Giới thiệu khái quát huyện Cẩm Mỹ

Giới thiệu khái quát huyện Cẩm Mỹ

Giới thiệu khái quát huyện Cẩm Mỹ

1. Vị trí địa lý, đặc điểm về khí hậu, thời tiết;

    a. Vị trí địa lý:
    Huyện Cẩm Mỹ được thành lập theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP, ngày 21/08/2003 của Chính phủ, trên cơ sở sát nhập 07 xã của huyện Long Khánh cũ và 6 xã của huyện Xuân Lộc, đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Diện tích tự nhiên toàn huyện 46.855 ha,chiếm 7,9% diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai.
    b. Địa giới hành chính:
    + Phía Bắc giáp Thị xã Long Khánh và huyện Xuân Lộc.
    + Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
    + Phía Đông giáp với xuyện Xuân Lộc và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
    + Phía Tây giáp với huyện Thống Nhất và huyện Long Thành.
    – Huyện Cẩm Mỹ gồm 13 đơn vị hành chính cấp xã gồm : Long Giao, Xuân Đường, Thừa Đức, Sông Nhạn, Xuân Quế, Nhân Nghĩa, Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Tây, Xuân Đông, Sông Ray, Lâm San, Xuân Mỹ với 79 ấp, có thuận lợi là trên địa bàn có Quốc lộ 56 chạy qua, nối kết huyện với thị xã Long Khánh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm huyện nằm ở xã Long Giao (ngã ba giữa Quốc Lộ 56 và Hương Lộ 10), nên có lợi thế về không gian phát triển, kết nối giao lưu kinh tế với các huyện lân cận và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đặc biệt khi sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng và đi vào hoạt động thì tuyến Hương Lộ 10 sẽ là trục giao thông chính để vận chuyển khách từ sân bay về các tỉnh Nam Trung Bộ và ngược lại, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho các xã nằm trên trục đường này như Thừa Đức, Xuân Đường, Long Giao có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển dịch vụ.
    c. Địa hình:
 Địa hình của Cẩm Mỹ có 03 dạng địa hành là: địa hình núi, đồi thoải lượn sóng và các dải đất tương đối bằng ven suối.
    – Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn (núi Hàng Gòn, Cam Tiên ở xã Long Giao, chiếm khoảng 2% tổng diện tích toàn huyện, không thích hợp với sản xuất nông nghiệp chỉ thích hợp cho trồng rừng.
    – Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, hiện chiếm khoảng 80% tổng diện tích toàn huyện. Độ dốc phổ biến từ 3 đến 80. Khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các loại hình cây lâu năm nổi tiếng của huyện như: Bơ, cà phê; sầu riêng, chôm chôm, …
    – Địa hình bằng, ven suối: Phân bổ trên các dải dài ven Sông Ray, chiếm khoảng 18% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, độ dốc chủ yếu là cấp I (từ 0 – 30) gần nguồn nước mặt, mực nước ngầm, một số khu vực đất thấp thường bị ngập vào các tháng mưa lớn. Hầu hết diện tích trên dạng địa hình này đã được sử dụng trồng lúa và các loại cây ngắn ngày.  
    d. Khí hậu thời tiết:
    – Huyện Cẩm Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với những đặc trưng như sau:
    Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 – 158 Kcal/cm2-năm). Nắng nhiều (trung bình từ 5,7 – 6 giờ/ngày), nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 25,40C); tổng tích ôn lớn (trung bình 9.2710C/năm). Ít có những biểu hiện cực đoan của thời tiết như: bão, lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.
    Lượng mưa lớn (Trung bình từ 1.956 – 2.139mm/năm). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 11. Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở đây là thường có những đợt hạn ngắn vào đầu vụ Hè Thu, mưa nhiều, mưa to vào thời kỳ từ tháng 7 đến tháng 9, kết hợp với độ ẩm không khí cao, số giờ nắng giảm nên năng xuất cây ngắn ngày trong vụ này thường thấp. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm nên để tiến hành sản xuất cần phải có tưới và khi đã cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định.
    2. Đất đai và cơ cấu sử dụng:
    Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất đến ngày 01/01/2010 của Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Cẩm Mỹ có diện tích đất tự nhiên là 46.854,80 ha, với 41.326,28 ha đất nông nghiệp chiếm 88,20%, trong đó:
    – Đất trồng cây lúa 1.842 ha, chiếm 4,46% đất nông nghiệp,bao gồm:
    + Đất chuyên trồng lúa nước 2 – 3 vụ/năm có diện tích 691ha, phân bổ chủ yếu ở các xã Sông Ray (438ha), Sông Nhạn (214ha), Thừa Đức (36ha), Lâm san (3ha).
    + Đất trồng lúa nước còn lại (trồng 1 vụ/năm hoặc trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu) có diện tích 1.151ha, phân bố rải rác ở các khu vực thường bị ngập úng vào mùa mưa hoặc thiếu nước tưới vào mùa khô thuộc các xã Xuân Đông (856ha), Lâm san (125ha), Xuân Tây (81ha) và rải rác ở các xã Sông Nhạn, Sông Ray, Thừa Đức, Xuân Bảo .
    – Đất cây lâu năm: 34.757,76 ha chiếm 83,67% diện tích đất nông nghiệp, phân bổ nhiều ở các xã Xuân Quế (4.357ha), Sông Nhạn (4.002ha), Xuân Tây (3.662ha), Bảo Bình (3.339ha), Xuân Đường (3.229ha) trong đó:
    + Đất trông cây công nhiệp lâu năm: diện tích 31.052ha, chiếm 89,81% đất trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện, trong diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là đất trồng cây cao su và điều, phân bổ nhiều nhất ở các xã Xuân Quế, Sông Nhạn, Xuân Đường.
    + Đất trồng cây ăn quả: Diện tích 3.147ha, chiếm 9,10% đất trồng cây lâu năm, các cây trồng lấy quả trên địa bàn huyện cũng rất đa dạng và có giá trịnh kinh tế cao như: mãng cầu, măng cụt, chôm chôm, sầu riêng, bơ…
    Đất trồng cây lâu năm khác: diện tích 377ha, chiếm 1,09% đất trồng cây lâu năm, bao gồm cây lâu năm xen kẽ cây hàng năm, gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên hộ gia đình trong các khu dân cư và cây trồng lấy gỗ rải rác thuộc hộ gia đình cá nhân.
    3. Nguồn nước:
    – Cẩm Mỹ phần lớn sông suối đều ngắn và dốc nên khả năng giữ nước kém, nghèo kiệt vào mùa khô. Việc xây dựng các hồ chứa kết hợp với chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát triển kinh tế – xã hội mà đặc biệt là cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của huyện, với hệ thống sông suối chính như:
    + Sông Ray: Bắt nguồn từ khu vực phí nam và tây nam núi Chứa Chan, diện tích lưu vực trong phạm vi huyện Cẩm Mỹ khoảng 300km2 với các nhánh suối chính như: Suối Gia Hoét, suối Tầm Bò, Suối Trung, Suối Thề…chiều dài sông chính 60km, đoạn chảy qua huyện 20 – 25km, lưu lượng trung bình 10,6 m2/s , ngoại trừ dòng chính có nước quanh năm, đại bộ phận các nhánh suối đều cạn kiệt vào cuối mùa khô. Trên hệ thống Sông Ray đã xây dựng được các hồ chứa nước nhỏ như: hồ Suối Vọng, hồ Suối Đôi đã có tác dụng tốt trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng do lượng nước được tích trong hồ không lớn, địa hình vùng tưới bị chia cắt nên phạm vi tưới thường hẹp, chi phí cho tưới khá cao. Hồ Suối Rang khả năng giữ nước kém nên năng lực tưới rất hạn chế.
    + Các nhánh sông thuộc hệ thống sông Thị Vải: Các nhánh suối này bắt nguồn từ khu vực phía tây nam núi Đầu Rừu và núi Hàng Gòn, diện tích lưu vực từ 300 – 400Km2, bao gồm các suối như Suối Quýt, suối Thái Lan, Suối Rừu, Suối Rầm, Suối Sóc,… nhưng do thảm phủ kém, mùa khô kéo dài nên các suối này đều bị kiệt vào cuối mùa khô.
    – Huyện Cẩm Mỹ nằm trong khu vực nghèo mạch nước ngầm. Trên đất đỏ được phong hoá từ đá bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25 – 30m, các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80 – 102m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến 12l/s, chất lượng tốt. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho cà phê, tiêu, cây ăn quả.
     4. Tài nguyên khoáng sản:
    Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện không nhiều, chủ yếu là đất và đá được sử dụng làm nguyên vật liệu xây dựng, nguồn nguyên liệu này được lấy từ nứi Cẩm Tiên (xã Nhân Nhĩa),.. Tổng diện tích các khu vực có thể khai thác đá xây dựng là 8,87ha. Hàng năm có thể khai thác 25.200 – 30.000m2 đá cho nhu cầu xây dựng, sản xuất trên 2.000 bộ bàn ghế đá các loại. ngoài ra đất sét có trữ lượng khá lớn, hàng năm có thể khai thác, sản xuất trên 5 triệu viên gạch.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây