Giới thiệu khái quát huyện Lang Chánh
Lang Chánh là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, nằm gần khu đô thị miền Tây của tỉnh và trên trục giao lưu chủ yếu với Tây Bắc của vùng miền núi Thanh Hoá, nên có vai trò rất quan trọng về KT-XH và an ninh- quốc phòng của tỉnh Thanh Hoá và vùng trung du- miền núi.
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:
1.Vị trí địa lý:
Lang Chánh là huyện miền núi cao nằm ở phía Tây -Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, có diện tích tự nhiên là 58.659,18 ha chiếm 5,3% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số năm 2008 là 48.794 người, mật độ dân số 83 người/km2 , (theo tổng điều tra dân số 1/4/2009 thì dân số toàn huyện là 45.637 người, mật độ dân số 78 người/km2 , giảm 3.157 người so với năm 2008), có 11 đơn vị hành chính (gồm 10 xã và 1 thị trấn huyện). Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa 100 km về phía Tây – Tây Bắc, cách đô thị miền Tây của tỉnh 16 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Bá Thước, phía Nam giáp huyện Thường Xuân, phía Đông giáp huyện Ngọc Lặc, phía Tây giáp huyện Quan Sơn và Piềng Xây Sầm Tớ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Tọa độ địa lý:
Từ 200 00’ 13” -200 18’ 15”
Từ 1050 17’ 30” – 1050 45’ 20”
- Vị trí địa kinh tế:
Lang Chánh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng- an ninh của Thanh Hoá, khu vực Tây Bắc và cả nước. Là vùng đầu nguồn của các hệ thống sông suối của tỉnh Thanh Hoá, có ý nghĩa rất lớn và quan trọng về vị trí phòng hộ, dự trữ nguồn nước, giảm tác động thiên tai và bảo vệ môi trường sinh thái đối với cả tỉnh. Có quốc lộ 15A chạy qua, nối miền núi với các huyện đồng bằng, các trung tâm phát triển của tỉnh, thành phố Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố trong cả nước, với nước bạn Lào; là điều kiện thuận lợi cho giao lưu, hợp tác và liên kết phát triển. Có 7 km đường biên với Lào và đồn biên phòng 503, thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng biên; xây dựng biên giới hòa bình, hợp tác và hữu nghị.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên:
- Địa hình:
Lang Chánh nằm ở khu vực miền núi có địa hình cao và phức tạp, nhiều núi cao, độ dốc lớn và chia cắt mạnh bởi các đồi núi, sông, suối… gây trở ngại lớn cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là cho xây dựng kết cấu hạ tầng; độ cao trung bình toàn huyện từ 500 m-700 m (so với mặt nước biển), cao nhất là đỉnh Bù Rinh 1.291 m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc