Phát hiện khảo cổ học tại Đà Nẵng và mối liên hệ với văn bản cổ Ấn Độ – ARCHEOLOGICAL DISCOVERY OF ANCIENT INDIAN TEXTS IN ĐÀ NẴNG

Nhà nghiên cứu Võ Văn Thắng

Phát hiện khảo cổ học tại Đà Nẵng và mối liên hệ với văn bản cổ Ấn Độ

Nhà nghiên cứu Võ Văn Thắng

          Đà Nẵng là một thành phố cảng ở miền Trung Việt Nam. Vị trí địa lý đặc biệt của Đà Nẵng đã làm cho nơi đây trở thành một nơi giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa từ các châu lục. Cửa biển của Đà Nẵng có bán đảo Sơn Trà che chắn, là nơi dừng chân bình yên cho các tàu bè đi ngang qua biển Đông và cũng là nơi trung chuyển các lâm thổ sản từ vùng rừng núi phía tây để trao đổi với các thương thuyền khắp nơi. Từ hơn một ngàn năm trước trong thời kỳ của vương quốc Champa, khu vực Đà Nẵng đã là một cửa ngõ giao thương buôn bán và ngoại giao. Các văn khắc chữ Sanskrit tìm thấy tại Hóa Quê – nay thuộc thành phố Đà Nẵng – cho biết nơi đây đã có những đền tháp, tu viện và là nơi cư trú của tầng lớp tinh hoa, quý tộc của Champa. Vị trí thuận lợi của Đà Nẵng cũng biến nơi đây trở thành tâm điểm của những cuộc xung đột trong lịch sử, những công trình kiến trúc liên tục bị tàn phá trong những cuộc chiến tranh. Các kiến trúc của Champa cũng không ngoại lệ, trong khi ở một số tỉnh lân cận ngày nay còn nhìn thấy một số đền tháp từ thời Champa vẫn còn đứng vững thì ở địa bàn Đà Nẵng những gì còn lại từ thời Champa chỉ là những nền móng kiến trúc dưới mặt đất và những hiện vật thu thập về bảo tàng.

          Mặc dù những công trình kiến trúc đã không còn được nhìn thấy, nhưng qua công tác khảo cổ, người ta đã phát hiện những chứng tích về sự phát triển của vùng đất Đà Nẵng từ thời kỳ xa xưa trong lịch sử, trong đó có sự giao lưu tiếp nhận nền văn minh từ lục địa Ấn Độ.

          Trong các năm 2011, 2012, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã tiến hành khai quật khảo cổ tại di tích Chăm tại Phong Lệ (nay thuộc quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) và tại Cấm Mít (nay thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng). Tại hai di tích này, các nhà khảo cổ đã phát lộ cấu trúc nền móng các ngôi tháp Chăm được xây dựng cách đây khoảng 1000 năm.[1] Điều quan trọng là đã phát hiện ở các góc móng tháp trong lòng đất sâu có những mẩu kim loại vàng, được đặt một các có chủ đích ở những vị trí giống nhau ở tất cả các móng tháp được phát hiện. Ở trung tâm nền móng tháp Cấm Mít còn tìm thấy những viên ngọc. Ở một số địa điểm khảo cổ khác, người ta đã tìm thấy những hộp đựng các vật phẩm bằng vàng bạc và đá quý, nhưng ở di tích Phong Lệ, Cấm Mít các hộp này đã biến mất chỉ để lại dấu vết đào bới trước đây.[2]

1 3 - Phát hiện khảo cổ học tại Đà Nẵng và mối liên hệ với văn bản cổ Ấn Độ - ARCHEOLOGICAL DISCOVERY OF ANCIENT INDIAN TEXTS IN ĐÀ NẴNG

2 1 - Phát hiện khảo cổ học tại Đà Nẵng và mối liên hệ với văn bản cổ Ấn Độ - ARCHEOLOGICAL DISCOVERY OF ANCIENT INDIAN TEXTS IN ĐÀ NẴNG

Ảnh 1 &2: Các hốc đặt mẩu vàng và đá quý ở móng tháp Chăm tại Phong Lệ

4 1 - Phát hiện khảo cổ học tại Đà Nẵng và mối liên hệ với văn bản cổ Ấn Độ - ARCHEOLOGICAL DISCOVERY OF ANCIENT INDIAN TEXTS IN ĐÀ NẴNG

Ảnh 3: Tám mẩu vàng đặt trong các hốc ở móng tháp Chăm Phong Lệ.

5 1 - Phát hiện khảo cổ học tại Đà Nẵng và mối liên hệ với văn bản cổ Ấn Độ - ARCHEOLOGICAL DISCOVERY OF ANCIENT INDIAN TEXTS IN ĐÀ NẴNG

Ảnh 4. Các miếng vàng cắt hình voi tìm thấy ở di tích Chăm tại Cấm Mít.

          Có thể tìm thấy lời giải thích cho cấu trúc nền móng tháp Champa ở các văn bản cổ của Ấn Độ về xây dựng. Một cuốn sách về nghệ thuật kiến trúc được các nhà nghiên cứu nhắc đến có tên là Kāśyapaśilpa được biên soạn vào khoảng thế kỷ 11, 12. Ba chương quan trọng trong sách Kāśyapaśilpa  là Prathameṣṭakā-nyāsa (Đặt viên gạch đầu tiên), Garbha-nyāsa (Đặt vật phẩm trong lòng tháp) và Mūrdeheṣṭakā-nyāsa (Đặt chóp tháp).

Nghi thức Garbha-nyāsa là đặt các vật phẩm “ký cúng” cho thần linh để nhận sự bảo hộ và ban phước của thần:

athavakæyeviåeæeñagarbhanyâsavidhiäparam|

prâsâdaädehamityuktaätasyaprâñastugarbhakam|| [1]

(Ngôi tháp được xem như một cơ thể.

Vật phẩm ký cúng đặt trong đó chính là mầm sống)

          Những vật phẩm bằng vàng bạc, đá quý tìm thấy trong lòng các ngôi tháp Chăm và các hốc nhỏ với những miếng vàng đặt bên trong được phát hiện trong móng tháp Chăm ở  Phong Lệ và Cấm Mít tại Đà Nẵng ắt hẳn có liên quan đến nghi lễ xây dựng đền tháp và nghi thức đặt những vật phẩm “ký cúng” như được nói đến trong các cuốn sách Kāśyapaśilpa,Vastu Shilpa Shastravà các tài liệucổ về kiến trúc đền tháp ở Ấn Độ.

                                                                                             V.V.T

            ARCHEOLOGICAL DISCOVERY OF ANCIENT INDIAN TEXTS IN ĐÀ NẴNG

Võ Văn Thắng

Đà Nẵng is the major port city of Central Việt Nam -protected from storms by the Sơn Trà peninsula. It has historically been a haven for merchant ships plying the busy East Sea. It was particularly important to the lumber trade, exporting products from the western mountains. Its special geographical location made it a trading hub and a lively place for cultural exchanges.

Over a thousand years ago, during the period of the Champa Kingdom, Đà Nẵng became a gateway for a rich trade and for diplomacy. Sanskrit inscriptions found in Hóa Quê -now part of Đà Nẵng City, list its many temples, monasteries, and the residences of Champa nobility in the area.

The strategic position of Đà Nẵng also made it a center for conflict. Its buildings were often destroyed in the continuous wars -the Champa architecture suffered particularly. While some Cham temples still exist in neighboring provinces, what survives from the Champa era in Đà Nẵng are only the remains of foundations, and artifacts collected and conserved in museums.

Although the architectural works of the Champa are no longer visible, archaeological excavations have helped discover evidence of the development of the Đà Nẵng region. These discoveries include evidence of ancient contacts with civilizations on the Indian sub-continent.

In the 2011-12 season, the Đà Nẵng Museum of Cham Sculpture conducted archaeological excavations at the ancient Champa locations in Phong Lệ (now in Cẩm Lệ District of Đà Nẵng city) and in Cấm Mít (now in the Hòa Vang District of Đà Nẵng City). At these two sites, archaeologists have unearthed the structures of Cham towers, built around 1000 years ago.[2] An important find in their foundations were gold plates, placed intentionally at each of the towers’ corners. It has been reported that in other sites, caskets of gold and gemstones have been found in the center of Cham foundations. [3] In the Phong Lệ and Cấm Mít cases, any valuable caskets are lost. Only a few tiny gems remained in the sand -and evidence of previous digging.

1 3 - Phát hiện khảo cổ học tại Đà Nẵng và mối liên hệ với văn bản cổ Ấn Độ - ARCHEOLOGICAL DISCOVERY OF ANCIENT INDIAN TEXTS IN ĐÀ NẴNG

2 1 - Phát hiện khảo cổ học tại Đà Nẵng và mối liên hệ với văn bản cổ Ấn Độ - ARCHEOLOGICAL DISCOVERY OF ANCIENT INDIAN TEXTS IN ĐÀ NẴNG

Photo 1& 2: The corners of the temple foundation where the pieces of gold were place under the round pebbles.

  4 1 - Phát hiện khảo cổ học tại Đà Nẵng và mối liên hệ với văn bản cổ Ấn Độ - ARCHEOLOGICAL DISCOVERY OF ANCIENT INDIAN TEXTS IN ĐÀ NẴNG         

Photo 3. Eight pieces of gold found in the foundation corners of Phong Le temple

Interpretations of the structure of the Champa temples can be found in ancient Indian texts describing the rituals of construction of a Hindu temple. One of these books is Kāśyapaśilpa, composed in the 11th and 12th centuries. Three important chapters in Kāśyapaśilpa are Prathameṣṭakā-nyāsa (“The placing of the first bricks”), Garbha-nyāsa (“The placing of the consecration deposit”) and Mūrdeheṣṭakā-nyāsa (“The placing of the crowning bricks”).

A crucial part of the ritual of Garbha-nyāsa is the offering of objects as a “consecration deposit”  to the gods, to ensure their protection and blessing.

athavakæyeviåeæeñagarbhanyâsavidhiäparam|

prâsâdaädehamityuktaätasyaprâñastugarbhakam||

(NowIwillspeakindetailabouttheproperprocedureofplacing theconsecrationdeposit.Thetempleissaidtobethebody: the consecrationdeposit,its “life-breath”)[4]

The objects found in the holy pit of Cham temples, and the pieces of gold discovered in the foundations of the Phong Lệ and Cấm Mít remains, must have been the “deposit”, as described in the Kāśyapaśilpa, Vastu Shilpa Shastra and other Indian ancient texts directing the construction ritual for Hindu temples.

[1]Anna A. Slaczka, Temple consecration rituals in ancient India: text and archaeology (Nghi lễ cúng đền tháp Ấn Độ cổ: Văn bản và Khảo cổ) ,  Leiden, Brill, 2007.

[2]Võ Văn Thắng, ed., Di tích Chăm ở Đà Nẵng – Những phát hiện mới (Cham Vestiges in Đà Nẵng – the new dicoveries), Đà Nẵng publishing house, 2014.

[3]Henri Parmentier, Découverte d’un nouveau dépôt dans le temple de Pô Nagar de Nha-trang, BEFEO 1909, tr 347-351. L. Aurousseau, Nouvelles fouilles de Đại-hữu, BEFEO, 1926, pp 359 -362.

[4]Anna A. Slaczka, Temple consecration rituals in ancient India: text and archaeology,  Leiden, Brill, 2007.

[1] Võ Văn Thắng (chủ biên), Di tích Chăm tại thành phố Đà Nẵng- Những phát hiện mới, Nxb Đà Nẵng 2014.

[2]Henri Parmentier, Découverte d’un nouveau dépôt dans le temple de Pô Nagar de Nha-trang (Khám phá một kho chứa mới trong tháp Po Nagar Nha Trang), BEFEO 1909, tr 347-351. L. Aurousseau, Nouvelles fouilles de Đại-hữu (Các cuộc khai quật mới ở Đại Hữu), BEFEO, 1926, tr 359 -362.

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây