Giới thiệu khái quát huyện Thống Nhất

Giới thiệu khái quát huyện Thống Nhất

Giới thiệu khái quát huyện Thống Nhất

1. Vị trí địa lý: 

Căn cứ Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/08/2003 của Chính phủ về việc thành lập huyện Thống Nhất, địa giới hành chính của huyện Thống Nhất được xác định như sau:

* Tọa độ địa lý:

– Từ 107o03’4’’ đến 107o15’42’’ độ vĩ Bắc;

– Từ 10o51’11’’ đến 10o50’58’’ độ kinh Đông.

* Ranh giới hành chính:

– Phía Đông tiếp giáp với thị xã Long Khánh.

– Phía Tây tiếp giáp với huyện Trảng Bom.

– Phía Nam tiếp giáp với huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành.

– Phía Bắc tiếp giáp với huyện Định Quán.

2. Huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã là: 

– Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Quang Trung, Bàu Hàm 2, Lộ 25, Hưng Lộc, Xuân Thạnh, Xuân Thiện. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 24.724 ha và tổng dân số năm 2013 là 161.500 người, mật độ dân số 612 người/km2. Tuy nhiên mật độ dân cư trên địa bàn huyện phân bố không đồng đều giữa các xã, tập trung đông dân nhất là khu vực các xã Quang Trung, Gia Kiệm, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, phân bố tập trung dọc theo Quốc lộ 20.

– Trung tâm hành chính của huyện nằm ở phía Đông Bắc ngã ba Dầu Giây, cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 68km, Tp. Biên Hoà khoảng 30km và nằm cạnh giao điểm của các tuyến Quốc lộ 1 – Quốc lộ 20 và trong tương lai sẽ có tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và Dầu Giây  – Liên Khương

3. Với vị trí địa lý nêu trên, huyện có những lợi thế và hạn chế như sau:

– Về lợi thế:

+ Khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như đậu nành, thuốc lá, cà phê, cao su…

+ Huyện là nơi hội tụ các đầu mối giao thông quốc gia quan trọng, nối huyện với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Nam Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ nên khá thuận lợi trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài để hình thành các khu và cụm công nghiệp. Tranh thủ sự  trợ giúp của các cơ quan nghiên cứu và dịch vụ ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, phát triển mạnh dịch vụ – thương mại.

+ Những năm trước mắt, huyện sẽ có lợi thế để trở thành vành đai thực phẩm để phục vụ cho các đô thị lớn và các khu công nghiệp, phát triển các cơ sở chế biến thức ăn gia súc và chăn nuôi tập trung.

+ Do gần các khu công nghiệp nên có điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

– Về hạn chế:

Vị trí địa lý của Huyện cũng nảy sinh nhiều phức tạp trong quản lý trật tự xã hội và kiểm soát lây lan dịch bệnh từ bên ngoài, sức hút cạnh tranh thu hút đầu tư giai đoạn đầu có thể bị phân tán bởi nhiều khu công nghiệp tại các huyện lân cận như Trảng Bom, Long Thành, Long Khánh, nên cần phải tăng cường quan hệ hợp tác trong phát triển công nghiệp, dịch vụ và thu hút đầu tư.

Các đơn vị hành chính:

Huyện có 10 xã, xã có diện tích lớn nhất là xã Quang Trung, xã có diện tích nhỏ nhất là xã Gia Tân 2. Các xã phân bố dọc theo quốc lộ 1A và QL 20 (ngoại trừ xã Lộ 25 và xã Xuân Thiện) rất thuận lợi trong việc giao thông giữa các vùng.

4. Điều kiện khí hậu:

a) Khí tượng:

Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó:

– Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa 2139 mm/năm chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi trung bình từ 1100 – 1400 mm/năm.

– Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa cả năm. Bên cạnh đó, mùa khô có gió mùa đông bắc, mang đặc tính chủ yếu của vành đai tín phong và không khí nhiệt đới ít hơi ẩm nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng cũng như sinh hoạt.

b) Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình trong năm là: 26 – 270C, nhiệt độ trung bình cao nhất: 34 – 350C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 16 – 18 0C. Biến thiên nhiệt độ, trong mùa mưa từ 5,5 – 80C; mùa khô từ 5 – 120C.

c) Độ ẩm:

Độ ẩm nhỏ nhất: 40% (vào tháng 3), độ ẩm lớn nhất: 86%, độ ẩm trung bình: 64,8% (vào tháng 8).

d) Chế độ mưa:

– Lượng mưa trong mỗi cơn mưa khá lớn nhưng thời gian mưa của mỗi cơn không kéo dài, thường kèm theo gió lớn. Lượng mưa lớn nhất là 353,7mm (mùa mưa). Do vậy thường gây hạn cục bộ vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa.

– Lượng mưa nhỏ nhất : 15,7 mm (tháng 1 và 2), lượng mưa lớn nhất  353,7 mm (tháng 9), lượng mưa trung bình : 158,2 mm. Số ngày mưa trong năm khoảng : 159 ngày.

e) Bức xạ mặt trời:

– Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2.600 – 2.700 giờ/năm, trong đó mùa khô chiếm 50 – 60% số giờ nắng trong năm, tổng tích ôn trung bình 94900C và phân bố đồng đều theo mùa nên thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển và đa dạng hóa cây trồng, đặc biệt là cây trồng nhiệt đới.

– Bức xạ trung bình trong năm khoảng: 11,7 kcal/cm2/tháng, bức xạ cao nhất: 14,2 kcal/cm2/tháng, bức xạ thấp nhất: 14,2 kcal/cm2/tháng.

– Lượng nước bốc hơi trung bình trong năm từ 1.100 – 1.300 mm/năm, có khả năng đạt 1.800 mm/năm, trung bình tối đa trong tháng là 120 – 250 mm/tháng, tối thiểu là 40 – 70 mm/tháng.

f) Tốc độ gió:

Gió là yếu tố quan trọng nhất tác động lên quá trình lan truyền các chất ô nhiễm. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm được vận chuyển đi càng xa và nồng độ chất ô nhiễm càng nhỏ do khí thải được pha loãng với khí sạch. Tốc độ gió nhỏ hoặc gió lặng thì chất ô nhiễm sẽ tập trung ngay tại khu vực gần nguồn thải.

Gió trong vùng có 3 hướng gió chính:

– Gió Đông Nam từ tháng 2 đến tháng 5, tốc độ 3 -4 m/s.

– Gió Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ 3 -4 m/s.

– Gió Bắc từ tháng 10 đến tháng 1, tốc độ 2,4 -3 m/s.

Với đặc điểm khí hậu nêu trên, hầu hết cây trồng – vật nuôi đều thiếu nước trong mùa khô. Trong quy hoạch cần quan tâm đến việc khai thác các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và cho sản xuất.​

Di tích Lịch sử, Văn hóa Đình Hưng Lộc

  1. Sơ lược về Đình Hưng Lộc:

Đình Hưng Lộc được khởi dựng vào năm Duy Tân thứ 6 (Nhâm Tý – 1912), đây là ngôi đình có niên đại sớm nhất huyện Thống Nhất. Trong quá trình tồn tại từ khi thành lập cho đến nay, đình Hưng Lộc đã trải qua 3 lần dời đổi vị trí, lần cuối cùng vào năm 1963 cũng là niên đại của ngôi đình hiện tại. Từ ngày khởi dựng đến nay, đình Hưng Lộc vẫn là nơi bảo lưu phong tục thờ Thần Hoàng làng và các bộ hạ của thần cùng các bậc Tiền hiền, Hậu hiền, Tiên sư; nơi nhân dân gửi gắm niềm tin tâm linh vào Thần thành hoàng; nơi tổ chức lễ hội và sinh hoạt cộng đồng của nhân dân địa phương. Đặc biệt đình còn lưu giữ sắc thần của vua Khải Định phong năm 1917 – đây là một di vật quan trọng, là niềm tự hào của nhân dân làng Hưng Lộc xưa và xã Hưng Lộc ngày nay, đây là một giá trị văn hóa mà ít làng Nam bộ còn giữ được.

Đình Hưng Lộc ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân làng Hưng Lộc. Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại ở địa điểm Gia Nhang và Suối Bí, đình đã ghi dấu những sự kiện hoạt động cách mạng của đội Thanh niên Tiền phong, Đội du kích, Ủy ban Tự quản xã Hưng Lộc và Đại đội La Nha cùng các cơ sở cách mạng ở địa phương. Những sự kiện lịch sử cách mạng quan trọng này đã góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở vùng Hưng Lộc, Thống Nhất mùa Thu năm 1945 và tạo nên thắng lợi chung trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở vùng Hưng Lộc – Thống Nhất.

Trong thiết chế văn hóa làng, đình Hưng Lộc là cơ sở tín ngưỡng có tính chất chính thống, được coi là nhà công cộng của làng, có chức năng thờ Thần Thành hoàng làng, nơi tổ chức hội họp, lễ hội; nơi các bô lão, chức sắc, nhân dân bàn việc công của làng, … Đình cũng là nơi dân làng Hưng Lộc gửi gắm niềm tin tâm linh của mình vào Thần Thành hoàng. Họ luôn tôn kính và biết ơn Thần đã bảo vệ, che chở và phù hộ cho dân làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa phi vật thể như nội dung sắc Thần, hoành phi, liễn đối, các tác phẩm chạm khắc… mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc giúp thế hệ trẻ hiểu biết thêm về lịch sử của làng, công sức cha ông đã dựng làng, giữ nước. Từ đó góp phần giáo dục thế hệ trẻ Hưng Lộc – Thống Nhất tiếp bước xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

Di tích đình Hưng Lộc mang nét tiêu biểu cho kiến trúc đình Nam bộ với dạng nhà chữ Tam truyền thống. Các hạng mục Chánh điện, Hậu đình kiểu tứ trụ, mái dạng bánh ít.

Bên cạnh kiến trúc truyền thống, một số hiện vật trong di tích là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao như: hương án thờ Thần được chạm trổ tinh xảo với các đề tài lưỡng long chầu nhật, song phụng, dơi mây hoa lá…

Trải qua thời gian dài từ khi khởi dựng đến nay, đình Hưng Lộc đã ba lần di dời và từ năm 1965 đã nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Tuy nhiên, các lần trùng tu này không làm thay đổi nhiều yếu tố gốc của di tích. Đặc biệt là ý thức bảo quản, gìn giữ di tích của nhân dân làng Hưng Lộc thể hiện rõ qua việc góp công góp của xây dựng cổng, tường rào…

Tuy nhiên, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, hiện nay một số cấu kiện gỗ (cột, vì kèo..) của di tích bị mối mọt hư hại nhẹ; máng nước ở Tiền đình, Hậu đình bị thấm nước gây dột. Mức độ hư hại khoảng 10%.

Hiện nay, di tích đã có tường rào bao quanh bảo vệ. Công tác vệ sinh môi trường trong di tích rất tốt. Đình có ông từ ngày đêm lo việc hương khói, quét dọn, lau chùi bàn thờ, đồ thờ, tưới cây… đảm bảo cho di tích luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Những hiện vật trong đình được bảo quản tốt và cất giữ rất kỹ. Toàn bộ những hiện vật bằng đồng chỉ được đem ra dùng vào các dịp tế lễ của đình, sau đó cất ngay vào kho nhằm tránh sự hư hỏng và đặc biệt là đề phòng kẻ gian đột nhập vào đình lấy cắp.

Di tích thuộc sự quản lý của Ban Quý tế đình Hưng Lộc, được sự quan tâm của địa phương và phòng Văn hóa thông tin huyện.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu trên, đình Hưng Lộc đủ tiêu chí xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh trong năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 310 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai (1698 – 2008).

  1. Các hoạt động văn hóa trong Lễ hội kỳ yên:

Nghi thức lễ hội ở các đình làng Nam bộ nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, do từng địa phương với tập quán sản xuất, sinh hoạt khác nhau nên nghi thức lễ hội có sự biến đổi cho phù hợp. Đình Hưng Lộc tổ chức Lễ Kỳ yên vào ngày 20, 21 tháng 11 âm lịch.

Trước ngày tổ chức Lễ Kỳ yên, Ban Tế lễ được thành lập khoảng 20 người gồm các vị trong Ban Quý tế, học trò lễ, bô lão trong làng và những người có trách nhiệm trong việc bảo đảm lễ diễn ra thành công tốt đẹp, đem lại nhiều may mắn, tốt đẹp cho làng xã.

Mục đích của việc tổ chức Lễ hội Kỳ yên là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đất nước thái bình, nhân dân yên ổn, con cái trong làng học hành đỗ đạt… Ngoài việc cầu cho “người yên, vật thịnh” còn có Lễ Tống phong để xua đi những bệnh dịch, tà ma ác quỷ ra khỏi làng. Lễ Kỳ yên cũng là dịp để dân làng họp mặt, trao đổi công việc gia đình, làm ăn buôn bán, mùa màng, con cái học hành đỗ đạt, xây dựng gia đình, tổ ấp văn hóa…

Theo lời kể của các vị bô lão cao niên trong làng thì vào khoảng thập niên 90 của thế kỷ XX trở về trước, vào mỗi dịp Lễ hội Kỳ yên, đình đều tổ chức các trò chơi mang đậm tính dân gian, cộng đồng như kéo co, đẩy gậy, đập niêu, cờ tướng, chọi gà, đi cà kheo, thi nấu cơm… cho dân làng tham gia trẩy hội.

Hàng năm cứ vào các dịp Lễ Kỳ yên nhân dân Hưng Lộc tề tựu đông đảo để tham gia rất thành kính, nhiệt tình có hàng ngàn người dân tham gia tạo cho lễ hội truyền thống của địa phương thêm ý nghĩa, đông vui và náo nhiệt hơn. Lễ Kỳ yên tại đình Hưng Lộc thực sự là ngày hội của nhân dân địa phương.

Ngày nay, do sân đình thu hẹp, thời gian tổ chức Lễ Kỳ yên cũng không kéo dài như trước nên các trò chơi này đã bị mai một và đi vào quên lãng. Nhìn chung, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa, làng Hưng Lộc xưa – xã Hưng Lộc ngày nay có nền kinh tế phát triển nhanh nhưng việc tổ chức lễ hội tại đình vẫn được tiến hành theo nghi thức truyền thống của đình làng Nam bộ, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham dự. Lễ hội là dịp để dân làng họp mặt, liên kết tình làng nghĩa xóm trong nhịp sống đô thị hối hả ngày nay.

  1. Các hoạt động của địa phương được tổ chức tại Đình:

Ngày nay, đình Hưng Lộc vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân xã Hưng Lộc. Việc thờ Thần Thành hoàng làng và lễ Kỳ yên vẫn được duy trì. Ngoài ra, hàng năm vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) và kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7), nhân dân xã Hưng Lộc lại tề tựu về đình Hưng Lộc làm lễ dâng hương, tỏ lòng thành kính các vị Vua Hùng và tri ân các anh hùng liệt sỹ đã xả thân vì nước. Trong xu thế phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong thời đại mới, đình Hưng Lộc vừa bảo tồn phong tục truyền thống thờ Thành hoàng; vừa là nơi thờ Bác Hồ, tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của xã Hưng Lộc. Những nghĩa cử trên đã đưa nền “văn hóa đình làng” cổ truyền hòa với nền văn hóa XHCN trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, tạo thành truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.​

​DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA ĐÌNH DẦU GIÂY

Dân tộc Việt Nam vốn tự hào có 4000 năm văn hiến và trải qua các trào lưu tiến hóa, thăng trầm của xã hội, đã cải tiến đổi mới về mọi mặt, nhưng tâm linh tính ngườn vẫn tồn tại trong ký ức tâm khảm của con ngừi chúng ta qia các lớp thế hệ và lưu truyền cho con cháu kế thừa mãi mãi về sau.

Nói về sự tôn kinh phụng thờ, ở nhà thì có tổ tiên, ông bà cha mẹ để tri ân báo hiếu, ở xã hội cộng đồng tập thể như ở làng thì có chùa, đình am, miếu..tùy theo nhận thức của mỗi người dân để sinh hoạt tín ngưỡng.

Chẳng hạn như đình, sự tôn kính phụng thờ chư vị thần linh, các ngài bình sanh là các ngài bình sanh là các bậc khai quôc công thần, hoặc các bậc quan tướng trấn nhậm tại địa hạt, đến lúc lâm chung xét thấy vị quan đó trung quân ái quốc các vị Vua ban Sác phông Thần, vì vậy mỗi làng chỉ có một đình Thần Hoàng mà thôi, nếu đình nào có sắc ấn, các ngài là căn cứ của hoài bão chúng ta và mục đích cầu vọng là mong chư Thần giáng phước cho Tổ Quốc được Độc lập – Tự do- Hạnh phúc, cho địa phương được phồn vinh thịnh vượng, mưa hòa gió thuận, nhơn an, vật lợi, đoàn kết thương yêu nhau, hành động và tư tưởng này như các miền Bắc, Trung, Nam chúng ta đều thể hiện.

Bởi vậy khi đặt chân đến địa xứ Dầu Giây này quý lão thành tự vận động họp bàn để tìm mọi cách thành lập một ngôi đình, với tư cách của một công dân làm mướn cho đồn điền của Pháp lúc bấy giừ chỉ biết vào tiền lương hành tháng không đủ ăn, áo không đủ mặc còn thời gian hầu như bị chon vùi vào công việc của sở. Tuy vậy các cụ cũng phấn đấu cố thực hiện một ngôi Đình bằng những vật liệu đơn sơ vào năm 1939 đình được tọa lạc cách gã ba Dầu Giây 700m về hứơng Tây Bắc, cách quốc lộ 1 50m về phía tay phải Long Khánh- Biên Hòa đầu đường hướng lộ vào ấp Ngô Quyền, thời điểm này do cụ trần Văn Trát làm Hội Chủ. Đồng thời có sự hỗ trợ tinh thần của quý cụ như: cụ Lê Văn Thất, Nguyễn Văn Lợi, cùng chung lưng sát cách để xây dựng đình làng gồm có các cụ: Nguyễn Văn Y, Hồ Văn Sử, Hồ con, Nguyễn Văn Lem, Lê thanh Thí, Nguyễn Đỏ, Nguyễn Hữu Thẩm, Nguyễn Văn Do, Nguyễn Văn Ngôn…

Sau 14 năm quý cụ của 2 ấp Centre và A (Trần Cao Vân, Phan Bội Châu bây giờ) đã tranh đấu đòi các chủ sở Pháp phải chấp thuận cho 2 ấp được thực hiện cho một ngôi đình để thờ thần Hoàng bổn xứ cũng cùng vào thời điểm này 1952 cách mạng vùng lên tập kích vào những yếu cứ, đồn bốt của pháp, trục lộ giao thông, điển hình bấy giờ ở Trảng Bom cách mạng đã tập kích vào đồn Rạch Động do Pháp trấn giữ giũa ban ngày vì vấn đề an ninh mọi mặt, cuối cùng các chủ sở Pháp, phải chấp thuận cung cấp vật liệu, nhân công và tiền bạc để thực hiện một ngôi đình kiên cố, công trình được thật sự đặt đá vào mùa xuân Quý Tỵ 1953, với diện tích 6,88x x 7,60m = 52,288m2trên tổng diện tích 6.510m2 có chiều dài 105m ngang  62m (xem họa đồ bản 1). Tứ cận: Đông giáp bơm nước, Tây giáp lô 43, Nam giáp hương lộ Dầu Giây – Hưng Lộc, Bắc giáp Suối mủ. Thời điểm này do cụ Nguyễn Văn Quý làm Hội trưởng và quý cụ lão thành thuộc chức sự của Làng như: Nguyễn Văn Y, Hồ Văn Sử, Hồ con, Nguyễn Hữu Thẩm, Lê thanh Thí, Lê Văn Dẩm, Nguyễn Đỏ…kể từ dó dân 2 ấp centre và A thành lập 1 làng gọi là làng Dầu Giây và hằng năm làng đã có nơi để tế lễ Thần Linh, một số dân làng đã tự vận động cúng các Pháp Bảo để thờ tại đình trung như:

Một bộ Tam sư loại I bằng đồng thau thờ bàn thờ giữa do quý ông:

1-    Hồ Văn Ngữ

2-    Võ Văn Khỏe

3-    Nguyễn Tựu

4-    Nguyễn Hữu Thẩm

5-    Hoàng Văn Bá

Hai bộ Tam sư loại II bằng đồng thau thờ hai bàn thờ tả hữu, do quý ông bà:

1-    Nguyễn Thị Đối

2-    Lê Thị Kiểm

3-    Nguyễn Thị Lầm

4-    Bà Bộ Đoan

5-    Lê Thị Đối

Đến năm 1961 theo nguyện vọng của làng chủ sở pháp cho thực hiện thêm một tiền đình với diện tích nền 6,88m x 7m = 48,16m2 bằng vật liệu kiên cố và một tam quan nối liền tiền đình theo kiểu Nhật Bản 4 cột căm xe mái lợp ngói, trên nóc có gắn Lưỡng Long Triều Nguyệt, để lấy thời điểm này làm kỷ niệm Tôn Tạo ông có vấn Lê Văn Dâm đã trồng một cây đa phía tả Tiền Đình, đến năm 1967 ông Xu Phát cúng một trống đại, đến thời điểm cụ Quý từ trầ, làng đề cử ông Trần Ngôn làm Hội trưởng khi nhận chức vụ này ông rất tích cực phục vụ, đồng thời thành tâm xin cúng một pho tượng bằng Thạch cao biểu hiện vị Thần Hoàng, làng nhất trí và lễ yên vị được cử hành vào dịp lễ chung niên năm Quý Hợi (1983), cùng dịp này quý bà:

1-    Hoàng Thị Lan

2-    Nguyễn Thị Hải

3-    Lê Thị Ngan

4-    Bùi Thị Đức đã phát tâm cúng:

2 câu đối chữ 1 bức hoành phi thờ tại chính điện.

          Về mặt ngân sách làng không có một nguồn lợi nào khác chỉ huy động dân làng hảo tâm hỷ cúng mà thôi, vì vậy cuối năm 1986 làng quyết định cho phát canh số diện tích còn lại thuộc khuôn Viên của Đình để trồng cà phê đến mùa thu của người lãnh canh 1 số cà phê quy tiền rất ưu đãi để dung vào việc trùng tu, sửa chữa, tế lễ 3 kỳ của một năm. Anh Nguyễn Thái Học đã làm đơn xin lãnh canh đứng ra hợp đồng với làng 10 năm kể từ 1987 đến 1997. Khi đó làng mới kéo dây đo đạc thì số diện tích bị co hẹp với lý do là bị người xung quanh lấn ranh môi ngày một ít, đến khi đo lại thì đã mất số diện tích, hiện đạt được 4307m2 (xem họa đồ bản 2) diện tích bị mất 2203m2. Đây là lỗi chung của các thời kỳ hội trưởng về mặt hành chánh không bàn giao cụ thể văn bản, chứng từ không rõ rang, nếu nói quy trách nhiệm thực sự không biết mâu chốt từ đâu…. Đành vậy với số diện tích hiện có làng chấp thuận cho anh Học hợp đồng. Đồng thời làng cũng nhờ anh Học làm từ để trông coi hương đèn ở Đình, cùng thời điểm này (năm 1987) ông Trần Ngôn từ trần, làng tạm thời mời ông Trần Văn An nhận chức vụ  hội trưởng được 1 năm. Trong thời gian này ông không tích, quy cách điều hành lỏng lẻo, tinh thần quý cụ bị sa sút chia rẽ lại bị kẻ xấu dèm pha đàm tiếu làm cho tình đoàn kết giữa 2 ấp bị tổn thương khá trầm trọng.

          Đến năm 1989 làng quyết định triệu tập phiên họp đặc biệt gồm có các cụ bô lão, chức sự họp tại Đình Trung, sau khi bàn bạc làng quyết định mời ông Nguyễn Văn Tân là một hội viên kỳ cựu ra nhận chức vụ hội trưởng, Ông tân là người có trình độ văn hóa, am hiểu khá nhiều về cổ lễ và nắm vững nguyễn tắc điều hành, khi nhận chức vụ ông Tân đã bắt tay vào khâu chấn chỉnh lại bộ khung của làng như:

          1 Hội trưởng: Nguyễn Văn Tân

          2 Hội phó : 1 ông Lê Văn Liễn đặc trách ấp Trần Cao Vân

                             1 ông  Hồ Đức Trí Đặc Trách ấp Phan Bội Châu

          2 cố vấn:     1 ông Lê Văn Vọng đặc trách ấp Trần Cao Vân

                             1 ông Lê Đức Trác Đặc Trách ấp Phan Bội Châu

          1 chánh tế   ông Phan Văn Diêm

          2 bồi tế       ông Lê Văn Thỏn, ông Nguyễn Sáu

          1 Tướng Lễ kiêm văn lễ ông Lê Văn Tài

          2 Chấp lịnh chiêng, trống ông Lê Đức Trác và ông Nguyễn Hạng

          1 tài chính kiêm thủ quỹ anh Phan Văn Nhơn

          2 thư ký      Anh Nguyễn Ánh

                             Anh Hồ Tân

          Qua quá trình thời gian đảm trách các bộ môn đa số có tinh thần phục vụ, tích cực trong mọi công tác luôn phấn đấu với nhưng thất bại, khác phục mọi gian khó, thường xuyên thăm dò tâm tư của các hội viên, lắng nghe những ý kiến khách quan có tính chất xây dựng, gạt bỏ mọi dư luận tiêu cực, chống đối những mê tín dị đoan, thoái hóa và móc ngoặc. nhưng vẫn có thiểu số vài vị chức sự nhận phần hành cho có lệ chứ không năng nổ tham gia trong mọi công tác của đình.

          Đến năm 1991 ông Hội trưởng đề nghị sửa chữa phần nóc đình mái lợp, đòn dong bị mọt ăn, ngói bị gãy bể các cây men móc ngói cũng bị mối đục khoét, các câu đối ở các cột bị lu mờ, xét thấy rất nguy hiểm  vì vậy làng chấp thuận cho sửa chữa kinh phí sử dụng hết 1.200.000đ, nông trường cao sư Dầu Giây ủng hộ 7 bao Ciment, 1 khối cát và 2000 viên gạch, anh Phan văn Nhơn phát tâm xây 1 miếu thờ Ngũ hành phía tả tiền đình dưới gốc cội đa.

          Đến năm 1993 ông Hội trưởng đề nghị với làng nên thực hiện một Tam quan hướng ra mặt đường vì đây là bộ mặt ngoại phong cốt cách, nó chính là điểm chính yếu để trang trí cho các ngày đại lễ, làng chấp thuận cho thực hiện, kinh phí hết 3.200.000đ.

          Còn một công việc rất quan trọng nữa là đắp đất phần tả Đình vì lâu ngày nước mưa cuốn trôi sói chân móng vị khuyết trầm trọng, từ hội trường đến dân làng đề nghị nhiêu lần, nhưng không thực hiện được vì ngân khoản của làng không có.

          Với một thời gian khá dài từ 1989 đến 1996 là 7 năm, số chức sự làng có vị từ trần, có vị không tích cực tham gia mà qua các năm làng đã bổ sung để điền khuyết tạm thời, vì vậy làng quyết định chấn chỉnh lại hệ thống tổ chức của Hội Đình làng để tiện việc điều hành và tiện quy trách phần hành để cùng thi đua hầu phục vụ mỗi ngày thêm tốt hơn.

  1. Hệ thống tổ chức:
  2. Hội trưởng có trách nhiệm lãnh đạo điều hành chung nội bộ của làng, có đủ tư cách pháp nhân địa diện cho làng trên phương diện thờ phụng, Tế lễ, chịu trách nhiệm trước chính quyền về mặt tổ chức của hội đình làng trong khuôn khổ tín ngưỡng.
  3. Hội phó đối nội, làm tham mưu cho hội trưởng trong bộ môn phần hành và hoàn thành trách nhiệm điều hành nội bộ các tiểu ban chuyên hành.
  4. Hội phó đối ngoại, làm tham mưu cho hội trưởng về các mặt đối lưu lân hữu và ngoại giao.
  5. 2 Hội phó chuyên hành trách nhiệm thừa hành của làng ủy thác khâu tổ chức như:

          – Biện lễ

          – Tiếp tân

          – Ẩm thực

          – Hào soạn

          – Trần thiết.

  1. 1 chánh tế

              2 Bồi tế tả hữu

          Có nhiệm vụ địa diện làng để tế lễ Thần Hoàng, Lễ tế tiền hiền, lễ tế âm linh tại đình Trung cũng như ở Miếu âm hồn Trần Cao Vân, mỗi năm tại đình tế chính thức 3 kỳ.

  1. Lễ Minh niên vào ngày 8/1
  2. Lễ Thu Đường vào ngày 16/7
  3. Lễ Chung Niên vào ngày 20/12

Tại miếu âm hồn Trần Cao Vân chính thức 2 kỳ.

  1. Lễ Thu Thường vào ngày 18/7
  2. Lễ Chung Niên vào ngày 22/12
  3. Tướng lễ: Tham mưu cho làng đề xuất lễ, thiết lập văn tế, lưu trữ long văn các bản chính văn tế, điều khiển các diên tế từ lúc khởi sự đến hoàn mãn.
  4. Văn lễ: Có nhiệm vụ đọc văn tế và phụ giúp với tướng lễ trong khâu điều khiển các diên tế.
  5. Chấp lệnh là người địa diện cho làng để cử lệnh chiên trống, phải có tư cách và am hiểu cổ lễ.
  6. Tài chính có trách nhiệm điều hành ngân sách và hành chính của làng, chỉ đọa cho thư ký và thủ quỹ hoàn thành nhiệm vụ giao phó, chịu trách nhiệm liên đới trách nhiệm khi có những sai sót đáng tiếc xẩy ra.
  7. Thư ký có nhiệm vụ quản thủ hồ sơ, thiết lập công văn có liên quan đến việc của làng kể cả những công tác đột xuất, nhập tu các hồ sơ, sổ sách như: Sổ vàng của làng, dánh sách cúng dường, biểu đồ tổ chức…
  8. Thủ quỹ: có nhiệm vụ giữ tài khoản của làng, thu xuất dưới sự điều hành của trưởng ban tài chính, ngược lại không có chứng từ chính minh thủ quỹ hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường.
  9. Quản lý: có trách nhiệm quản lý tài sản bất động sản của làng từ ngọn cây đến tất đất  đến các Pháp bảo phungj thờ tại đình Trung địa diện làng để xử lý cá sự việc trong tầm trách nhiệm.
  10. Kiểm soát là bộ môn tai mắt của làng, kiểm tra các tiểu ban trong tinh than bác ái xây dựng, báo cáo với làng những ưu, khuyết điểm nếu có để kịp thời thu nhận và uốn nắn sửa chữa.
  11. Nhang đăng: Nhiệm vụ khi các diên tế khởi sự cho đến khi hoàn mãn, xem xét các bàn mình chịu trách nhiệm, từ lúc lễ túc yết đến lễ tất phải thường xuyên đốt hương đèn tại đình Trung không được sao lãng.
  12. Lễ sinh nhiệm vụ hành lễ theo ngi thức và quy cách  do Tướng lễ hướng dẫn và điều khiển trong các diên tế.
  13. Từ: Nhiệm vụ trông coi hang ngày quét dọn xếp đặt đốt đèn đốt hương muôn rằm tứ quý kể cả ngày thường, bảo quản các vật dụng do ban quản lý ủy thác, và chịu sự bồi thường những gì mất mát hư bể không có lý do.

Sau khi bầu ban chức sự, láng đã thiết lễ tại Đình Trung do ban chức sự đảm lễ Thần linh và xin hạ quyết tâm phục vụ, không vì quyền lợi cá nhân để trục lợi, không vì tự ti mặc cảm mà sao lãng phần hành, lấy tinh thần bác ái vị tha để điều hành và xây dựng, đồng thời làng cũng mời 2 vị Lão thành làm cố vấn mọi mặt cho Ban chức sự hầu đtạ được kết quả mỹ mãn hơn.

Bản tiểu sử và tổ chức điều hành này biên soạn lại mục đích thống nhất điều hành hiện tại và lưu truyền cho các thế hệ về sau làm nền tảng trung nguyên cội rẽ và thừa hành nguyên tắc cho mai hậu./.

     


     

Mã QR Code ủng hộ vansudia.net


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây