Xã Hoà Khương là cửa ngõ của thành phố Đà Nẵng về phía Tây Nam, dân số 3.466 hộ với 12.967 nhân khẩu (Theo số liệu thống kê năm 2019), phân bố trên địa bàn 10 thôn (Phú Sơn Nam, Phú Sơn 1, Phú Sơn 2, Phú Sơn 3, Phú Sơn Tây, Thôn 5, Hương Lam, Gò Hà, La Châu và La Châu Bắc); diện tích tự nhiên 5.092,2 ha, có hồ chứa nước Đồng Nghệ với diện tích lưu vực hồ 28,5 km 2, mực nước tối đa là 35,60 m, khu tắm khoáng nóng Phước Nhơn, có làng nuôi cá nước ngọt Phú Sơn 2 – Phú Sơn 1, vùng sản xuất dưa Héc mỹ nhân tại Bara An Trạch…
Nhân dân xã Hòa Khương luôn biết phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của quê hương anh hùng để cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
1. Lịch sử hình thành và phát triển xã Hòa Khương
Theo các thư tịch cổ, vào các thế kỷ XIV, XV, theo chân các đoàn quân “Nam tiến”, người Việt đã bắt đầu khai phá vùng đất phía bắc sông Thu Bồn. Cũng bắt đầu từ đó, đặc biệt là khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ phủ Thuận Hóa, trên địa bàn Hòa Khương đã hình thành nên những tên đất, tên làng thuân thuộc, đi vào lòng người như La Châu, Phú Sơn (chợ Ngã Tư), Hương Lam, Diên Sơn, Đồng Nghệ…
Về mặt địa lý lịch sử, từ năm 1938 về trước, Hòa Khương là một phần đất của tổng An Phước, huyện Đại Lộc. Năm 1939 tổng An Phước nhập vào huyện Hòa Vang. Trong Cách mạng tháng Tám, tổng an Phước có mật danh là tổng Bửu.
Đến tháng 3/1946, tổng An Phước được chia thành 02 xã: Phước Hiệp ở phía nắc và Liên An ở phía nam. Xã Phước Hiệp gồm 7 làng cũ (về sau đổi thành thôn) là La Châu, Phú Sơn, Hương Lam, Diên Sơn, Phước Vinh, Phước Nhơn và Thọ Sơn. Đến năm 1948 xã Liên An đổi thành xã Hòa Minh, xã Phước Hiệp đổi thành xã Hòa Châu. Đến khoảng đầu năm 1950, các xã Hòa Minh, Hòa Châu và một phần tây nam xã Hòa Nhơn (hiện nay) hợp nhất thành xã Hòa Khương với 05 thôn. Thôn 1 (gồm có Hương Lam, Diên Sơn, Phước Vinh, Phước Sơn, Thọ Sơn và một phần thôn Cẩm Toại), Thôn 2 (gồm có Phú Sơn, la Châu, Đông Hương Lam), Thôn 3 (gồm có Đông Cẩm Toại, Bồ Bản, Túy Loan), Thôn 4 (gồm có Dương Lam, Khương Mỹ, Hoài Nhơn, Phúc Châu, An Tân) và Thôn 5 (gồm có An Châu, Đông Vinh, Đông Bích, Tùng Sơn, An Ngãi, Diêu Trì, Minh An, Trước Bàu). Tháng 9/1955, chính quyền Ngô ĐÌnh Diệm chia Hòa Khương làm 03 xã: Hòa Hưng, Hòa Thượng, Hòa Lương. Hòa Lương là phần đất thuộc Hòa Khương ngày nay.
Năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm chia địa bàn Hòa Vang làm 02 quận: Hòa Vang và Hiếu Đức. Về ta (Chính quyền cách mạng), giới hạn của địa phận Hòa Vang vẫn như cũ và Hòa Lương là một xã của Hòa Vang.
Sau ngày nước nhà hoàn toàn thống nhất, xã Hòa Lương được đổi tên thành xã Hòa Khương gồm có 08 thôn: Một, Hai, Ba, Tư, Gò Hà, La Châu và Phước Sơn… Sau nhiều lần, sáp nhập, chia tách, đổi tên, xã Hòa Khương hiện nay gồm có 11 thôn: Phú Sơn Nam, Phú Sơn 1, Phú Sơn 2, Phú Sơn 3, Phú Sơn Tây, Hương Lam, Thôn 5, Phước Sơn, Gò Hà, La Châu, La Châu Bắc.
Trong suốt 2 cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Hòa Khương đã có 736 liệt sỹ, 912 gia đình thân nhân liệt sỹ, 160 thương bệnh binh, 94 Bà mẹ Việt nam anh hung, 1461 gia đình và cá nhân có công với cách mạng đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị anh hung lực lượng vũ trang nhân dân; 1 Anh hung lao động, 1 Huân chương Thành đồng hạng III, 9 Huân chương Giải phóng hạng I, II, III; 6 Huy chương giải phóng hạng I, II; 112 Huân chương Độc lập hặng I, II, III; 2072 Huân, Huy chương các loại cho cán bộ nhân dân; 311 Bảng vàng Gia đình vẻ vang; 136 Bảng vàng Gia đình danh dự…
Đây là những phần thưởng hết sức cao quý, ghi nhận sự cống hiến, đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân xã nhà qua suốt hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược.
Trải qua những chặng đường lịch sử, từ thuở cha ông “mang gương đi mổ cõi” cho đến ngày nay, nhân dân Hòa Khương đã đoàn kết, gắn bó, tương trợ nhau trong tình làng nghĩa xóm, nghĩa đồng bào để xây dựng cuộc sống góp phần vào công cuộc dựng nước và giữ nước.
2. Địa lý
Xã Hòa Khương thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, nằm về phía tây của huyện Hòa Vang, bắc giáp xã Hòa Phong, nam giáp xã Đại Hiệp (Đại Lộc, Quảng Nam), đông giáp xã Hòa Tiến và tây giáp hai xã Hòa Phú và xã Ba (huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam). Hòa Khương có diện tích tự nhiên là 5088,2 ha, bằng khoảng 6,9% diện tích của huyện Hòa Vang; trong đó đất Nông nghiệp là 4.023,8 ha, chiếm 79,08 %, đất phi nông nghiệp 950,5 ha 18,69 %, đất chưa sử dụng 112,9 ha, chiếm 2,21 %.
Là vùng trung du bán sơn địa nên địa hình của Hòa Khương không bằng phẳng, nơi trũng thấp, nơi gò đồi nhưng nhìn chung có hướng nghiêng từ tây sang đông. Phía tây là dãy núi Sơn gà với nhiều đỉnh cao, là nơi đầu nguồn của nhiều con suối. Con đường Quốc lộ 14B chạy từ hướng bắc sang nam chia cắt thành hai vùng; phía tây Quốc lộ là vùng đất cát, đồi núi và rừng, chiếm ¾ diện tích, ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt, đây là vùng đất thích hợp để sản xuất hoa màu, cây công nghiệp, lâm nghiệp, hình thành nên các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; phía đông Quốc lộ là vùng đất thịt, mùa mưa thường bị ngập lụt, nhưng lại được phù sa sông Yên bồi đắp nên đất đai phì nhiêu, màu mỡ, rất thích hợp để trồng cây lúa nước.
Hòa Khương có nhiều ngọn núi cao như Dốc Ông Biện, Sông Tát (Hòn Vú) và có nhiều đồi cao, trong đó có một số đồi bát úp mọc giữa đất bằng như Gò Hà, Gò Cà, Gò Cao, Gò Chùa, Gò Đá, Gò Chắt…
Là một địa bàn giáp với dãy Trường Sơn, có núi Sơn Gà, Hòa Khương có nhiều con suối với nguồn nước dồi dào, trong đó suối lớn Ba Khe là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho công trinh hồ chưa nước Đồng Xanh Đồng Nghệ, tưới cho đồng ruộng các xã Hòa Khương, Hòa Phong và một phần Hòa Phú và Đại Hiệp. Hồ chứa nước Đồng Xanh Đồng Nghệ không chỉ có lợi về mặt kinh tế mà còn có tác dụng cải thiện môi trường tự nhiên, đồng thời là một thắng cảnh có sức hấp dẫn đối với du khách. Về với Đồng Xanh Đồng Nghệ là về với thiên nhiên, về với căn cứ kháng chiến Đồng Xanh Đồng Nghệ nổi tiếng trong nhứng năm gian khổ chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Phía đông của xã có dòng Sông Yên, đoạn chảy qua địa bàn xã dài 4 km, là ranh giới giữa xã Hòa Khương và Hòa Tiến, cung cấp nguồn nước tưới dồi dào cho sản xuất nông nghiệp của hai xã, đồng thời là con đường thủy thuận tiện để giao lưa với các xã vùng hạ lưu nội thành Đà Nẵng. Ven bờ sông từ lâu đã hình thanh một hệ thống làng xóm hoàn chỉnh, mặc dù mùa mưa thường bị lũ lụt và sạt lở.
Hòa Khương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hằng năm nhận được nguồn năng lượng mặt trời rất lớn. Nhệt độ trung bình, 25 0C, độ ẩm trung bình, 80 %, lượng mưa trung bình trên 2000 mm. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, trong đó cực trị mưa lớn diễn ra thường từ tháng 9 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 7. Trong mùa khô vẫn có cực trị mưa nhỏ diễn ra vào tháng 5 và tháng 6. Mùa khô thường diễn ra hạn hán kéo dài. Mùa mưa đi liền với lũ lụt. Thiên tai lũ lụt, hạn hán gây tác hại không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã.
Với nhiệt độ, độ ẩm, gió mùa… tương đối thuận lợi, Hòa Khương có thảm thực vật phong phú, đa dạng, bao gồm thảm thực vật tự nhiên và các loại cây trồng thích hợp với từng vùng đất. Rừng già có nhiều loại gỗ quý như chò, gõ, sơn đào. Ở vùng đồi tiếp giáp đồng bằng có loại gỗ tạp, cỏ tranh. Trên các đồi trọc trước đây, nay đã được phủ xanh các loại cây keo lá tràm, bạch đàn.
Hòa Khương có các loại cây lương thực, thực phẩm: lúa, bắp, chuối, dâu tằm, các loại đậu, mè, sắn, khoai lang… trong đó đặc trưng nhất là cây lúa. Trước giải phóng, nhân dân Hòa Khương mỗi năm làm 2 vụ lúa nước, sau giải phóng tăng lên 3 vụ, sản lượng lúa do vậy cũng tăng lên đáng kể.
Hòa Khương có nguồn tài nguyên khoáng sản như đá hoa cương, đá ong, đất sét… dễ khai thác.
Về giao thông, quốc lộ 14B, đường vành đai phía Nam và đường vành đai phía Tây thành phố (đang triển khai thi công) và sông Yên là hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy chính của xã. Ngoài ra còn có đường liên huyện, liên xã như ĐH 409, ĐH 8 và các tuyến đường giao thông liên thôn, giao thông kiệt hẻm hiện nay đã được nâng cấp, mở rộng theo tiêu chí nông thôn mới.
Hòa Khương có địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn, có ưu đãi nhưng đồng thời cũng có sự thử thách con người. Sống trong điều kiện tự nhiên đó, các thế hệ nhân dân Hòa Khương đã nổ lực phấn đấu, vừa hòa hợp vừa đấu tranh quyết liệt với thiên nhiênđể khai hoang, vỡ hóa, lập nên làng xóm, thôn ấp. Vì vậy, quá trình xây dựng quê hương là quá trình thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và máu xương của biết bao thế hệ. Cũng từ đó, người dân Hòa Khương có ý thức cố kết cộng đồng cao và rất nặng nghĩa với mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.
Theo các thư tịch cổ, vào các thế kỷ XIV, XV, người Việt đã bắt đầu khai phá vùng đất phía bắc song Thu Bồn. Cũng bắt đầu từ đó, đặc biệt là từ khi Nguyễn Hoàng xin vua Lê vào trấn đất Thuận Hóa, trên địa bàn xã Hòa Khương đã dần dần hình thành nên những làng xã với những tên gọi đã trở thành thân thuộc, đi vào tình cảm nhân dân trong xã như: La Châu, Phú Sơn (chợ Ngã Tư), Hương Lam, Diên Sơn, Đồng Nghệ…
3. Xã Hòa Khương ngày nay
Xã Hoà Khương là cửa ngõ của thành phố Đà Nẵng về phía Tây Nam, d3.466 hộ với 12.967 nhân khẩu (Theo số liệu thống kê năm 2019), phân bố trên địa bàn 10 thôn (Phú Sơn Nam, Phú Sơn 1, Phú Sơn 2, Phú Sơn 3, Phú Sơn Tây, Thôn 5, Hương Lam, Gò Hà, La Châu và La Châu Bắc); diện tích tự nhiên 5.092,2 ha, có hồ chứa nước Đồng Nghệ với diện tích lưu vực hồ 28,5 km 2, mực nước tối đa là 35,60 m, khu tắm khoáng nóng Phước Nhơn, có làng nuôi cá nước ngọt Phú Sơn 2 – Phú Sơn 1, vùng sản xuất dưa Héc mỹ nhân tại Bara An Trạch…
Nhân dân xã Hòa Khương luôn biết phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của quê hương anh hùng để cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Ngày 03 tháng 3 năm 2015 xã Hòa Khương được Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng công nhân là xã đạt chuẩn Nông thôn mới theo Quyết định số 1237/QĐ-UBND.
Ngày 24/9/2019 xã Hòa Khương được Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng công nhân là xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2019 theo Quyết định số 4324/QĐ-UBND