Người dân bất ngờ chụp được cảnh cực hiếm nhiều ‘mặt trời’ xuất hiện cạnh nhau: Vì sao?

Người dân bất ngờ chụp được cảnh cực hiếm nhiều 'mặt trời' xuất hiện cạnh nhau: Vì sao?

Hình ảnh 2 mặt trời cùng xuất hiện trên bầu trời được cắt ra từ video của anh Tiêu. (Ảnh cắt từ video).

Chúng ta đều biết chỉ có một mặt trời trên bầu trời, thế nhưng người đàn ông dưới đây đã quay được cảnh hai mặt trời cùng hiện diện. Chuyện gì đã xảy ra?

Nhiều mặt trời cùng xuất hiện trên bầu trời

Theo tờ Quảng Châu Nhật báo, vào ngày 7 tháng 7 năm 2023, một người đàn ông họ Tiêu ở Nghi Tân, Tứ Xuyên, Trung Quốc bất ngờ đăng tải một video quay lại cảnh 2 mặt trời xuất hiện trên bầu trời. Những hình ảnh trong video cho thấy, mặt trời thứ nhất đang phát ra ánh sáng chói chang, trong khi mặt trời thứ 2 tỏa sáng mờ hơn. Đây quả là một cảnh tượng thực sự hiếm thấy.

Anh Tiêu cho biết, đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy 2 mặt trời. Anh cũng đặt câu hỏi với cư dân mạng rằng liệu rằng đây có phải là hiện tượng nào đó của vũ trụ không?

Video được đăng tải đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Cư dân mạng cũng vô cùng bất ngờ với hiện tượng này. Nhiều người còn hài hước bình luận rằng hóa ra có tận 2 mặt trời cùng hiện diện nên gần đây mới có nắng nóng bất thường như vậy.

Anh chup 4 mat troi min - Người dân bất ngờ chụp được cảnh cực hiếm nhiều 'mặt trời' xuất hiện cạnh nhau: Vì sao?Ảnh chụp 4 mặt trời cùng xuất hiện tại Sơn Tây, Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng hiện tượng này không phải mới mẻ. Trước đó vào ngày 28 tháng 2 năm 2023, một người dân ở Vận Thành, một địa cấp thị thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã chụp được ảnh 4 mặt trời cùng xuất hiện trên trời. Trong bức ảnh, 4 mặt trời xếp thành hàng ngang và mặt trời ở ngoài cùng bên trái là sáng nhất, các mặt trời khác thì tỏa sáng ít hơn. Vậy hiện tượng có nhiều mặt trời trên bầu trời là gì?

Hiện tượng hiếm gặp

Hiện tượng nhiều mặt trời cùng xuất hiện có vẻ rất kỳ diệu nhưng trên thực tế có thể giải thích theo cơ sở khoa học. Theo các chuyên gia thiên văn học, đây là hiện tượng Parhelion. Tên của hiện tượng parhelion bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là para-helios. Trước đây, hiện tượng Parhelion từng được ghi chép trong các tư liệu từ thời cổ đại.

duoc goi la Parhelion min - Người dân bất ngờ chụp được cảnh cực hiếm nhiều 'mặt trời' xuất hiện cạnh nhau: Vì sao?Hiện tượng nhiều mặt trời cùng xuất hiện trên bầu trời được gọi là Parhelion. (Ảnh: Sohu).

Theo mô tả của trang SkyBrary, Parhelion là một trong những hiện tượng khí quyển kỳ lạ nhất. Nó là một hiện tượng khí quyển do mặt trời gây ra dù nó cũng có thể được coi như là một hiện tượng có nguồn gốc thiên văn. Parhelion thường xuất hiện trong một số điều kiện môi trường duy nhất và trong một thời gian ngắn. Đặc biệt là khi các đám mây gần mặt trời tương đối dày.

Parhelion là hai tia sáng nhỏ hình thành ở cả hai phía của mặt trời khi gặp một loại mây nhất định. Những loại mây cần thiết để tạo điều kiện xảy ra hiện tượng này gọi là mây ti. Những đám mây này có hình dạng giống như sợi tơ và bông gòn. Loại mây này có chứa các tinh thể băng hoạt động như các lăng kính nhỏ. Những tinh thể băng này làm khúc xạ tia nắng của mặt trời. Điều này có nghĩa là chúng sẽ làm lệch một phần tia sáng mặt trời đến một nơi khác tạo thành điểm cận nhật. Từ đó, con người có thể thấy một mặt trời phía sau đám mây nhưng kém sáng hơn so với mặt trời thật.

xuat hien o nhung vung bang gia min - Người dân bất ngờ chụp được cảnh cực hiếm nhiều 'mặt trời' xuất hiện cạnh nhau: Vì sao?.Hiện tượng này cũng xuất hiện ở những vùng băng giá có nhiệt độ thấp. (Ảnh: Sohu).

Không phải lúc nào hiện tượng Parhelion này cũng xảy ra. Nhiều khi những đám mây ti chỉ xuất hiện ở một phía của mặt trời và chỉ hình thành một điểm cận nhật. Do đó, chúng ta không thể nhìn thấy toàn bộ mặt trời thứ hai.

Đôi khi hiện tượng Parhelion này xuất hiện dưới dạng một đốm sáng hình tròn. Với hình dạng này, mặt trời thứ hai sẽ ít sáng hơn. Thông thường, hiện tượng Parhelion xảy ra vào sáng sớm hoặc hoàng hôn khi mặt trời ở dưới đường chân trời. Parhelion thường xuất hiện chính xác ở độ nghiêng 22 độ so với mặt trời, do góc khúc xạ của tia sáng.

Hien tuong nhieu mat troi min - Người dân bất ngờ chụp được cảnh cực hiếm nhiều 'mặt trời' xuất hiện cạnh nhau: Vì sao?Hiện tượng nhiều mặt trời trên bầu trời rất hiếm khi xảy ra. (Ảnh: Sohu).

Ngoài ra, ở những khu vực có băng tuyết cũng có thể xảy ra hiện tượng Parhelion như miền bắc nước Mỹ nơi có nhiệt độ -20 độ C vào mùa đông. Ở những nơi này có điều kiện môi trường hoàn hảo đủ để các tinh thể băng trong các đám mây ti hình thành điểm cận nhật.

Để có thể chiêm ngưỡng hiện tượng Parhelion, chúng ta cần đáp ứng được 2 điều kiện. Thứ nhất, các đám mây ti cần gần với mặt trời. Thứ hai, tầng mây phải mỏng, độ truyền ánh sáng phải tốt, hơn nữa, góc giữa mặt trời, các tinh thể băng của mây ti và người quan sát phải vừa phải, chỉ cần lệch một chút là sẽ không thể thấy được.

Nguồn: Gzdaily, Sohu

Nguyệt Phạm

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây