Cuối năm, bàn về phong tục thờ cúng tổ tiên, tiễn ông Công, ông Táo

Cuối năm, bàn về phong tục thờ cúng tổ tiên, tiễn ông Công, ông Táo

Cuối năm, bàn về phong tục thờ cúng tổ tiên, tiễn ông Công, ông Táo

Trong đời sống tâm linh người Việt Nam, thờ cúng tổ tiên, ông bà là một trong những phong tục, nghi thức quan trọng bậc nhất. Từ ngàn đời nay, bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.

Đây là một nét đẹp văn hóa thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục. Nó đã trở thành một thứ đạo, là chuẩn mực đạo đức làm người. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tại nhiều gia đình Việt Nam, nghi thức thiêng liêng này vẫn có nhiều sai sót, bất cập.

Nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục thờ cúng tổ tiên

c1 min - Cuối năm, bàn về phong tục thờ cúng tổ tiên, tiễn ông Công, ông TáoLà một Phật tử, tôi nghĩ, lễ vật dâng cúng tổ tiên không chỉ là: hương, hoa,trà, quả thực. Lễ vật trân quý nhất đó chính là hương của tâm: hương niệm, hương định, hương tuệ, hương giải thoát và hương giải thoát tri kiến hương.

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam ra đời từ lâu, bắt nguồn từ niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết. Người Việt Nam cho rằng: linh hồn của người đã khuất vẫn còn hiện hữu trong thế giới này và ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trên cõi trần. Chết chưa phải là hết. Tuy thể xác tiêu tan nhưng linh hồn bất diệt và thường ngự trên bàn thờ để phù hộ cho con cháu những khi nguy khó, khuyến khích con cháu làm những điều thiện và quở phạt khi họ làm những điều tội lỗi.

Người Việt cũng tin rằng: trần sao âm vậy. Khi sống cần những gì thì chết cũng cần những thứ ấy, cho nên dẫn đến tục thờ cúng, với quan niệm thế giới vô hình và hữu hình luôn có sự gắn kết và thờ cúng chính là “cây cầu” để  hai thế giới này gặp gỡ. Vì vậy, phong tục thờ cúng tổ tiên là biểu hiện của lòng hiếu thảo, “uống nước nhớ nguồn”, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, bồi đắp cái phúc cho mình, nhớ đến cội nguồn của mình, nhớ công đức cao dày của tổ tiên. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì.

Phong tục thờ cúng tổ tiên: Cầu nối đưa đạo Phật đi vào lòng dân Việt

Phong tục này có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Vấn đề gia đình, gia tộc và đặc biệt là sự vinh danh những công lao hiển hách của cha ông được đề cao.

Đến thế kỷ XV, Nho giáo hầu như chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Nhà Lê đã thể chế hóa việc thờ cúng tổ tiên. Bộ luật Hồng Đức quy định rõ:  việc con cháu phải thờ cúng tổ tiên 5 đời (tính từ đời mình ngược lên là: Cha, mẹ, ông bà, cụ, kỵ),  ruộng hương hỏa, ruộng đèn nhang, cơ sở kinh tế để duy trì thờ cúng tổ tiên dù con cháu nghèo cũng không được cầm bán… Đến thời Nguyễn, nghi lễ thờ cúng tổ tiên được ghi rõ trong sách “Thọ mai gia lễ” – một cuốn sách hướng dẫn chi tiết các tập tục liên quan đến tang lễ, trong đó có thờ cúng tổ tiên.

Cách bày đặt, sắp xếp bàn thờ gia tiên

c2 min - Cuối năm, bàn về phong tục thờ cúng tổ tiên, tiễn ông Công, ông TáoTrong đời sống tâm linh người Việt Nam, thờ cúng tổ tiên, ông bà là một trong những phong tục, nghi thức quan trọng bậc nhất.

Bàn thờ là nơi tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. Nó như một thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Ở chính giữa bàn thờ đặt bát hương – tượng trưng cho tinh tú và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng – tượng trưng cho trục vũ trụ. Hai góc ngoài bàn thờ bao giờ cũng có hai cây đèn hoặc nến, tượng trưng cho mặt trời ở bên trái và mặt trăng ở bên phải. Ngay sau bát hương thường có một cái đỉnh ba chân. Nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.

Trước đây, bàn thờ gia tiên được đặt ngay tại gian nhà chính. Nếu nhà có điều kiện thì đồ thờ được sơn son thếp vàng, có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh, tử của tổ tiên.

Tùy theo tập quán mỗi địa phương, mỗi gia đình, tùy vào điều kiện giàu nghèo mà cách trang trí và sắp đặt bàn thờ có những sự khác biệt. Song về cơ bản, bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng). Trên bàn thờ thì bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp nến. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu là hương, hoa, trà, quả, thực. Đồ cúng, cách bày biện không quan trọng, miễn sao thể hiện được sự trang nghiêm, thanh tịnh, thành kính và đẹp mắt.

Về bát hương, từ trước đến nay có 2 cách thờ: 1 bát hương hoặc 3 bát hương. Không ai thờ 2 bát. Bát hương thứ nhất, ở giữa, cao nhất, thờ thần linh thổ địa, trông coi đất đai nhà mình. Bát hương thứ 2, bên tay phải là thờ gia tiên: cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ, cô dì chú bác hai bên nội, ngoại. Bát hương thứ 3 là thờ bà cô, ông mãnh, những người chết trẻ, chết non, chết yểu, chưa lập gia đình. Người Việt cho rằng vì chết trẻ nên bà cô, ông mãnh rất linh thiêng. Nếu cảm thấy “hợp” người thân nào thì sẽ phù hộ độ trì rất nhiều. Nếu thờ cúng bà cô, ông mãnh không đến nơi đến chốn sẽ bị quở phạt. Bà cô, ông mãnh lẽ ra cũng nên thờ cúng cùng bát hương với tổ tiên, nhưng dân gian quan niệm rằng bà cô ông mãnh tuổi thấp nên chưa thể hưởng hương hoa cùng các cụ đời trước được. Giống như trên cõi dương gian, trẻ con chỉ ngồi riêng một mâm khi ăn giỗ nên bà cô ông mãnh cũng được thờ riêng một bát hương. Bát hương này thường đặt thấp hơn bát hương tổ tiên một bậc.

Ý nghĩa thờ cúng tổ tiên theo quan điểm của Phật giáo

Ba bát hương tạo ra sự cân đối trên bàn thờ. Song cũng có những gia đình thờ đến 5 bát: gia tiên bên nội, gia tiên bên ngoại, bà cô ông mãnh bên nội, bà cô ông mãnh bên ngoại, và quan thần linh thổ địa. Theo tôi, chúng ta không nên tách rời như thế vì bàn thờ nhiều bát hương quá. Tuy nhiên, thế giới tâm linh muôn hình muôn vẻ, áp dụng trực tiếp theo từng vùng miền. Ví như ở miền Nam, người ta chỉ thờ 1 bát hương. Họ thờ ông thổ công, thổ địa ở dưới bếp. Thờ gia tiên chỉ thờ 1 bát. Bà cô ông mãnh cũng nằm trong gia tiên nhà mình. Có điều, khác nhau về hệ thống thờ cúng nhưng tâm linh người Việt ta bao giờ cũng đồng nhất: uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công đức của tổ tiên.

Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, tránh thắp số chẵn như 2, 4, 6… Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm). Khi thắp hương, người ta phải để hương sao cho thật thẳng, tránh để hương bị nghiêng, siêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hương không đều nhau, làm hương bị tắt lửa, hương tàn rơi xuống đồ lễ vật có thể gây gây hỏa hoạn. Tuy nhiên, theo tôi, hàng ngày chúng ta không nên thắp nhiều hương. Nên thắp hương vòng. Vì nếu thắp hương nén, khói hương nghi ngút, gây ô nhiễm bởi hương xạ bây giờ toàn hóa chất.

Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật thì hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí. Nhiều khi cũng đặt bàn thờ hướng Tây vì người ta nghĩ hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa.

Có nên cúng mặn, đốt vàng mã cho người đã khuất?

Trong phong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt rất coi trọng việc cúng giỗ tổ tiên vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật), thường được tính theo âm lịch. Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), và các dịp lễ Tết khác như: Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập… Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử…, người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Đây là nghi lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất.Xuất phát từ niềm tin “trần sao âm vậy” nên trong bất cứ dịp lễ nào, từ ngày rằm, mùng một hàng tháng đến ngày Tết, ngày cúng giỗ tổ tiên, người Việt đều phải có một mâm cỗ mặn và ít nhất vài bó tiền vàng để đốt như là một sự gửi gắm và chăm lo cho những người đã khuất có một cuộc sống sung túc ở cõi âm. Nhiều người cho tục lệ đó là một trong những nét đẹp văn hoá của phong tục thờ cúng tổ tiên. Cá nhân tôi, thấy điều đó không nên.Trước hết, tôi phải nói rằng: tục đốt vàng mã bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngay từ thời nhà Hán, mỗi khi mai táng người chết, họ đều chôn theo tiền giấy. Bởi vì, người Trung Quốc từ xưa đến nay đều cho rằng: con người sau khi chết đều trở thành quỷ “Nhân sở quy vi quỷ”, và thế giới của quỷ cũng giống trên dương gian, chỉ là vì âm dương cách biệt mà thôi. Vì vậy, họ cho rằng quỷ cũng cần phải sinh hoạt và cũng cần phải dùng đến tiền. Cho nên khi mai táng, họ đã chôn theo tài sản, tiền bạc cho người đã tạ thế. Về sau, có nhiều người cảm thấy dùng tiền thật để mai táng quả là đáng tiếc nên đã dùng giấy giả làm như tiền thật, đốt cho ma quỷ dùng.Phong tục này đã du nhập vào Việt Nam. Rất nhiều người Việt Nam cho rằng: đem dâng cúng, đốt tiền vàng mã, các loại đồ dùng sinh hoạt mã như nhà, ngựa, xe, ti vi, tủ lạnh.., thì ông bà, tổ tiên sẽ thọ dụng được. Tôi cho rằng: đốt vàng mã không có lợi ích gì hết, không nên đốt, chỉ tốn tiền thôi. Vì trước hết, khi đốt, cái tro cũng trở lại với mình, làm sao mà tiêu được. Thứ nữa, đa số người ta đốt vì tâm lý bắt chước làm theo, không làm thì cảm thấy bất an. Cho nên có nhiều người không ngại ngần bỏ ra nhiều tiền mua cả một sân vàng mã đốt cho người chết. Họ nghĩ đốt nhiều thì người chết có nhiều tiền, được ăn sung mặc sướng. Tôi xin nói thật: điều đó hoàn toàn vô ích, chỉ làm giàu cho người sản xuất vàng mã thôi.Vậy người chết cần gì ở cõi âm? Họ chỉ cần phước đức thôi. Có phước đức, họ mới sớm được siêu thoát về cõi lành. Nếu người nào đó, lúc còn sống, làm nhiều điều phước thiện thì chắc chắn khi chết, họ sẽ sớm được vãng sinh về cõi tốt lành để hưởng phước. Còn nếu người nào lúc sống mà làm nhiều việc ác thì khi chết, họ sẽ bị đọa vào cõi ác để thọ nhận quả báo chịu khổ. Nếu có người thân ở cõi trần trợ giúp như tụng Kinh siêu độ, bố thí cúng dường trai Tăng, bố thí, giúp đỡ người nghèo khó, cúng chùa, ấn tống Kinh sách…, rồi hồi hướng công đức cho người mất thì họ sẽ được hưởng một phần, nhờ đó mà họ sớm được đầu thai, chuyển nghiệp. Còn nếu người vô phước, khi chết đi, con cháu trên trần gian làm heo, giết gà, vịt… linh đình để cúng tế thì vô tình, họ lại gửi thêm nghiệp ác cho người mất, khiến họ sớm tái sinh vào cõi ác.Do đó, nếu chúng ta thương người mất thì hãy làm đồ chay tiến cúng, tụng kinh niệm Phật, làm việc phước hồi hướng cho họ. Làm lễ cầu siêu cho cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ. Nhờ vào sức lực của chính chúng ta, tụng kinh để giải nghiệp. Có vậy, mới siêu thoát được. Phật giáo chủ trương nhân quả luân hồi và tất cả đều do nơi lòng chí thành mà có cảm ứng, nếu như tâm nguyện chí thành rồi thì không cần phải dùng đến những việc như đốt sớ và giấy tiền vàng bạc. Nếu đem tiền của để phí phạm vào những việc này thì dù có đốt đi trăm ngàn tờ giấy bạc, nhà lầu, xe hơi cũng chỉ vô ích mà thôi.

Thời điểm tốt nhất để lau dọn ban thờ cúng ông Công ông Táo

cuối năm min - Cuối năm, bàn về phong tục thờ cúng tổ tiên, tiễn ông Công, ông TáoTheo quan niệm dân gian 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Vào ngày này, các gia đình Việt Nam thường chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo lên bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua. Vì vậy, đây cũng là dịp người dân tiến hành dọn dẹp ban thờ trong nhà để đón năm mới.Việc dọn bàn thờ thường tiến hành vào sáng 23 tháng Chạp. Trước khi tiến hành, gia chủ sẽ thắp hương, đọc văn khấn để xin phép. Tất cả chân hương cả một năm được rút bớt, chỉ để lại 3 hoặc 5 chân nhang, sau đó hóa cùng với tiền vàng.Nét đẹp văn hóa của tổ tiênTheo quan niệm dân gian, trong quá trình lau dọn bàn thờ, bài vị và bát hương gia tiên không được xê dịch vì sợ “động” sẽ ảnh hưởng đến con cháu. Do vậy, chỉ nên lấy tay giữ và dùng khăn sạch nhúng vào rượu pha với gừng giã nhỏ lau cho sạch. Bên cạnh đó, xin lưu ý mấy điều sau:– Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng.– Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để lau sạch bàn thờ.– Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ không cho di chuyển rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương… lau.– Điều quan trọng cuối cùng là chúng ta phải làm việc này một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.Nhiều người có quan niệm rằng, phải chờ sau ngày 23 tháng Chạp, tức là khi ông Công, ông Táo đã về chầu trời thì mới được dọn dẹp bàn thờ, nếu không sẽ gây kinh động đến thần linh. Theo tôi, đây là sự mê tín. Chúng ta có thể lau chùi bàn thờ quanh năm, nếu thấy bàn thờ có bụi bẩn. Cá nhân tôi là một Phật tử, hầu như ngày nào tôi cũng ngồi thiền, tụng kinh. Và vì thế, tôi lau chùi bàn thờ gia tiên mỗi ngày.Thầy tôi – Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dạy rằng: “Mỗi khi con đốt một cây hương, con phải đem hết cả sự thành tâm vào trong việc đốt hương. Làm thế nào trong khi đốt hương có năng lượng của niệm, của định, của tuệ. Niệm là năng lượng của sự có mặt hoàn toàn của thân và tâm. Khi mà thân và tâm về lại với nhau, mình thật sự có mặt trong giây phút hiện tại thì đó gọi là năng lượng của niệm. Khi mình có sự chuyên chú vào hành động đó mà không suy nghĩ về quá khứ, tương lai, không suy nghĩ về bất cứ một cái gì khác nữa thì đó là năng lượng của định. Trong khi đốt một cây hương, chúng ta làm thế nào để năng lượng của niệm và định có mặt, nghĩa là chúng ta có mặt. Chính cái niệm và định đó giúp ta tiếp xúc được với tổ tiên hiện đang có mặt trong từng tế bào cơ thể”.Là một Phật tử, tôi nghĩ, lễ vật dâng cúng tổ tiên không chỉ là: hương, hoa, trà, quả thực. Lễ vật trân quý nhất đó chính là hương của tâm: hương niệm, hương định, hương tuệ, hương giải thoát và hương giải thoát tri kiến hương.

Hoàng Anh Sướng

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây