Giới thiệu khái quát huyện Ia Pa
Huyện Ia Pa thành lập theo theo Ngịh định số 104/2002/NĐ-CP ngày 18-12-2002 của Chính phủ, trên cơ sở diện tích và dân số của 9 xã phía bắc sông Ayun huyện Ayun Pa.
Ia Pa là một huyện phía đông nam của tỉnh Gia Lai. Trung tâm hành chính huyện thuộc xã Kim Tân.
Diện tích: 868.5 Km2.
Dân số: 48.497 người (số liệu thống kê năm 2008).
Vị trí địa lý:
– Bắc giáp: các huyện Chư Sê, Mang Yang, Kông Chro.
– Nam giáp: huyện Krông Pa.
– Đông giáp: huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
– Tây giáp: huyện Phú Thiện, thị xã Ayun Pa.
Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 9 xã, bao gồm: các xã Chư Mố, Ia Broăi, Ia Kdăm, Ia Tul, Ia Trôk, Ia Mrơn, Pờ Tó, Chư Răng, Kim Tân.
Tổng quan kinh tế – văn hoá – xã hội:
Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2010, kinh tế trên địa bàn huyện Ia Pa có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 16,1% (trong đó giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 14,4%; công nghiệp – xây dựng tăng 22,2%; dịch vụ tăng 13% so với chỉ tiêu đề ra). Thu nhập bình quân đầu người đạt 7,51 triệu đồng/năm.
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đến năm 2010 tỉ trọng nông – lâm nghiệp chiếm 69,42%, đạt 98,7%; công nghiêp – xây dựng chiếm 19,8%, đạt 120%; thương mại dịch vụ chiếm 10,75%, đạt trên 100% so với chỉ tiêu đề ra. Trong sản xuất nông nghiệp có mức tăng trưởng khá, hầu hết tại các xã người dân đã đưa cơ giới hóa vào các khâu làm đất, thu hoạch. Huyện bước đầu trồng được 1.200 ha cao su, tạo tiền để phát triển cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn.
Lĩnh vực văn hóa – xã hội chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục và khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, số hộ nghèo đến cuối năm 2010 chỉ còn 21,9%, giảm được gần 50% so với năm 2005; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, người đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt. Công tác quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo góp phần phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
Những phát hiện khảo cổ học ở Tây Nguyên được biết vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do các giáo sĩ và sĩ quan người Pháp thực hiện. Ở Gia Lai, từ tháng 11-1953 đến tháng 6-1954, B.P. Lafont tiến hành điều tra dân tộc ở vùng người Jrai để làm Từ điển Pháp-Bahnar, Pháp-Jrai đã phát hiện các hiện vật bằng đá và gốm tiền sử ở tỉnh Pleiku (1).
Sau năm 1975, khảo cổ học ở Gia Lai thực sự chuyển mình. Nhiều chương trình nghiên cứu về Tây Nguyên và các cuộc điều tra, sưu tầm, khai quật do cán bộ Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng tỉnh thực hiện. Đến nay ở Gia Lai đã phát hiện khoảng 80 di tích khảo cổ thời tiền sử, trong đó 7 di tích đã tiến hành khai quật: Biển Hồ, Trà Dôm (TP. Pleiku); thôn 7, Ia Mơr (huyện Chư Prông); Tai Pêr, làng Ngol (huyện Chư Sê). Các di tích này được xác nhận thuộc văn hóa Biển Hồ. Cư dân văn hóa Biển Hồ là những người định cư, làm nông nghiệp gần những hồ nước lớn, có quan hệ nhất định với các nhóm cư dân cổ ven biển miền Trung, cư dân tiền sử Lào, Campuchia và đặc biệt là cư dân văn hóa Lung Leng (Kon Tum).
Năm 2010 di tích Bang Keng (huyện Krông Pa)-một trong những di tích mang dấu ấn văn hóa Chăm Pa được tiến hành khai quật. Trên cơ sở nghiên cứu các loại hình kiến trúc, kỹ thuật xây dựng của di tích Bang Keng, bước đầu xác định niên đại vào khoảng thế kỷ VII-VIII sau Công nguyên. Có thể nói rằng sự tồn tại của văn hóa Chăm Pa ở vùng đất Gia Lai không chỉ để lại những dấu ấn về vật chất mà còn biểu hiện quá trình giao thoa, ảnh hưởng và dung hòa vào đời sống tinh thần của cư dân bản địa. Những phát hiện mới nhất tại di tích Bang Keng cùng với những nhận thức ban đầu về những di tích kiến trúc hay các dấu tích văn hóa Chăm Pa trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho thấy vùng đất này đã từng giữ một vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của nền văn hóa Chăm Pa trong lịch sử.
Năm 2015, cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiến hành điều tra, khảo sát khảo cổ tại khu vực huyện Chư Prông đã tìm thấy những công cụ đá kiểu Văn hóa Hòa Bình muộn (6.000-5.000 năm cách ngày nay)(2)-một nền văn hóa khảo cổ đánh dấu mốc quan trọng cho sự phát triển rực rỡ của thời kỳ đá mới, đặt nền móng cho sự phát triển của nhiều nền văn hóa sau này.
Đặc biệt tháng 11-2015, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp Viện Khảo cổ học và Dân tộc học Novosbrisk thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tiến hành khai quật tại di tích Gò Đá và di tích Rộc Tưng thuộc thị xã An Khê đã thu thập được những công cụ có giá trị tiêu biểu thuộc thời kỳ đá cũ. Theo nhận định ban đầu của các chuyên gia Nga thì các công cụ đá cũ ở đây có nét cổ xưa hơn so với sưu tập đá Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc) vốn được định niên đại khoảng 80 vạn năm trước.
Kết quả nghiên cứu, khai quật khẳng định An Khê có mặt các di tích cổ xưa của nhân loại. Đây là các chế phẩm của người vượn đứng thẳng (Homo erectus), minh chứng cho giai đoạn bình minh của lịch sử dân tộc. Những di tích này góp phần nghiên cứu, biên soạn lịch sử nước nhà và vị trí của chúng trong diễn trình hình thành và phát triển đầu tiên của nhân loại trên đất Gia Lai. Những phát hiện này mở ra một triển vọng lớn cho các chương trình hợp tác khai quật khảo cổ tiếp theo và cơ sở xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng.
PGS.TS Nguyễn Giang Hải-Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết: Kết quả nghiên cứu lần này đã vượt quá sự mong đợi và cũng gây lên một sự chấn động với các nhà khảo cổ học thế giới vì nơi đây đã tìm thấy các di vật cổ xưa của loài người chính trong tầng văn hóa. Đó thực sự là những tín hiệu vui không chỉ đối với các nhà khảo cổ như PGS. TS Nguyễn Khắc Sử đã nói: “Trong nghề khảo cổ, không phải ai cũng có may mắn, cơ duyên gặp và khai quật được những loại công cụ tiêu biểu như thế này” mà còn là niềm vinh dự của Gia Lai nói riêng, Việt Nam nói chung trên bản đồ đá cũ thế giới. Tín hiệu vui ấy còn nhân lên gấp bội khi Viện sĩ Anatoly Derivenko-Viện trưởng Viện Khảo cổ học và Dân tộc học Novosbrisk thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga còn cho biết sẽ có kế hoạch phối hợp lâu dài với Viện Khảo cổ học Việt Nam để tiến hành nghiên cứu, khai quật tại khu vực này trong những năm tiếp theo.