Giới thiệu khái quát tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam

Giới thiệu khái quát tỉnh Quảng Nam

– Diện tích tự nhiên là 10.438,4 km2. – Dân số năm 2014 là 1.471,8 nghìn người. – Có 16 huyện và 2 thành phố.

I. Thông tin khái quát
 I.1. Điều kiện tự nhiên
 + Vị trí địa lý
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi là Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên PhướcNông Sơn; 9 huyện, thành đồng bằng: thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi ThànhPhú Ninh
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.438,4 km2. (theo số liệu thống kê năm 2014)
 + Địa hình
Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.
 + Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.
+ Sông ngòi và chế độ thuỷ văn
Quảng Nam có trên 125 km bờ biển thuộc các huyện: Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành. Ngoài ra còn có 15 hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi, 10 hồ nước (với 6000 ha mặt nước). Có 941 km sông ngòi tự nhiên, đang quản lý và khai thác 307 km sông (chiếm 32,62%), gồm 11 sông chính. Hệ thống sông hoạt động chính gồm 2 hệ thống: sông Thu Bồn và sông Trường Giang, hai hệ thống sông này đều đổ ra biển Đông theo 3 cửa sông: sông Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà.
Sông Trung ương quản lý: dài 132 km, gồm: Đoạn 1 sông Thu Bồn, sông Trường Giang.
Toàn bộ đường sông đang khai thác vận tải thuỷ của tỉnh Quảng Nam dài 207 km, gồm 11 tuyến: Sông Thu Bồn, sông Trường Giang, sông Vu Gia, sông Yên, sông Vĩnh Điện, sông Hội An,sông Cổ Cò, sông Duy Vinh, sông Bà Rén, sông Tam Kỳ và sông An Tân.
 I.2. Điều kiện xã hội
 + Dân số
Tính đến hết năm 2014, dân số Quảng Nam là 1.471,8 nghìn người, với mật độ dân số trung bình là 141 người/km². Dân cư phân bố trù mật ở dải đồng bằng ven biển, dọc quốc lộ 1, đồng bằng Vu Gia Thu Bồn và Tam Kỳ. Mật độ dân số của Tam Kỳ, Hội An và Điện Bàn vượt quá 1,000 người/km2 trong khi rất thưa thớt ở các huyện miền núi phía Tây. Mật độ dân số trung bình của 6 huyện miền núi gồm Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My và Nam Trà My là dưới 20 người/km2. Với 81,4% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Tuy nhiêu quá trình đô thị hóa của tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân bố dân cư nông thôn-thành thị trong thời gian tới.
Hiện có 34 tộc người cùng sinh sống trên địa bàn Quảng Nam, trong đó đông nhất là người Kinh (91,1%), người Cơ Tu (3,2%), người Xơ Đăng (2,7%), và người Gié Triêng (1,3%). 29 tộc người còn lại chỉ chiếm 0,9% dân số.
Quảng Nam hiện có 18 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện, trong đó có với 247 đơn vị cấp xã (25 phường, 12 thị trấn, 210 xã):
Huyện, thành phố
Diện tích (km2)
Dân số (nghìn người)
Mật độ (người/km2)
Số đơn vị hành chính cấp xã
Thành phố Tam Kỳ
92,02
103.730
1.127
09 phường, 04 xã
Thành phố Hội An
60,68
90.543
1.492
09 phường, 04 xã
Thị xã Điện Bàn
214,71
229.907
1.071
7 phường, 13 xã
Huyện Thăng Bình
384,75
186.964
486
21 xã, 01 thị trấn
Huyện Bắc Trà My
823,05
36.650
45
12 xã, 01 thị trấn
Huyện Nam Trà My
822,53
21.139
26
10 xã
Huyện Núi Thành
533,03
142.020
266
16 xã, 01 thị trấn
Huyện Phước Sơn
1.142,27
20.114
18
16 xã, 01 thị trấn
Huyện Tiên Phước
453,22
73.717
163
14 xã, 01 thị trấn
Huyện Hiệp Đức
491,77
39.696
81
12 xã, 01 thị trấn
Huyện Nông Sơn
455,92
34.524
78
07 xã
Huyện Đông Giang
811,29
21.192
26
10 xã, 01 thị trấn
Huyện Nam Giang
1.836,50
20.111
11
08 xã, 01 thị trấn
Huyện Đại Lộc
585,55
158.237
270
17 xã, 01 thị trấn
Huyện Phú Ninh
251,47
84.477
336
10 xã, 01 thị trấn
Huyện Tây Giang
910,2
13.992
15
10 xã
Huyện Duy Xuyên
297,85
131.242
441
13 xã, 01 thị trấn
Huyện Quế Sơn
250,75
97.537
389
13 xã, 01 thị trấn
Tổng
247 đơn vị cấp xã (25 phường, 12 thị trấn, 210 xã)

Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh nằm ở sông Thanh thuộc huyện Nam Giang.Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 10.438 km2 được hình thành từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá,… Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản.

 Quảng Nam có hệ thống sông suối dày đặc với tiềm năng thủy điện lớn. Hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn với phần lớn lưu vực nằm trong địa giới tỉnh được đánh giá là có tiềm năng thủy điện lớn thứ tư cả nước đang được đầu tư khai thác.[16] Hiện nay tỉnh có các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng như NMTĐ A Vương (210 MW – Tây Giang), Sông Bung 2 (100 MW), Sông Bung 4 (220 MW), Sông Giằng (60 MW), Đak Mi 1(255 MW), Đak Mi 4(210 MW), Sông Kôn 2 (60 MW), Sông Tranh 2 (135 MW),v.v.Đa phần các nhà máy thủy điện nằm trên lưu vực sông Vu Gia nơi có địa hình dốc và tiềm năng thủy điện lớn.
 + Giao thông
Quảng Nam có hệ thống giao thông khá phát triển với nhiều loại hình như đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển. Quảng Nam có tuyến Quốc lộ 1A đi qua.
– Đường bộ
Hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh được xây dựng theo hướng Bắc – Nam và Đông – Tây. Quốc lộ 1A đi qua địa phận các huyện, thành phố: Núi Thành, Tam Kỳ, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên và Điện Bàn. Quốc lộ 14 đi qua địa phận các huyện: Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang. Quốc lộ 14B đi qua địa phận các huyện Đại Lộc và Nam Giang. Quốc lộ 14E đi qua địa phận các huyện: Thăng Bình, Hiệp Đức và Phước Sơn. Ngoài ra tỉnh còn có 1 hệ thống đường bộ gồm các tỉnh lộ như 604, 607, 609, 610, 611, 614, 615, 616, 617, 618 (mới và cũ), 620 và nhiều hương lộ, xã lộ….
– Đường sắt
Trục đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Quảng Nam. Ngoài nhà ga chính ở Tam Kỳ, còn có ga Nông Sơn, ga Phú Cang (Bình Quý, Thăng Bình), ga Núi Thành (Núi Thành), ga Trà Kiệu (Duy Xuyên)…
– Đường hàng không
Năm 1965, người Mỹ xây dựng sân bay Chu Lai, nhằm mục đích phục vụ các hoạt động quân sự ở miền Trung và Tây Nguyên. 40 năm sau, ngày 02 tháng 3 năm 2005, sân bay Chu Lai đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một sự kiện lịch sử của tỉnh. Năm 2010, Vietnam Airlines có tuyến bay Chu Lai – Hà Nội. Việc sân bay Chu Lai vào hoạt động thương mại sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển không chỉ của Quảng Nam (với khu công nghiệp Chu Lai) mà còn của tỉnh Quảng Ngãi (với khu công nghiệp Dung Quất). Xa hơn nữa, sân bay Chu Lai sẽ được phát triển thành sân bay quốc tế phục vụ cho việc trung chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực. Ngoài ra, việc đưa sân bay Chu Lai vào hoạt động sẽ giúp cho du khách đến với hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn.
– Đường sông
Quảng Nam có 941 km sông ngòi tự nhiên, đang quản lý và khai thác 307 km sông (chiếm 32,62%), gồm 11 sông chính. Hệ thống sông hoạt động chính gồm 2 hệ thống: sông Thu Bồn và sông Trường Giang, hai hệ thống sông này đều đổ ra biển Đông theo 3 cửa sông: sông Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà
 + Văn hoá, Du lịch
 – Di tích lịch sử
Đô thị cổ Hội An – Các di sản văn hóa Chăm: – Thánh địa Mỹ Sơn, Duy Xuyên – Phật viện Đồng Dương, Thăng Bình – Trà Kiệu, Duy Xuyên – Tháp Chiên Đàn – Tam Kỳ, Tháp Bằng An – Điện Bàn, Tháp Khương Mỹ – Núi Thành
 – Các địa điểm thắng cảnh và du lịch
Cù lao Chàm – khu dự trữ sinh quyển thế giới
Khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh
Biển Cửa Đại
Biển Bàn Than, Núi Thành
Khu du lịch sinh thái Hố Thác, Thăng Bình
Khu du lịch sinh thái Thuận Tình, Hội An
Suối nước nóng Tây Viên, Nông Sơn
Suối Tiên, Quế Sơn
Hòn Kẽm Đá Dừng,Hồ Việt An,Di tích Phước Trà Hiệp Đức
Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng
Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh
Nhà lưu niệm Võ Chí Công
Biển du lịch Tam Thanh, Tam Kỳ
Biển Rạng, Núi Thành
Biển Hà My, Điện Bàn
Hố Giang Thơm, Núi Thành
 II. Khu vực miền núi
Vùng miền núi gồm 08 huyện phía Tây của tỉnh và hai thành phố Tam Kỳ, Hội An, là vùng núi cao, đầu nguồn các lưu vực sông, nơi cư trú của đồng bào các dân tộc ít người. Nhân dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông lâm nghiệp với phương thức canh tác lạc hậu. Thế mạnh của vùng là rừng, cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi đại gia súc. Vùng có các khu rừng đặc sản như sâm Trà Linh, quế Trà My, Phước Sơn, có những khu vực đất đai thuận lợi cho phát triển cây cao su (Hiệp Đức), tiêu (Tiên Phước) và các cây công nghiệp dài ngày khác tạo điều kiện để hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm.
Khu vực miền núi của tỉnh Quảng Nam gồm thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, huyện Núi Thành, huyện Tiên Phước, huyện Nam Trà My, huyện Bắc Trà My, huyện Thăng Bình, huyện Duy Xuyên, huyện Phước Sơn và huyện Đông Giang.
II.1 Thành phố Tam Kỳ
II.2. Thành phố Hội An
II.3. Huyện Núi Thành
II.4. Huyện Tiên Phước
II.5. Huyện Nam Trà My
II.6. Huyện Bắc Trà My
II.7. Huyện Thăng Bình
II.8. Huyện Duy Xuyên
II.9. Huyện Phước Sơn
II.10. Huyện Đông Giang
III. Khu vực biên giới
Khu vực biên giới của tỉnh Quảng Nam gồm có các huyện Tây Giang, Nam Giang.
III.1. Huyện Tây Giang
Tây Giang là một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Phía tây giáp Lào, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía đông giáp huyện Đông Giang, phía nam giáp huyện Nam Giang cùng tỉnh. Tây Giang được thành lập vào ngày 25 tháng 12 năm 2003 trên cơ sở tách huyện Hiên tỉnh Quảng Nam thành huyện Đông Giang và Tây Giang theo quyết định số 72/2003/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ.
Tây Giang có tổng diện tích tự nhiên là 902,97 km2
Diện tích: 90.296,56 (ha)
Dân số: 16,076 (người)
– Hành chính

Toàn huyện có 10 xã, tromg đó, 8 xã có đường biên giới giáp Lào. Các xã là:

STT
Diện tích (km2)
Dân số (người)
Mật độ (người/km2)
1
Xã La Dêê
45
1.413
31
2
Xã A Xan
79
1.649
21
3
Xã Tr’Hy
81,6
1.023
13
4
Xã Lăng
223
1.576
7
5
Xã A Tiêng (huyện lị)
64,36
1.423
22
6
Xã Bha Lê
71
2.063
29
7
Xã Ga Ri
47,04
1.201
26
8
Xã A Nông
86
649
8
9
Xã Dang
86
1.381
16
10
Xã A Vương
147,6
1.663
11
Cư dân sinh sống ở đây chủ yếu là dân tộc C’tu (chiếm  hơn 93%), còn lại là dân tộc Kinh lên công tác và buôn bán. Dân tộc C’tu ở đây có một nền văn hóa phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Có khí hậu trong lành không khác gì Sapa, Đà Lạt, có cảnh quan  thiên nhiên núi rừng  xanh thẳm, thơ mộng, hữu tình, có tình người C’tu chân chất, thật thà và tấm lòng hiếu khách nồng hậu mang nét riêng của người C’tu Tây giang ít nơi nào có được.
Tây giang có khí hậu trong lành mát mẻ, đặc biệt vào mùa hè nắng nóng gây gắt, Tây giang là điểm hứa hẹn cho những du khách muốn nghỉ mát, muốn cảm nhận thiên nhiên núi rừng, muốn cảm nhận nền văn hóa đậm đà đầy bản sắc dân tộc nơi đây.Đồng bào C’tu nơi đây, sau một mùa thu hoạch lúa mới thường tổ chức đoàn tụ bên nhau, ăn mừng lúa mới trong nhà Gươl linh thiêng của làng, vui say với đa dạng các loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật cùng với lễ hội như: Tắc tơ rí (Đâm trâu), Cha ha roo tơ mee (Ăn mừng lúa mới)….say sưa trong các điệu múa  tân tung, da dă truyền thống duyên dáng, dịu dàng. Đến Tây giang vào các ngày lễ hội bản làng, du khách sẽ cảm nhận được sắc màu y phục truyền thống, vừa mang gam màu truyền thống cổ kính, đặc sắc vừa có chút cải tiến đổi mới cho hợp với thời đại nhưng vẫn giữ được nguyên bản màu và chất liệu y phục của dân tộc C’tu nơi đây. Hơn thế nữa du khách sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống mang hương vị núi rừng như: cơm lam, bánh cuốt, thịt nướng đậm đà mùi vị tiêu rừng, ngất ngây trong men rượu tà đin, tà vạc, rượu cần, đắm say nồng nàn trong câu hát babhoóch, bh’noóch (dân ca, hát lý) bềnh bồng theo mây gió  giữa núi rừng Tây giang cùng người con C’tu. Với một huyện có nhiều đồi núi rừng xanh, thác suối  róc rách đổ rì rầm  thân thiện, hiền hòa và tấm lòng mến quý khách của người dân nơi đây là cơ hội cho các nhà đầu tư về du lịch văn hóa, sinh thái. Hơn thế nữa nhân dân, cán bộ, chính quyền huyện Tây giang luôn tạo mọi điều kiện tốt cho du khách, các nhà đầu tư được làm việc, hợp tác, xây dựng và cảm nhận được môi trường  mát mẻ và thỏa mái với hồn quê tuyệt đẹp khi đầu tư về kinh tế, văn hóa, du lịch…nơi Tây giang anh hùng huyền thoại này.
Đặc biệt Tây Giang có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng sinh thái  như các dòng suối trong mát  với âm thanh thác đỗ rì rầm tươi mát, có các cánh rừng nguyên sinh bát ngát, có các loại hoa lan rừng, hoa Pôl’lang, hoa T’rách thơm ngắt cả núi đồi, đặc biệt có các loại đặc sản thiên nhiên như: cá liêng phơi khô, ếch suối, ốc đá, các loại thức uống đặc sản tuyệt vị như: mật ong nguyên chất, sâm ba kich, đẳng sâm, rượu tà đin, tà vạc, rượu cần, rượu aviết… thơm ngon sẽ mang cho du khách cảm nhận nhiều điều bổ ích.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Tây Giang, đến thời điểm này, với nỗ lực của toàn dân và sự đồng lòng vượt khó của hệ thống chính trị, phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện chuyển biến khá tích cực: Xã Anông trở thành xã nông thôn mới đầu tiên của huyện sau khi hoàn thành 19 tiêu chí vào cuối năm 2014. Xã Lăng đạt 14 tiêu chí, Atiêng 12, Bhalêê 9, Axan 8, Avương 6, còn lại 4 xã đạt 2 – 3 tiêu chí. Trong đó, có 6/10 xã đạt tiêu chí về điện.
Có nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả xuất hiện; hạ tầng kinh tế được cải thiện; hộ giàu có và hộ có thu nhập khá tăng lên, hộ nghèo giảm mạnh; đời sống văn hóa tinh thần của người dân được cải thiện. Huyện đã linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn; từ các nguồn vốn chương trình 30a, 134, 135 và từ nguồn vốn huy động trong dân, tổng cộng trên 300 tỷ đồng để triển khai xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng ở các xã. Nhiều phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng nở rộ khắp nơi, số hộ vươn lên thoát nghèo, có đời sống khá ngày càng tăng.
Toàn huyện có trên 90% đồng bào là người Cơtu, trước đây chủ yếu trồng rừng, làm nương rẫy, trồng lúa nước năng suất thấp. Từ khi xây dựng nông thôn mới, nhất là từ khi có điện, việc bơm nước tưới tiêu chủ động được áp dụng đại trà đã giúp huyện triển khai thành công sản xuất thử nghiệm một số giống lúa mới, cho năng xuất cao khoảng 35 – 38 tạ/ha. Mô hình này được nhân rộng hầu khắp các xã mang lại hiệu quả kinh tế cao do các loại giống lúa này có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, thích nghi với điều kiện sinh thái vùng cao, khống chế được sâu bệnh, có đặc điểm phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào. Ngoài ra, huyện còn cho thử nghiệm sử dụng phân xanh, phân dúi sâu; hỗ trợ giống ngô lai, trồng thử nghiệm cây thảo quả và cây táo mèo trên 20 ha; hỗ trợ các loại giống bò, heo cỏ địa phương, tre điền trúc, ếch Thái Lan, chăn nuôi nhím, trồng chuối, song mây, ba kích, đậu phụng, bò, heo…
III.2. Huyện Nam Giang
Nam Giang là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Quảng  Nam. Tổng diện tích tự nhiên: 1.842,88 Km2, có đường Biên giới chung với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài 70 Km.
– Tổng diện tích tự nhiên của huyện chia theo tình hình sử dụng đất : 184.288,66 ha. Trong đó:
1. Diện tích đất nông nghiệp: 153.526,4 ha, phân ra:
+ Đất sản xuất nông nghiệp:  5.263,05 ha
+ Đất lâm nghiệp:       184.232,3 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản:       23,44 ha
2. Đất phi nông nghiệp:           4.261,06 ha
3. Đất chưa sử dụng:               26.354,99 ha
– Huyện có 11 xã và 01 Thị trấn với tổng dân số 24.469 người, gồm các dân tộc anh em, trong đó, được chia theo hộ gia đình:
+ Cơ tu: 3.215 hộ
+ Gié- Triêng: 1.131 hộ
+ Kinh: 1.076 hộ
+ Dân tộc khác: 108 hộ
DÂN SỐ CHIA THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH  VÀ GIỚI TÍNH
Số
 
TT
Đơn vị
Tổng số
Chia ra
Nam
Nữ
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
 
 Toàn huyện
 
TT.Thạnh Mỹ
 Xã Cà Dy
Xã Tà Bhing
Xã Chà Vàl
Xã La Dêê
Xã La Êê
Xã Đắc Pree
Xã Đắc Pring
Xã ZuôiH
Xã Chơ chun
Xã Đắc Tôi
Xã Tà Pơơ
24.469
7.624
3.106
2.218
2.636
1.391
940
1.326
1.088
1.161
974
884
1.121
12.525
3.890
1.626
1.041
1.356
749
530
673
549
601
519
454
537
11.944
3.734
1.480
1.177
1.280
642
410
653
539
560
455
430
584
– Do điều kiện của một huyện miền núi vùng cao nên địa hình của huyện có nhiều núi non hiểm trở, nhiều sông suối chia cắt, giao thông đi lại còn khó khăn.
– Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
– An ninh Quốc phòng của huyện trong những năm qua được giữ vững, tuyến biên giới Việt- Lào được củng cố tăng cường (Hiện có 03 Đồn Biên phòng đóng quân trên vùng Biên giới của huyện đó là các Đồn Biên phòng 653, 657, 661)
– Sự nghiệp Y tế- giáo dục phát triển khá. Hầu hết các xã trong huyện đều đã có Trạm y tế xã (12 trạm), với tổng số 137 cán bộ, trong đó nữ có 86 người. Ngành y có 68 người, dược có 07 người.
Về giáo dục: Có 28 cơ sở công lập, trong đó có 02 Trường THPT: THPT Nam Giang và THPT Nguyễn Văn Trỗi
– Giá trị sản xuất Nông- lâm nghiệp của huyện năm 2012 đạt 190.650,373 triệu đồng
– Giá trị sản xuất Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp của huyện năm 2012 đạt 28.614,1
– Thực hiện thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2012 là 439.714,986 triệu đồng. Chi ngân sách năm 2012 là 306.324,59 triệu đồng.
– Tài nguyên khoáng sản:
+ Có vàng sa khoáng hiện đang được các cơ quan thẩm quyền cho một số đơn vị triển khai thăm dò
+ Trữ lượng đá vôi ở Thạnh Mỹ khá lớn, nhà máy xi măng Thạnh Mỹ đang xây dựng và sắp đưa vào sử dụng
+ Do địa hình của huyện có nhiều sông suối, có tiềm năng lớn về thủy điện. Hiện nay, các công trình thủy điện đang được xây dựng và vận hành như: Thủy điện Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Bung 5, Sông Bung 6.
+ Có khu du lịch sinh thái thác Grăng, hiện đang trong quá trình đầu tư xây dựng để khai thác du lịch
– Huyện được Chính phủ cho mở cửa khẩu biên giới với nước bạn Lào. Hiện nay việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng cửa khẩu đã được hai Quốc gia đầu tư xây dựng.
 + Cửa khẩu Nam Giang
Theo Quyết định số 387/QĐ-TTg ngày 24/3/2009 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đến năm 2025. Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang có quy mô 31.060 ha nằm trên địa phận 2 xã Chàl Vàl và La Dêê thuộc huyện Nam Giang.
Theo quy hoạch đây sẽ là khu kinh tế tổng hợp, cửa ngõ quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung kết nối với Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan. Đồng thời, là một trung tâm phát triển các ngành công nghiệp gắn với dịch vụ thương mại cửa khẩu, kết hợp phát triển đô thị với tổ chức dân cư canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp.
Hướng phát triển gắn liền với tuyến quốc lộ 14D, là trục trung tâm nối Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang với các đầu mối giao thông khác của khu vực.
Không gian xây dựng khu kinh tế được chia làm 3 khu chính, Tiểu khu I: gắn với Khu vực cửa khẩu Nam Giang, diện tích khoảng 30 ha. Chức năng chủ yếu là khu kiểm soát và khu thương mại dịch vụ.
Tiểu khu II tại Khu vực xã Chàl Vàl, quy mô khoảng 630 ha. Chức năng chính bao gồm: Khu đô thị, các khu phi thuế quan, Khu công nghiệp, các trung tâm Thương mại, hành chính công cộng, các cụm dân cư nông thôn…
Tiểu khu III bố trí tại Khu vực xã La Dêê, diện tích khoảng 56 ha. Chức năng chính là Trung tâm hành chính công cộng, các khu ở, thương mại dịch vụ, các cụm dân cư nông thôn…

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây