoặc vaitala, một dạng vaita-khakharu rút gọn( ở quận Mayurbhanj và Balasore). Cách gọi tên thứ hai là nguồn gốc tên gọi tháp Vaital Deol.”

Bản văn khắc Aparajita Guhila thế kỷ 7 ở Rajasthan đã đề cập đến việc xây dựng một potakara bhavana (toà nhà hình thuyền) cho Vishnu. “Tòa nhà” đề cập trong bản khắc này một đền thờ Valabhi. Xem xét vị trí địa lý của Rajasthan thì sự kết hợp của kiến trúc ngôi tháp với hình dáng chiếc thuyền dường như không hợp lý. Có lẽ sự kết hợp này được du nhập từ các vị trí địa lý tiếp giáp với bờ biển như huyện Puri ở khu vực duyên hải Ấn Độ ở phía Đông, nơi có các đền thờ với vaita hoặc sikhara hình thuyền. Về hình dạng thì ngay cả sikhara của Vaital Deol cũng không hoàn toàn tương tự với một chiếc thuyền. Ngược lại, các sikharas như vậy của đền tháp Champa rõ ràng là hình thuyền thực tế. Các sikharas tương tự cũng được chứng minh từ các khu vực khác của các nước Đông Nam Á. Từ những dữ kiện này, có thể nghĩ rằng thuật ngữ này được dùng cho các sikhara có thể đã chịu ảnh hưởng bởi truyền thống Đông Nam Á.

Như đã nêu ở trên, nhiều loại đền thờ được mô tả trong văn bản kiến trúc Nam và Bắc Ấn Độ theo các nhóm Dravida và Nagara. Các tên khác nhau của chúng và các tiểu loại (như Meru, Mandar, Kailash, Vimaan, Nandan, Samudra, Padma, Garuda) cùng với các đặc điểm cụ thể của chúng cũng được mô tả chi tiết trong các văn bản này. Trong trường hợp các kiến trúc hình chữ nhật, cần có nghiên cứu để xác định các loại hình cụ thể của hai loại đền thờ, được thể hiện ở các đền tháp Chăm, dựa trên các văn bản kiến trúc Ấn Độ. Để hiểu được các yếu tố địa phương góp phần vào việc phát triển các biến thể khu vực, nếu có ở Champa, đòi hỏi phải nghiên cứu và phân tích thấu đáo. Cũng có thể tìm thấy nguồn thông tin liên quan khác từ các shilpis và thợ thủ công có kiến ​​thức truyền thống về xây dựng đền tháp, về vật liệu xây dựng và các thuật ngữ được họ sử dụng để chỉ các thành phần khác nhau của đền tháp. Cách tiếp cận này đã mang lại kết quả đáng kể trong việc hiểu và tư liệu hóa các kiểu dáng đền thờ Ấn Độ, được khởi xướng bởi Ram Raz vào năm 1835 theo sau bởi A.K. Coomaraswamy (1927), P. K. Acharaya (1927), N.K. Bose (1932), Stella Kramrisch (1946), K. Deva (1975), M.A. Dhaky (1975), Adam Hardy (2007) và các học giả khác. Hy vọng các học giả nghiên cứu đền tháp Champa cũng đã vận dụng các hướng nghiên cứu như vậy.

 

TECTURE:

SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE

VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM) [1]

 

RakeshTewari [2]

It is believed that Indian establishments existed in Champa (Maha Champa) at least in the 1st-2nd century AD (Sharma 1997: 26). These migrants would have been both from north and south India. The migration would have taken place through land and sea routes. There are many descriptions of sea journey mentioned in ancient Buddhist texts. A recently found pottery Shard (at Nen Chua archaeological site, Kien Giang province, in Mekong Delta Region, shared by Alex Giang on face book), comprising the depiction of a lady playing a musical instrument is significant in this regard (Fig. 27). On comparative and stylistic grounds it may be placed around 4th century AD, corroborating that such pottery was reaching Vietnam (Oc Eo and Phu Nam)through well-established maritime routes most probably from north India through Bengal.

1 4 - KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM) - SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE  VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM)

Fig. 27. Bui Minh Tri (Alex Giang shared Vietnam Archaeology – Khao co hoc’s photo)

J.C. Sharma, former ambassador of India to Vietnam has contributed a very significant book on the Hindu Temples of Vietnam (Sharma1997). However, considering the number of temples built in a period of about 1500 years focussed researches on their architecture, art and their comparison with Indian temples is highly required. This paper intends to brief only a few notable aspects in this regard.

Sharma (1997: 26-30) has rightly found merit in suggesting that two of the major causes of Indian migration to south-east Asia may be Economic Trade and Spirit of Adventure. Along with these activities priests, teachers, healers, craftsman, shilpis etc. also reached in these countries and played significant role to initiate religious and temple building activities.

On the basis of inscriptional records found from Mi-Son (datable to c. 5th century AD) it has been noted that Dharma Maharaja Shri Bhadravarman established the first royal Shiva-linga at Mi-Son dedicated to Shiva who was called ‘Bhadresvar Swami’. Though this name of Shiva, i.e. Bhadresvara, and temples dedicated to Shiva by this name are well known in India (such as Bhadesar Nath in Sant Kabir Nagar, district Bhadohi near Varanasi , U.P., and so on; Sahay 2016) but so far earliest known mention of this name is from the above stated record of Vietnam.

It may be surmised that even before the construction of the temple mentioned in the above stated inscription there is a strong possibility of existence of temple construction activity in Vietnam. These temples might have been having the form of local secular structures as it happened in Indian context. Subsequently, with the arrival of Indian Temple Architectural texts, craftsmen and architects Classical Indian temple types, prevailing in north and south India, would have been adopted. However, the initial local components of art, motifs and rituals must have fused within such structures. The same process seems to have followed in other south-east Asian countries and north-western part of Indian-subcontinent.

The Champa temples, made of baked bricks, consist of a main temple (kalan in Cham language), some minor temples and associated structures. These are built on hills, plains, on probable routes and within the settlements. Externally the temples consist of a square plan with one, and sometimes two doors (generally facing east and sometimes west). The decorative patterns on exterior walls and arches, comprising floral patterns and human figures, apparently show local impact. Normally a Shiva-linga is installed in the garbhagraha (sanctum) on a pedestal ending in snanadroni, around which enough space is left for parikrama. Interior of the temple is plain. The doorframes, doorsills, lintel, pilasters of rathikas etc. are made of sandstone to provide additional strength to the structure. The kalan is connected through a vaulted passage to a doorway connecting sometimes to an antechamber through another vaulted passage. The temple complexes also consist of smaller temples for minor deities and some supplementary structures like the koshagraha or small water structures. In some of the complexes, facing the kalan, there is a provision of a Nata-mandira with an east-west orientation having several windows and a tiled roof.

The Hindu temples of Champa are basically influenced by Brahmanical religion of India in which apart from Shiva-lingas, images of dancing Shiva, Ravananungrah episode, Uma, Bhagwati, Ganesha, Karttikeya, Nandi, etc. dominate. However, the Vaisnavite influence is attested by the sculptures of Govardhandhari Krishna, Ramayana scenes, ananatshayi Vishnu, Brahma and other depictions.

These temples show impact of North and South Indian temple architecture. Selection of baked bricks and decorations comprising floral and other motifs for temple construction indicates that the same is inspired because of north Indian contacts with this region where brick temples were being constructed from at least 1st century BC/AD. Baked and carved decorative bricks were used in such temples from Gupta Period. Usage of lithic door frames and other features are also common in contemporary north Indian and Vietnamese temples.

Ground plans of Champa temples follow the basic plans of Pan-Indian temples- chaturasra (square) and ayatasra (rectangular) (Fig.28). However, the sikharas (super-structures) of main temples (kalan) are influenced by south Indian temples having mostly series of four stories (chatur-taliya or chatur-bhaumika). Some of the Champa temples comprise pyramidal dome springing directly from the walls of the sanctuary surmounted by an amalaka in the Nagara style. While the third variety of shikara is a boat-shaped concave roof (known as valabhi, khakhara, vaita (meaning boat shaped) or gajaprashtha shikhara in India) surmounted on the temples or structures called as koshagraha.

2 2 - KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM) - SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE  VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM)

Fig. 28. Showing chatur-taliya (four storied), pyramidal dome and boat shaped sikharas of the respective temples, Champa.

Due to continuous contacts between India with Champa not only Hindu religion, ancient Indian scriptures, architectural treaties (such as Vastu Shatra, Mayamata and Maansaara) and iconographic texts along with sculptures and architects would have reached Champa. Local artists and sculptors must have learnt them by learning and by practice with the migrant experts from India. Their impact is clearly seen in the similarity in basic structural concepts, plan and elevation. Main principles and attributes of the religious images are also similar to those described in Hindu iconographic texts. However, their designs, treatment, facial and physical expressions show distinct local influences.

In this context it may be worth drawing attention towards a few features of brick temples common between Champa and Indian brick temples with obvious variations. The lithic doorframes in a north Indian temple at Bahua (district Fatehpur, U.P.; Fig 29.) shows elaborate depictions of river goddesses the Ganga and the Yamuna respectively on either sides along with attendants. Door-sill (mandaraka decorated with mainly floral motifs), doorjambs (comprising pancha-sakhas: such as naga sakha, roop sakha, srivraksha sakha, patra sakhas and puspa sakha), and lintels (uttaranga) bearing figures of Brahma, Siva and Visnu, navagrahas and other motifs. The depictions of these deities, nine planets and floral patterns are also seen in the architectural members of Champa temples. However, their exact placement in a temple needs to be ascertained. A few stone panels from Champa, comprising depiction of Sheshsayi Visnu and other deities, indicate that they might have been placed at shukanasa arch over the antarala (passage to garbhagraha also known as kapili) of a temple.

3 2 - KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM) - SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE  VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM)

Fig. 29. Stone door-frame of a brick temple, Bahua, district Fatehpur, U.P.Fig. 30. Depiction of Kirttimukha motif at Mi-son (Vietnam) and Jagesvara (Uttarakhand, India)

A comparison may be made between the depictions of a particular motif known as Kirttimukha which is very commonly depicted in India and Champa temples. The illustration (Fig. 30) shows one example from Mi-son (Champa) and another from Jagesvara (Uttara Khand, India). Basic concept of Kirttimukha in both examples is the same but their depictions are different to a considerable extent. The figures from Mi-son show apparent local impact in treatment of bulged circular eyes, nose, open mouth, teeth, protruding canines, eyebrows and hair. Any person with some experience of observing these motifs may easily differentiate the Champa-Kirttimukhas at their very sight.

Other comparisons may be observed regarding the depiction of load-bearing human figurines (bhaar-putrakas or bhaara-vaahkaas), arches and floral motifs made of carved bricks on the vedibadha (pedestal; Fig. 31) of the temples. Again the concept is common but features are locally influenced.

4 2 - KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM) - SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE  VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM)

Fig. 31. Depiction of arched patterns in Mi-son and India

Brick temples in India usually comprise very fine carved motifs on their outer surface. Some of them are explicitly and very intricately executed. In addition to that in some of the cases the surface is also treated with a thin smooth plaster (Fig. 32). I wonder whether this tradition of plastering the carved motifs was prevalent in Champa region.

5 2 - KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM) - SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE  VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM)

Fig. 32. Design patterns executed by carved bricks and smooth plaster, Nasirabad, Sitapur, U.P. c. 10th century AD

An important observation regarding the rectangular structures (koshagrhas or associated temples) may be significant here. As in India generally it is built as an associated structure around the main temple (kalan, which usually comprises a square plan and superstructure showing south or north Indian influence fused with local trends). Temples with rectangular plan have been grouped under Valabhi temples in ancient Indian architectural texts with various features and names (Kramrisch 1946; Mitra 1960: 1; Tewari 2010: 6-11, 16-30). Most of the temples of this type in India comprise a simple rectangular garbhagraha with an entrance towards longer sides in the middle. While in case of Champa temples with rectangular plan instead of middle the entrance is provided usually towards extreme end of the longer side. Apart from that internally a small chamber is provided in front of the inner garbhagraha. On these counts these Champa temples show apparent difference from the Indian Valabhi temples. It would be worth underlining here that the Ancient Indian architectural texts have mentioned temples with rectangular plan under ayatasra group of Valabhi type including various sub-types and the temples having doorway in the middle of the larger sides is one of these types. Therefore, the Champa temples with rectangular plan and valabhi sikhara may be placed under Valabhi group of temples but the identification of their specific sub-type remains to be identified on the basis of the descriptions narrated in ancient architectural texts.

6 3 - KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ: ĐÓNG GÓP CHO DI SẢN THẾ GIỚI THÔNG QUA ĐỀN THÁP HINDU GIÁO Ở CHAMPA (VIỆT NAM) - SINGULAR CONTRIBUTION TO WORLD HERITAGE  VIS-A-VIS HINDU TEMPLES OF CHAMPA (VIETNAM)

Fig. 33. Rectangular structure, with entrance on larger sides towards right end, My Son

Another notable difference, apart from the location of entrance and placement, the Champa structures with rectangular plans in comparison to Indian temples is the treatment of their superstructure (sikhara). In north India it is normally gajaprashtha or vagan vault shaped. As stated above in India such temples are called Valabhi, Khakhara, Shala, Kuti, Vaita and Potakara. Amongst these terms last two (Vaita and Potakara) are most relevant in the present context which mean – boat and boat-shaped. The temple of Vaital Deol in Orissa is named in all probabilities on the similarity of its sikhara with that of boat placed upside down (Trivedi 1999). In this regard following observations of Mitra (1960: 1) are significant:

“The particular variety is known as vahita-kakharu (kakharu having the shape of a vaita, Sanskrit vahitra, boat) in the Puri District and vaitalu or vaitala, a shortened form of vaita-khakharu, in the Mayurbhanj and Balasore Districts. The second appellation is no doubt at the root of nomenclature of the Vaital Deol.”

An inscription of Aparajita Guhila of seventh century AD from Rajasthan mentions about the construction of a potakara bhavana (boat shaped building) for Vishnu. The building mentioned in this inscription appears a Valabhi shrine. Considering the geographical location of Rajasthan association of a temple with a boat shape seems unreasonable. It appears that this association would have been an import from other geo-units adjoining the sea-coast such as Puri District in East Indian coastal region having temples with vaita or boat-shaped shikhara. In shape even the sikhara of Vaital Deol is not fully comparable with a boat. On the other hand such sikharas of Champa temples are clearly of actual boat-shaped. Similar sikharas are also evident from other areas of south-eastern Asian countries. Keeping these facts in view it may be suggested that this terminology for the sikharas in question might have been influenced by south-east Asian tradition.

As stated above innumerable temple types are described in South and North Indian Architectural texts under the respective groups of the Dravida and the Nagara temples. Their different names and sub-types (such as Meru, Mandar, Kailash, Vimaan, Nandan, Samudra, Padma, Garuda), along with their specific features are also elaborated in these texts. As it is required in case of rectangular structures, attempts may be made to identify particular types of other two modes of temples, represented by Champa temples, on the basis of Indian Architectural texts. For understanding the local components which contributed to the development of their regional variations local architectural treaties, if available in Champa region, may also be traced and critically analysed. Another relevant source of information may be procured from the local guilds of shilpis and craftsmen holding traditional knowledge of temple building, temple material and terminologies being used by them for different parts of the temples. This approach has been very rewarding in understanding and documentation of Indian Temple forms initiated by Ram Raz as early as 1835 followed by A.K. Coomaraswamy (1927), P. K. Acharaya (1927), N.K. Bose (1932), Stella Kramrisch (1946), K. Deva (1975), M.A. Dhaky (1975), Adam Hardy (2007) and other scholars. Hope the learned scholars engaged in the study of Champa temples would already have adopted such lines of researches.

———

Acknowledgement: The author is sincerely thankful to Prof. Amar Singh for his considered views on the first draft of this paper; to Dr. Sanjay Manjul, Director, Institute of Archaeology, ASI and Ms. Vandana Sinha for providing some important references and publications.

References:

Acharya, P.K. 1927. Indian Architecture According to Mansara-Silpasatra, Allahabad.

Bose, N.K. 1932. Canons of Orissan Architecture (Reprinted 1982), Delhi: Cosmo  Publications.

Coomaraswamy, A.K. 1927, History of Indian and Indonesian Art, London: Edward Goldstone.

Deva, Krishna 1975. ‘Bhumija Temples’, in Pramod Chandra, Studies in Indian Temple Architecture, New Delhi: American Institute of Indian Studies, pp. 114-165.

Dhaky, M.A. 1975. ‘The Genesis and Development of Maru-Gurjara Temple Architecture’, in Pramod Chandra, Studies in Indian Temple Architecture, New Delhi: American Institute of Indian Studies, pp. 90-115.

Hardy, Adam 2007. The Temple Architecture of India. Wily.ISBN 978-0-470-02827-8.

Kenoyer, J.M., Clark, J.D., Pal, J.N. and Sharma, G.R. 1983. ‘An upper Palaeolithic shrine in India ?’, Antiquity LVII: 88-94.

Kielhorn, F. 1897. ‘Udaypur inscription of Aparajita: [Vikrama-] Samvat 718’, Epigraphia Indica, Vol. IV: 29-32. (Reprinted 1979), New Delhi: Archaeological Survey of India.

Kramrisch, Stella 1946. The Hindu Temple (Reprinted 1976), Delhi: Motilal Banarsidass.

Lal, B.B. 2009. How Deep are the Roots of Indian Civilizaation? Archaeology Answers. Aryan Books International, New Delhi.

Marshall, J. 1931. Mohenjo-daro and the Indus Civilization, 3 Vols, London: Arthur Probsthain.

Mitra, Debala 1960. ‘Four Little-Known Khakhra Temples of Orissa’, Journal of the Asiatic Society II (1): 1-23, Pl. I-XIV.

Ram Raz 1835. Essays on the Architecture of the Hindus. Reprinted 1972. Varanasi. Indological Book House.

Sahay, Sachchidanand 2016. Bhadresvara: A Forgotten Form of Shiva in India and South East-Ashia. B.R. Publishing Corporation. Delhi–110052.

            Samarangansutradhara (ed. Mahamahopadhyaaya T. Ganapati Sashtri and re-edited by V.S. Agravala). 1966, Baroda: Oriental Institute.

Sharma, J.C. 1997.Hindu Temples of Vietnam. The Off-setters (Publication Division), New Delhi – 110003 (India).ISBN-81-7123-067-9.

Srinivasan, K.S. 1983. In Encyclopaedia of Indian Temple Architecture, South India, Lower Draviddesa (edited by Michael W. Meister and M.A. Dhaky). American Institute of Indian Studies, New Delhi. US ISBN: 0-8122-7840-2.

Tewari, Rakesh 2010. Valabhi Temples in North India. Aryan Books International. New Delhi – ISBN: 978-81-7305-395-5.

Trivedi, R.D. 1999. ‘Tradition of Valabhi-sikhara in the Pratihara Temples and their dedication’, Bulletin of Museums and Archaeology 51-52: 63-67.

Vats, Madho Sarup 1940. Excavations at Harappa: Being an account of Archaeological Excavations at Harappa carried out between the years 1920-21 and 1933-34, Volume I and II. (Reprinted in 1975) by Bhartiya Publishing House.

 

[1] Excerpt from the Paper prensented at the Seminar “The Joint Civilizational Heritage of Viet Nam and India”, Đà Nẵng, 25 August, 2017.

[2]Ph.D., Former Director General Archaeological Survey of India.

[1] Tiến sĩ, Nguyên Tổng Giám đốc Viện khảo cổ quốc gia Ấn Độ.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây