Giới thiệu khái quát huyện Vĩnh Thạnh

Giới thiệu khái quát huyện Vĩnh Thạnh

Giới thiệu khái quát huyện Vĩnh Thạnh

Huyện Vĩnh Thạnh là một huyện thuộc thành phố Cần Thơ, được thành lập ngày 02 tháng 01 năm 2004 theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ và điều chỉnh theo các Nghị định số 11/2007/NĐ-CP, 162/2007/NĐ-CP, 12/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008. 

Huyện Vĩnh Thạnh ở phía Tây Bắc thành phố Cần Thơ; Đông giáp quận Thốt Nốt và huyện Cờ Đỏ; Tây giáp tỉnh An Giang; Nam giáp tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp quận Thốt Nốt và tỉnh An Giang. Huyện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc và thị trấn Vĩnh Thạnh, thị trấn Thạnh An.

Huyện Vĩnh Thạnh có 29.759,06 ha diện tích tự nhiên và 27.186 hộ với 115.550 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc và thị trấn Vĩnh Thạnh, thị trấn Thạnh An. Địa giới hành chính: Đông giáp quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ; Tây giáp tỉnh An Giang; Nam giáp tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp quận Thốt Nốt và huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Đình thần Vĩnh Trinh toạ lạc tại ấp Vĩnh Long, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần Thơ) là công trình mang đậm giá trị kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của miền Tây Nam Bộ, với những mảng chạm, những họa tiết trang trí, khắc gỗ tinh tế và sinh động… Đây cũng chính là công trình đầu tiên ở huyện Vĩnh Thạnh được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Đình thần Vĩnh Trinh được vua Tự Đức  – năm thứ 5 – 1851 (năm Nhâm Tý) sắc phong Bổn Cảnh Thành Hoàng và được xây dựng năm 1852 tại Vàm Ngã Tắc. Sau đó Đình được dời về ngã ba thuộc ấp Vĩnh Long, xã Vĩnh Trinh cho đến ngày nay và được trùng tu vào năm 1963. Ngôi Đình được thiết kế xây dựng theo lối kiến trúc cổ, có 3 ngôi, Chính Điện, Võ Ca (gian trước) và Võ Quy (gian giữa), đây là một trong những công trình có kiến trúc đẹp, còn khá nguyên vẹn với hệ thống kết cấu chủ yếu bằng gỗ. Trãi qua gần 200 năm đến nay Đình Vĩnh Trinh vẫn còn bảo lưu được những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của miền Tây Nam Bộ. Các hoạ tiết trên cột, mãng chạm và các bức hoành phi được chạm khắc tinh tế và sinh động, chủ yếu là Tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng. Trong Đình vẫn còn lưu giữ các cổ vật thờ cúng có giá trị như: 18 bộ lư đồng, trong đó có 5 bộ cổ; 01 cặp Hạc bằng gỗ cao 1,8m; 01 lư hương cao 0,93m; hai giàn binh khí 14 món; 1 cặp liễn gỗ và 02 đôi liễn sơn liền với cột, 01 cái chuông cổ…

Phía trước Đình có 3 Miếu, chính giữa thờ Thần Nông, hai bên thờ Ông Hổ và Thổ Thần, bên trong có các khánh thờ: Thành Hoàng Bổn Cảnh; Tả Ban – Hữu Ban; Tiền Hiền – Hậu Hiền; Chi Vị Liệt Sĩ…      Hàng năm, Ban Tế Tự Đình cùng nhân dân địa phương tổ chức lễ Hạ điền diễn ra trong 3 ngày từ ngày 16 – 18/7 (âm lịch), lễ Thượng điền vào ngày 27 và 28/11 (âm lịch), các lễ hội này đến nay vẫn mang đậm nét tín ngưỡng dân gian Nam bộ của ngày hội làng, thể hiện tinh thần nhớ về nguồn cội, đồng thời bày tỏ lòng thành kính, tri ân đối với những bậc tiền bối, tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, tạo dựng cơ nghiệp, những người có công với nhân dân, đất nước và cùng nhau cầu cho quốc thới dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, đời sống bà con được ấm no sung túc… Đặc biệt lễ Hạ Điền còn gọi là lễ Kỳ Yên với các nghi lễ Thỉnh sắc thần về Đình (theo tục lệ của Đình, sắc thần được cất giữ tại nhà của những người có uy tín trong làng, xã, trước đây sắc thần được cất giữ tại nhà ông Hai Quyển ở ấp Vĩnh Long, từ khi ông Hai Quyển qua đời sắc thần được giao cho ông Nguyễn Nhựt Lạc ở ấp Vĩnh Lân trông giữ), sau đó là nghi thức cúng Thần Nông, Tiền Hiền – Hậu Hiền, cúng Túc Yết, cúng Chánh Tế,…

Theo Ban Tế Tự Đình, hằng năm vào các ngày diễn ra lễ Kỳ Yên có hơn 4.000 lượt người đến tham quan, cúng viếng. Trong các ngày diễn ra lễ hội Kỳ Yên, Ban Tế Tự Đình còn mời Đoàn nghệ thuật Hát Bội về biểu diễn các tuồng cổ để phục vụ bà con. Cũng trong dịp này, xã Vĩnh Trinh còn phối hợp tổ chức các trò chơi dân gian như: nhảy bao bố, kéo co, đập nồi đất, lội nước bắt vịt, đờn ca tài tử,… thu hút đông đảo người dân đến vui chơi, cổ vũ.

Với những giá trị lịch sử – văn hoá, kiến trúc nghệ thuật của ngôi Đình thần Vĩnh Trinh, ngày 11/4/2018, UBND thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định số 902/QĐ-UBND xếp hạng Đình Vĩnh Trinh là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. Đây thực sự là niềm vui lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Trinh nói riêng, huyện Vĩnh Thạnh nói chung./.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây