Giới thiệu khái quát huyện Minh Long
Minh Long là huyện miền núi nằm về phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, có tọa độ địa lý trải dài từ 14,90 đến 15,2 0 vĩ Bắc, từ 108,330 đến 108,45 0 kinh Đông.
– Phía Bắc giáp huyện Tư Nghĩa và huyện Nghĩa Hành
– Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hành
– Phía Tây giáp huyện Sơn Hà
– Phía Nam giáp huyện Ba Tơ
Minh Long có vị trí khá thuận lợi, từ trung tâm huyện lỵ Minh Long đến trung tâm các huyện lân cận tương đối gần: Minh Long cách Thành phố Quảng Ngãi 30 km về phía Tây Nam, cách trung tâm huyện Nghĩa Hành khoảng 20 km. Cách Ba Điền huyện Ba Tơ 12 km; cách Sơn Kỳ – Sơn Hà 18 km; đến chợ Chùa 20 km; cách khu kinh tế Dung Quất 65 km, cách khu công nghiệp Tịnh Phong 35 km và cách khu công nghiệp Phổ Phong 66 km. Minh Long còn nằm trên trục nối liền các xã phía Bắc Ba Tơ – Nghĩa Hành – Thành phố Quảng Ngãi – Khu kinh tế Dung Quất. Với vị trí này cho phép Minh Long giao lưu kinh tế, văn hoá, hàng hóa dễ dàng, nhanh chóng so với các huyện miền núi khác, đồng thời cũng tạo ra cho Huyện cơ hội phát triển nhanh nền kinh tế.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 21.689,69 ha, chiếm 4,2 % tổng diện tích toàn tỉnh Quảng Ngãi với 5 đơn vị hành chính (5 xã) đều là xã vùng cao của tỉnh.
Địa hình
Minh Long nằm giữa hai dãy núi tương đối cao nối liền với các dãy núi phía Đông tỉnh Kon Tum và Gia Lai, hai dãy núi chạy ngang theo hướng Đông – Đông bắc và Tây- Tây nam huyện đâm ra đồng bằng ven biển nên địa hình Minh Long trở thành thung lũng hẹp, song địa hình không bằng phẳng mà khá phức tạp do có nhiều đồi núi cao dốc, hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, cản trở việc đi lại vào mùa mưa lũ giữa các xã với trung tâm huyện lỵ như Long Môn, Thanh An, Long Mai và Long Sơn.
Cũng như các huyện miền núi khác của tỉnh Quảng Ngãi, địa hình Minh Long có độ cao tương đối lớn, cao trình từ 50m đến 1.126m so với mực nước biển. Hướng đất thấp dần từ Tây sang Đông (nghiêng từ phíaTây Bắc xã Long Môn, Thanh An và thấp dần xuống phía Đông Nam xã Long Mai, Long Sơn), đỉnh cao nhất cao 1.126 mét (núi Đá Vách), 1085m (ngọn Mum thuộc xã Long Môn) là hai trong những ngọn núi cao phía Tây bắc của tỉnh), điểm thấp nhất 17,5 mét thuộc xã Long Sơn, với nếp đứt gãy của hệ thống sông Phước Giang đã tạo nên các cấu trúc địa hình như sau:
– Khối núi cao phía Tây Bắc huyện Minh Long, ngăn cách huyện Minh Long với huyện Sơn Hà, độ dốc địa hình > 25O
Cấu trúc địa hình núi thấp, độ cao tuyệt đối từ 150 – 1.126, 8 mét, các đỉnh cao trên 1000 mét, do bị chia cắt bởi các sông suối tạo nên 2 khối núi lớn và một dãy núi thấp như sau:
– Khối núi cao phía Tây Nam huyện Minh Long, ngăn cách huyện Minh Long với huyện Ba Tơ, độ dốc địa hình > 25.O
– Dãy núi thấp phía Đông và Đông Nam của huyện Minh Long, ngăn cách giữa huyện Minh Long với huyện Ba Tơ và huyện Nghĩa Hành, độ dốc địa hình > 15O
Cấu trúc địa hình thung lũng, được cấu tạo bởi các thung lũng thượng lưu và trung lưu các dòng sông và ngòi suối, có thể phân ra 4 vùng địa hình thung lũng như sau:
– Thung lũng có dạng lòng chảo, khá bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phân bố ở khu vực trung tâm huyện bao gồm địa bàn các xã: Thanh An, Long Mai, Long Hiệp và Long Sơn. Độ cao trung bình từ 80m – 20 m, thấp dần theo hướng Nam – Bắc.
– Thung lũng hẹp Gò Tranh, Yên Ngựa, phân bố dọc theo suối Đá thuộc xã Long Sơn. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 80m – 25m, thấp dần theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.
– Thung lũng hẹp làng Trê, phân bố dọc theo các suối Tam Dinh và suối Bờ Lang của xã Long Môn, độ cao trung bình từ 500 mét 450 mét thấp dần theo hướng Đông – Tây.
Khí hậu
– Thung lũng làng Ren, phân bố dọc theo suối Nước Lác thuộc xã Long Môn. Địa hình thung lũng có dạng lòng chảo nhỏ, độ cao trung bình từ 500 mét 450 mét thấp dần theo hướng Đông -Tây.
Minh Long nằm trong vùng gió mùa nhiệt đới có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt, có sự ảnh hưởng của biển.
) Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C, cao nhất là 37,50C và thấp nhất là 11,30C. Biên độ nhiệt dao động khá lớn giữa ngày và đêm và các tháng trong năm. Tháng nóng nhất (tháng 5) có nhiệt độ trung bình 34,7oc, tháng lạnh nhất (tháng 1) nhiệt độ trung bình 18,8oc. So với nền nhiệt độ vùng đồng bằng có những khác biệt đó là: nền nhiệt độ trung bình thấp hơn nhưng giá trị cực đại cao hơn và cực tiểu thấp hơn; Tổng lượng bức xạ trong năm trung bình đạt 143,3 Kcalo/cm2, thấp hơn so với trung bình của tỉnh là 145 Kcalo/cm2, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của các miền khí hậu khác trong cả nước.
) Lượng mưa: lượng mưa trung bình trong năm là 2.985 mm, lượng mưa cao hơn vùng đồng bằng, biên độ dao động từ 1.000 – 3.500 mm.
Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất 725,9 mm (tháng 11)
Tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất 33,8 mm (tháng 2)
) Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm đạt từ 2000 – 2700 giờ.
Lượng nắng thấp nhất là vào mùa mưa (tháng 9 đến tháng 1).
Lượng nắng thấp thứ nhì từ tháng 1 đến giữa tháng 4 do xuất hiện sương mù làm giảm thấp cường độ chiếu sáng của mặt trời, một đợt sương mù kéo dài nhiều nhất từ 25 – 30 ngày. Sương mù ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho sâu, dày và dịch bệnh phát triển, giảm quang hợp của cây trồng, làm năng suất cây trồng giảm sút.
Lượng nắng cao nhất trong năm từ tháng 4 đến cuối tháng 8, cường độ chiếu sáng của mặt trời thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây trồng, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời ánh sáng tạo ra nguồn năng lượng phong phú cho các trạm pin mặt trời, cung cấp điện sinh hoạt cho đồng bào các vùng cao, vùng xa. Thời gian này thích hợp với cây trồng nhiệt đới và nửa nhiệt đới, các loại cây lâu năm như chuối, dứa, cam, chanh, nhãn, vải…
) Gió: Gió mạnh và bão ảnh hưởng ít hơn đến huyện Minh Long. Hướng gió thịnh hành theo địa hình Đông Bắc – Tây Nam, tốc độ trung bình từ 2,5 – 3m/giây. Thỉnh thoảng có những cơn lốc mạnh gây ngã đổ hoa màu cây cối và nhà cửa, làm thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong Huyện. Chế độ gió như trên thuận lợi cho phát triển các trạm điện nhỏ.
) Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân năm 84%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất 90%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 60%, độ ẩm tuyệt đối cao nhất 95%, độ ẩm tuyệt đối thấp nhất 55%.
Nhiệt độ, lượng mưa, tổng số giờ nắng và độ ẩm không khí của huyện Minh Long trong năm đều phân bố không đều và phân theo hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Minh Long là huyện thường xuyên chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết.
Mùa khô từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng 8 âm lịch hàng năm, mùa khô khí hậu có nền nhiệt độ cao, độ ẩm rất thấp, gió mùa Tây Nam mạnh xuất hiện làm tăng lượng bốc hơi, gây khô hạn nhanh đối với vùng đất trống và độ che phủ thấp. Mùa này lượng mưa thấp nên thường xảy ra nắng hạn, có khi khô hạn kéo dài.
Mùa mưa bắt đầu từ hạ tuần tháng chín âm lịch đến thượng tuần tháng giêng âm lịch hàng năm, độ ẩm tăng cao, lượng mưa lớn, liên tục và tập trung quy tụ vào 4 tháng cuối năm, nhiều nhất vào tháng 10 và tháng 11, (chiếm 50% lượng mưa cả năm), có ngày mưa lớn nhất đến 525 mm, mưa bão thường gây sạt lở núi ảnh hưởng đến các công trình giao thông và khu dân cư, gây lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở thung lũng, khó khăn cho việc dẫn thoát thuỷ, xói mòn đất nông nghiệp, rất có hại cho cây cối, đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống của nhân dân. Gió rét kéo dài ở vụ đông xuân làm hạn chế lớn đối với việc tăng năng suất cây trồng và chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi.
Tài nguyên đất
Thổ nhưỡng
+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, diện tích 11.489 ha, chiếm 53,1% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung trên địa bàn 5 xã. Đất được hình thành và phát triển trên đá sét hoặc biến chất. Đất có màu đỏ vàng, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, kết cấu tơi xốp, viên, cục bé, hàm lượng các chất hữu cơ trung bình, phản ứng chua đến rất chua. Đất đỏ vàng trên đất phiến sét có độ phì trung bình đến khá, tuy nhiên do phần lớn diện tích phân bố ở dạng địa hình núi cao dốc, tầng đất mỏng nên chỉ thích hợp với mục đích lâm nghiệp; diện tích đất có tầng dày trên 1m, dinh dưỡng tương đối tốt, có độ dốc thấp, địa hình thuận lợi cho canh tác nông nghiệp chỉ có khoảng 918 ha.
+ Đất đỏ vàng trên đá macma axit, diện tích 8.244 ha, chiếm 38,1% diện tích tự nhiên, phân bố khu vực Tây Bắc của huyện, thuộc địa bàn xã Long Sơn và Long Mai. Đất được hình thành và phát triển trên đá macma axit, chủ yếu là đá granit, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, quá trình rửa trôi diễn ra mãnh liệt, quá trình tích luỹ sắt nhôm diễn ra phổ biến. Đất có màu vàng đỏ, có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu. Phần lớn đất có tầng mỏng <50 cm, thành phần cơ giới tầng mặt từ cát pha đến thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ từ thấp đến trung bình tuỳ thuộc vào thảm thực vật che phủ. Đất có độ phì thấp, phần lớn phân bố ở địa hình cao dốc nên khả năng thích nghi cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, diện tích 49 ha, phân bố khu vực thôn Dục ái của xã Long Hiệp.
– Đất dốc tụ (D2-D/S), diện tích 1.200 ha, chiếm 5,55% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình thành ở địa hình thung lũng do sản phẩm bồi tụ từ sự rửa trôi đất của các vùng đồi núi bao quanh huyện, phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi và trải dài theo địa hình dòng sông Phước Giang, tập trung ở các xã Long Mai, Long Hiệp, Long Sơn, Thanh An. Loại đất này có tỷ lệ sét, tỷ lệ mùn và dung tích hấp thu thuộc loại trung bình, đất chua, giữ nước kém, mạch nước ngầm sâu nên thường khô hạn trong mùa khô, nhưng lại khó thoát nước do địa hình thấp trũng vào mùa mưa. Loại đất này thích hợp trồng cây lâu năm đối với những vùng thiếu nước, trồng cây ngắn ngày nếu chủ động được nước tưới.
– Đất phù sa (Py) có diện tích 255 ha chiếm 1,18% tổng diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo hai bên bờ sông Phước Giang. Nhóm đất phù sa có 3 đơn vị đất, bao gồm:
+ Đất phù sa được bồi, chua, diện tích 98 ha, phân bố trên địa bàn xã Long Sơn. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, phản ứng chua, hàm lượng chất hữu cơ trong đất trung bình.
+ Đất phù sa không được bồi, chua, diện tích 106 ha, phân bố trên địa bàn xã Thanh An, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, hàm lượng chất hữu cơ thấp.
+ Đất phù sa ngòi suối, diện tích 51 ha, phân bố ở khu vực xã Long Mai. Đất có thành phần cơ giới cát pha, phản ứng chua, hàm lượng hữu cơ trong đất trung bình.
Đất phù sa là loại đất màu mỡ nhất trên địa bàn Minh Long, thích hợp các loại cây ngắn ngày như các loại đậu đỗ, hoa màu lương thực, lúa nước (có thể canh tác cây ngắn ngày 2-3 vụ trong năm) cũng như cây ăn quả lâu năm. Do phân bố dọc theo hai bên bờ sông Phước Giang nên rất thuận lợi trong tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
– Đất mùn đỏ vàng trên núi đá Gnai (Hs) có diện tích 61 ha, chiếm 0,29% tổng diện tích tự nhiên, được hình thành từ đá phiến sét. Loại đất này phân bố ở khu vực đỉnh núi Mum và đỉnh núi Xuân Thu, thuộc hai xã Long Môn và Long Sơn, có độ cao trên 1000 mét. Đất ít có khả năng sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Việc bảo vệ rừng và tái tạo rừng là biện pháp sử dụng loại đất này có hiệu quả nhất.
– Nhóm đất xám bạc màu (Ba), diện tích 16 ha, chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực núi Hồng Bà thuộc xã Long Sơn.
Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng 323 ha, chiếm 1,49% diện tích tự nhiên.
Tài nguyên nước và thuỷ văn
Tổng diện tích tự nhiên của Minh Long là 21.689,69 ha, chiếm 12,96 % tổng diện tích toàn tỉnh Quảng Ngãi. Đến năm 2008, cơ cấu sử dụng đất của huyện năm 2008: đất nông nghiệp là 15.928,81 ha chiếm 73,44%; đất phi nông nghiệp là 702,68 ha chiếm 3,24%; đất chưa sử dụng là 5.058,02 ha chiếm 23,32%. Dự kiến kế hoạch đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp tăng lên đạt 19.173,88ha, đất 810,36 ha, diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống chỉ còn 1598,73ha.
Thuỷ văn
Huyện Minh Long có mật độ sông suối khá dày đặc, bình quân 0,46 km sông suối/ km2, lưu lượng dòng chảy trung bình 3,13 m3/giây. Các sông suối có đặc điểm chung là ngắn (3 km đến 6 km), độ dốc lớn, bắt nguồn từ vùng đồi núi cao chảy qua vùng thung lũng. Trên địa bàn huyện có các sông suối chính như sau:
– Sông Phước Giang là con sông chính, diện tích lưu vực khoảng 15.146 ha, chiếm 70% diện tích tự nhiên của huyện; chiều dài sông tính từ Thác Trắng đến giáp ranh với huyện Nghĩa Hành dài 26 km, sông phát sinh từ làng Ren, xã Long Môn, đi qua các xã Thanh An, Long Hiệp, Long Mai, Long Sơn. Trên địa bàn huyện Minh Long sông chảy theo hướng Nam – Bắc, đến huyện Nghĩa Hành hợp với sông Giang ở xã Hành Nhân, qua Thị trấn Chợ Chùa, xuống sông Cây Bứa rồi đổ ra Biển Đông. Sông Phước Giang được hợp thành bởi 14 con suối lớn nhỏ. Các suối đều được bắt nguồn từ các núi cao từ 500- 800 mét, suối ngắn từ 3-5 km. 14 con suối phân bố ở địa bàn các xã Thanh An, xã Long Mai; xã Long Hiệp; xã Long Môn.
Nguồn nước
Chế độ thuỷ văn được phân hoá theo mùa và đều ảnh hưởng của nguồn nước từ thượng nguồn. Mùa mưa, lượng mưa lớn, do địa hình dốc nên nước chảy rất mạnh, mực nước sông và các suối dâng cao thường gây lũ lụt ảnh hưởng đến việc lưu thông đi lại giữa các xã và huyện lỵ; mùa khô lượng mưa ít, mực nước lòng sông thường cạn kiệt.
Nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Minh Long từ 2 nguồn: nước mặt và nước ngầm.
– Nguồn nước mặt: Bao gồm nước mưa và nước trong hệ thống sông suối trên địa bàn nhưng chủ yếu là nguồn nước dòng sông Phước Giang và hệ thống suối nhỏ từ hai bên sườn núi cao chảy xuống hoà vào dòng sông chính. Sông Phước Giang trên đầu nguồn có nhiều thác nước cao từ 20 – 50m, trong đó thác Trắng với độ cao 50 – 60m, rộng 30m dưới vực tạo thành bầu nước rộng và xung quanh có bãi cỏ, rất thuận lợi cho phát triển thuỷ điện và du lịch. Các suối nhỏ ở hai bên sườn núi ngoài việc cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn có thể lắp đặt các trạm thuỷ điện nhỏ phục vụ sinh hoạt ở các làng xa xôi hẻo lánh với qui mô vừa và nhỏ tương đối thuận lợi, thay thế cho điện lưới rất tốn kém về đầu tư.
– Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm Minh Long cũng được phân bố đều trong các xã, nhưng không dồi dào về trữ lượng
Tài nguyên khoáng sản
Để khai thác tốt nguồn nước mặt và nước ngầm trên địa bàn huyện, ngoài các công trình đã xây dựng như đập Suối Lớn, đập ruộng Thủ. Huyện cần xây dựng thêm 1 số công trình mới và hạn chế việc phát rẫy hai bên sườn núi và rừng đầu nguồn sông Phước Giang, để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
Tài nguyên rừng
Trên địa bàn huyện Minh Long tài nguyên khoáng sản không nhiều, chủ yếu là đá granít dùng cho xây dựng, nằm rải rác khắp nơi, tập trung nhiều ở xã Long Sơn.
Tài nguyên du lịch – nhân văn
Hệ thực vật rừng ở Minh Long có các loài cây có giá trị kinh tế cao như lim, dồi, gõ, chò, sao cát, vênh vênh, kiền kiền, huỳnh trắc…, dưới tán rừng còn có song mây, tre, nứa… và các cây dược liệu quý như quế, sa nhân, hà thủ ô, trầm hương, thiên niên kiện, ngũ gia bì… là những sản phẩm quý hiếm phục vụ đắc lực cho sản xuất – chế biến thành hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao. Bên cạnh đó vẫn còn một phần lớn đất lâm nghiệp chưa đưa vào sử dụng, nếu được khai thác đưa vào sử dụng, đây sẽ là một nguồn lợi dồi dào. Tuy nhiên thảm thực vật rừng bị tàn phá mạnh đã làm mất đi tính tự nhiên của thảm thực vật nhiệt đới nhiều tầng, nhiều loài cây quí bị giảm đáng kể về số lượng lẫn chất lượng.
Lịch sử hình thành phát triển
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, huyện Minh Long là nơi tổ chức nhiều đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi và tổ chức cuộc tiến công giải phóng Huyện lỵ Minh Long năm 1974, đến nay vẫn còn di tích lịch sử về hoạt động cách mạng ở làng Trê, xã Long Môn.
Ngoài ra, Huyện Minh Long còn có thác Trắng, là một trong những thác đẹp nhất Quảng Ngãi. Thác nằm giữa vùng núi Trường Sơn trùng điệp (thuộc thôn Tịnh Đố, xã Thanh An). Từ trung tâm huyện Minh Long đi đến thác khoảng 7 km. Thác cao khoảng 40-50 mét, dưới chân thác có hồ nước sâu tự nhiên. Không khí và hơi nước ở thác Trắng mát lạnh vào mùa hè. Trong lòng suối còn có nhiều cá Niêng, một món ăn đặc sản của Quảng Ngãi. Bên đường vào thác Trắng có làng Đố – một làng người dân tộc Hrê định canh định cư với những nếp nhà sàn cổ truyền hoà cùng với đồi núi – ruộng bậc thang tạo nên phong cảnh hữu tình cho thác Trắng.
Ngoài ra, huyện có 70% dân số là người dân tộc HRê với bản sắc văn hoá dân tộc có nét riêng độc đáo, đặc sắc. Yếu tố này nếu biết khai thác, phát huy cũng là tiềm năng không nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và dịch vụ phục vụ du lịch ở Minh Long.
Tháng 10.1945, chi bộ Đảng lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Minh Long được thành lập, trực thuộc Huyện uỷ Nghĩa Hành. Tháng 5.1946, Đảng bộ Minh Long ra đời. Phong trào cách mạng có tổ chức Đảng lãnh đạo và hoạt động ngày càng lan rộng, mạnh mẽ, phản ánh sự lớn mạnh của phong trào cách mạng ở Minh Long. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân Minh Long đã ra sức xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng cuộc sống mới, đề cao cảnh giác và góp phần đập tan bọn “chí xẻng” tay sai của Pháp đầu năm 1954, đóng góp nhiều công sức vào công cuộc kháng chiến chống Pháp.Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, người dân Minh Long tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tích cực đánh địch, đóng góp nhân tài vật lực cho tiền tuyến, nổi bật là trận đánh lớn ở quận lỵ Minh Long, dẫn đến kết quả giải phóng toàn huyện ngày 17.8.1974.
Minh Long có 3 đơn vị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân là xã Long Môn, xã Thanh An, xã Long Sơn; có 18 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Về hành chính, huyện Minh Long xưa có tên là nguồn Phụ Ba, rồi nguồn Phụ Bà Địa; năm 1822, dưới triều vua Minh Mạng, đổi là nguồn Phụ An, một trong bốn nguồn của tỉnh Quảng Ngãi. Thời Pháp thuộc, năm 1915, nguồn Phụ An đổi là đồn Minh Long có 5 tổng với 60 làng, sách. 5 tổng có tên là tổng Hành, tổng Lạc, tổng Trung, tổng Thượng, tổng Hạ. Đến thập niên ba mươi thế kỷ XX, đồn Minh Long được điều chỉnh lại còn 3 tổng là An Hành, Lợi Hành, Lạc Hành với 65 sách; sau đổi đồn Minh Long thành nha Minh Long.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nha Minh Long đổi thành châu Minh Long rồi huyện Minh Long. Cấp tổng được bãi bỏ, các sách hợp lại trong 9 xã lớn đều lấy chữ Long làm đầu, gồm các xã: Long Môn, Long Sơn, Long Huy, Long Xuyên, Long Mai, Long Quang, Long An, Long Thanh, Long Xuân.
Từ sau 1954, chính quyền Sài Gòn đổi huyện Minh Long thành quận Minh Long, chia thành 14 xã và đổi đặt tên xã mới, lấy chữ Minh làm đầu, gồm các xã: Minh Tâm, Minh Điền, Minh Hiệp, Minh Cao, Minh Thượng, Minh Nghĩa, Minh Sơn, Minh Trị, Minh Anh, Minh Đức, Minh Dũng, Minh Hạ, Minh Trung, Minh Tân.
Sau năm 1975, chính quyền cách mạng chia lại huyện Minh Long thành 9 xã: Long Môn, Long Thanh, Long Quang, Long An, Long Tân, Long Hiệp, Long Xuân, Long Mai, Long Sơn.
Từ 1976 đến 1981, huyện Minh Long nhập với huyện Nghĩa Hành thành huyện Nghĩa Minh, thuộc tỉnh Nghĩa Bình. Các xã Long Thanh, Long An, Long Quang hợp nhất thành xã Thanh An, xã Long Xuân nhập vào xã Long Mai, xã Long Tân nhập vào xã Long Hiệp.
Năm 1982, huyện Minh Long được tái lập, huyện còn 5 xã (như đã kể trên) và ổn định đến nay.