Lễ hội giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà năm 2024

Ngày 13/8 (nhằm ngày 10/7 ÂL), tại phường Thanh Hà (TP. Hội An) khai mạc Lễ hội giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà năm 2024, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Hàng năm, Lễ lệ thường niên cứ đến ngày 10/7 ÂL, bà con khối phố Nam Diêu (phường Thanh Hà, TP. Hội An) lại trân trọng tổ chức lễ giỗ tổ nghề gốm nhằm tưởng nhớ tri ân các bậc tiền bối đã có công lao khai thiên lập địa dựng làng, lập nghề, làm nên nghề gốm truyền thống Nam Diêu Thanh Hà có bề dày lịch sử.

Lễ hội giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà năm nay nằm trong các hoạt động giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản lần thứ 22, là dịp để những người làm gốm, nghệ nhân có điều kiện quảng bá hình ảnh về một làng nghề giàu truyền thống văn hóa đối với du khách tham quan trong và ngoài nước.

QNa2 min - Lễ hội giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà năm 2024Trong khuôn khổ Lễ hội giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà, có Giải đua thuyền truyền thống phường Thanh Hà.

Ngoài phần lễ còn có phần hội với những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa làng nghề thể hiện sự đoàn kết của đại bộ phận dân cư trong việc tham gia các hoạt động vui chơi của làng xã, đặc biệt là đua thuyền truyền thống thu hút đông đảo nhân dân của Quảng Nam, Đà Nẵng và du khách thập phương.

Làng gốm Thanh Hà được hình thành vào khoảng thế kỷ XVI, XVII do một số thợ thủ công từ Thanh Hóa, Nghệ An đến làm ăn sinh sống, dựng làng và lập nên nghề gốm gắn với sự lưu truyền sự tích về hai chị em bà Phước, Tích. Trong lịch sử hình thành và phát triển, nghề gốm Thanh Hà chủ yếu chế tác các sản phẩm gạch ngói phục vụ xây dựng các công trình kiến trúc cổ Hội An, đồ gốm phục vụ sinh hoạt, tín ngưỡng gia dụng được tiêu thụ ở Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị… và một số nơi khác với sự tài hoa, tinh tế của các người thợ, nghệ nhân làng gốm Nam Diêu Thanh Hà nên sản phẩm gốm được triều đình nhà Nguyễn ghi vào sách Đại Nam nhất thống chí phần thổ sản Quảng Nam.

QNa3 min 768x1024 - Lễ hội giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà năm 2024Du khách thích thú chiêm ngưỡng không gian trưng bày các sản phẩm làm từ gốm Nam Diêu Thanh Hà.

Vào nửa đầu thế kỷ thứ XIX, triều Nguyễn bước vào giai đoạn ổn định và phát triển, các giá trị văn hóa làng xã, tín ngưỡng được khuyến khích phát huy từ điều kiện lịch sử đó các thợ gốm Nam Diêu đã xây dựng nhiều thiết chế văn hóa tín ngưỡng, cũng từ đó khu miếu tổ nghề gốm Nam Diêu được ra đời nhằm phục vụ đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng của cư dân làng gốm Nam Diêu Thanh Hà.

Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, trường tồn theo năm tháng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên tổ miếu Nam Diêu vẫn tồn tại nguyên vẹn như một hiện thân về giá trị di tích lịch sử văn hóa vật thể vô giá của bao thế hệ người thợ gốm Nam Diêu. Chính vì lẽ đó, di tích đã được UBND tỉnh đưa vào danh mục các di tích lịch sử vật thể cần được bảo vệ vào tháng 8 năm 1997 và được trùng tu sửa chữa lại vào năm 2011.

Giỗ tổ nghề gốm năm 2024, là nét đẹp văn hóa truyền thống của mỗi người dân khối phố Nam Diêu Thanh Hà, mang dấu ấn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, văn hóa làng nghề, làng xã. Là nơi để mỗi chúng ta và con cháu nhớ về cội nguồn cha ông từ thuở đầu khai thiên lập địa.

 

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây