Sổ tay thơ – Henry Wabs Worth – Lời bình của Trần Bá Giao

Sổ tay thơ - Henry Wabs Worth - Lời bình của Trần Bá Giao

Mũi tên và bài ca

Mũi tên tôi bắn lên trời
Tên rơi xuống đấy biết rơi nơi nào?
Bởi tên vun vút bay cao
Đường bay tầm mắt làm sao kịp nhìn
Một bài ca tôi hát lên
Lời ca bay mất biết tìm nơi nao
Mắt người dù sáng nhường bao
Cũng không thấy được nơi nào lời bay…
Rất lâu trên một cây sồi
Mũi tên tôi gặp đây rồi vẫn nguyên
Lời ca ngày ấy tôi tìm
Lại nằm trọn vẹn trong tim bạn mình!

Vương Trọng dịch

Lời bình của Trần Bá Giao

Bài thơ Mũi tên và bài ca của Henry Wads Worth được nhà thơ Vương Trọng dịch sang tiếng Việt bằng thể thơ lục bát, được đánh giá là một bài thơ dịch hay như là một sự đồng sáng tạo, giữ được hồn cốt của bài thơ nguyên bản trên một bài thơ theo thể thơ truyền thống Việt Nam.

Tên bài thơ khá độc đáo gồm 2 phạm trù đối lập nhau: Mũi tên – bài ca. Ta hãy xem tác giả đề cập đến hai hình tượng đối lập nhau này như thế nào nhé.

Chủ thể là nhà thơ Henry Wads Worth (Mỹ) đã viết, đầu tiên là về mũi tên:

Mũi tên tôi bắn lên trời
Tên rơi xuống đất biết rơi nơi nào?

Một sự việc, một câu hỏi đã gợi mở cho ta về một hành động của nhà thơ: Bắn mũi tên lên trời.

Để rồi nhà thơ lý giải thêm về nỗi băn khoăn của mình:

Bởi tên vun vút bay cao
Đường bay tầm mắt làm sao kịp nhìn

Suy luận của nhà thơ thật đúng, khi mũi tên bay ra khỏi tay mình khó mà biết mũi tên bay đến đâu, rơi ở đâu.

Chuyện thơ đầu dừng ở đó vì chưa đưa ra được điều gì, nói được điều gì với người đọc. Nhà thơ đã viết tiếp:

Một bài ca tôi hát lên
Lời ca bay mất biết tìm nơi nào
Mắt người dù sáng nhường bao
Cũng không thấy được nơi nào lời bay…

Vừa kể về sự việc, vừa dẫn dắt để bộc lộ tâm tư: xem lời ca đó bay đâu. Đến đây ta liên tưởng đến một thành ngữ Việt Nam: “Lời nói gió bay”. Dịch giả, nhà thơ Vương Trọng vừa dịch sát nghĩa vừa gợi mở để mọi người cùng suy nghĩ về tâm tư của nhà thơ Henry Wads Worth: Nhà thơ dẫn dắt câu chuyện đến đâu đây?

Bốn câu kết của bài thơ đã lý giải điều mọi người băn khoăn khi tác giả bài thơ nhắn nhủ ở lời kết. Đến đây ta cũng thấy cái hay của bài thơ cũng là cái tài của nhà thơ.

Rất lâu trên một cây sồi
Mũi tên tôi gặp đây rồi vẫn nguyên
Lời ca ngày ấy tôi tìm
Lại nằm trọn vẹn trong tim bạn mình!

Ý nghĩa sâu xa của bài thơ nằm ở bốn câu thơ kết này. Hóa ra nhà thơ đã có chủ định khi đưa ra tiêu đề “Mũi tên và bài ca”. Khi đọc thơ ta mới hiểu rõ tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Nghĩa bóng (theo sự suy luận của người bình bài thơ này): Mũi tên chỉ về sự đáp trả mang ý nghĩa chiến tranh, còn bài ca là những lời tượng trưng cho sự thân thiện, cho hòa bình. Mũi tên bắn ra như sự hiện hữu vốn có, nguyên vẹn nằm ở cây rồi, chẳng có sự tác động, biến chuyển nào; nhưng bài ca thì khác hẳn. Bài ca ấy đi vào lòng người: “trọn vẹn trong tim bạn mình”. Điều kiện để nằm lại: “trong tim bạn mình”. Sự sâu sắc của tác giả bài thơ: niềm tin hay tình yêu của con người sẽ luôn lắng đọng trong trái tim của những người có trái tim nhân ái, yêu chuộng hòa bình. Một bài thơ hay thường có tính tư tưởng cao, gợi mở cho người đọc những suy ngẫm về cuộc đời, về mục đích sống của đời người; hay nói một cách sâu xa hơn phải mang tư tưởng nhân văn, truyền cảm hứng nhân văn đến bạn đọc. Cảm ơn tác giả Henry Wabs Worth đã đưa ra một thông điệp sâu sắc: chỉ có bài ca (tình người) xứng đáng đọng lại trong trái tim con người còn mũi tên (vật gieo rắc sự mất mát, đau khổ) thì rồi cũng bị lãng quên, tất sẽ bị lên án. Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ, hiểu được tác giả Henry Wabs Worth có công của dịch giả – nhà thơ Vương Trọng. Xin được cảm ơn hai nhà thơ trên.

Trần Bá Giao

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây