Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái Nguyên

Sáng nay, 10.1, nhân dịp năm mới 2023 và chuẩn bị đón Tết nguyên đán Quý Mão, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về thăm, làm việc, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

1 min 14 800x451 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự buổi làm việc với Ban Thường vụ và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Trí Dũng

Cùng đi có các Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng; các Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương và Tư lệnh Quân khu 1, Trung tướng Nguyễn Hồng Thái; lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư.

Về phía tỉnh Thái Nguyên có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thanh Hải; lãnh đạo chủ chốt của tỉnh…

2 min 14 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Ban Thường vụ và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Trí Dũng

3 min 14 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Ban Thường vụ và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Trí Dũng

Thái Nguyên là tỉnh vùng trung du miền núi Bắc Bộ, thuộc vùng Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; có diện tích trên 3.500 km2, dân số hơn 1,3 triệu người, trong đó có 8 thành phần dân tộc chủ yếu; có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (3 thành phố, 6 huyện), 178 xã, phường, thị trấn, trong đó có 110 xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 14 xã đặc biệt khó khăn; có 3 tôn giáo (phật giáo, công giáo, tin lành). Thái Nguyên là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước, có Đại học Thái Nguyên, với 9 trường đại học, 77 trường cao đẳng, trung học và dạy nghề, với khoảng 140 nghìn giáo viên, sinh viên và học sinh; là trung tâm y tế lớn với Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, 25 bệnh viện và trung tâm y tế trực thuộc tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh có Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử Quốc gia Đại đội Thanh niên xung phong 915, Khu du lịch Hồ Núi Cốc, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và trên 800 điểm di tích, trong đó có 128 điểm di tích ATK. Tỉnh có 7 khu công nghiệp, 35 cụm công nghiệp, trong đó một số khu công nghiệp quy mô lớn như: Yên Bình, Sông Công I, Sông Công II, Điềm Thụy.

4 min 14 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Trí Dũng

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên hiện có 16 đảng bộ trực thuộc, với hơn 97 nghìn đảng viên, sinh hoạt trong 603 tổ chức cơ sở đảng.

Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân chung của cả nước

Báo cáo của Tỉnh ủy Thái Nguyên tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Lãnh đạo chủ chốt của tỉnh về kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Đảng bộ tỉnh sáng nay cho biết, ngay sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/TU, ngày 16.11.2020 về việc tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết; tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt cấp tỉnh học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết; chỉ đạo các cấp ủy tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết trên địa bàn tỉnh, đồng thời, thường xuyên theo dõi, nắm bắt và đôn đốc việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết ở các cấp. Kết quả, toàn tỉnh đã tổ chức 18 hội nghị cán bộ chủ chốt cấp huyện và tương đương; trên 660 hội nghị cấp cơ sở, tỷ lệ cán bộ, đảng viên tham gia học tập đạt trên 95%.

Thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 9.3.2021 của Bộ Chính trị về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức điểm cầu tại tỉnh và 64 điểm cầu tại các địa phương, đơn vị kết nối với Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức, với gần 9.700 đại biểu tham dự, trong đó, tỷ lệ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tham gia đạt trên 98,9%.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã ban hành Chương trình hành động số 08-Ctr/TU ngày 26.6.2021 về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 23.11.2020 về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Trong đó, đã cụ thể hóa 5 định hướng lớn của Nghị quyết thành 12 chương trình, 32 đề án, 21 kế hoạch để tổ chức thực hiện; với mục tiêu phấn đấu xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Công tác tuyên truyền nghị quyết của Đại hội Đảng đã có nhiều đổi mới, thiết thực.

Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII (số 21-KL/TW ngày 25.10.2021) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được Thái Nguyên tập trung chỉ đạo quyết liệt.

5 min 13 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênQuang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Trí Dũng

Về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, trong giai đoạn năm 2021-2022, trong điều kiện kinh tế thế giới suy giảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song Thái Nguyên đã thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép” vừa bảo đảm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 8,59%, cao hơn bình quân chung của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 107 triệu đồng/người, tăng 12 triệu đồng/người so với năm 2021; tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 18,5 nghìn tỷ đồng, vượt gần 4.000 tỷ đồng so với dự toán, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục – đào tạo, y tế, quốc phòng, an ninh của tỉnh đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Đặc biệt, nhiều di sản văn hóa, lịch sử và cách mạng được bảo tồn, tôn tạo và phát huy, khẳng định những nét văn hóa đặc sắc và tự hào của vùng đất, con người Thái Nguyên, đã tạo nên sức hấp dẫn riêng đối với bạn bè trong nước và quốc tế, để lại những ấn tượng đẹp về vùng đất Thái Nguyên.

Công tác giáo dục – đào tạo, y tế, chăm lo đời sống nhân dân được chú trọng. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh (theo chuẩn mới) giảm 1,65% so với năm 2021 (giảm từ 6,14% xuống còn 4,49%). Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng cường… An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; quốc phòng được bảo đảm.

Một trong những địa phương tiên phong trong chuyển đổi số

Đặc biệt, mặc dù là một tỉnh miền núi, song Thái Nguyên đã và đang là một trong những địa phương đi tiên phong trong công tác “chuyển đổi số” trên cả 3 lĩnh vực (Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số) đã và đang có tác động tích cực, toàn diện đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Hiện nay, Thái Nguyên đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số và là tỉnh dẫn đầu trong việc thực hiện hiệu quả Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

6 min 9 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng bức tranh chân dung Bác Hồ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thái Nguyên.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 4/9 huyện, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 119 xã (bao gồm 9 xã đã lên phường của thành phố Phổ Yên), đạt tỷ lệ 86,9%.

Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2022 đạt gần 31 tỷ USD, tăng 6,6% so cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu địa phương ước đạt 695 triệu USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ và bằng 110,1% kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh năm 2022 ước đạt 18,3 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ.

Trong năm 2022, toàn tỉnh cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 20 dự án (5 dự án cấp mới, 15 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn) với tổng số vốn đăng ký trên 1.532,19 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 171 dự án còn hiệu lực với tổng mức đầu tư đăng ký đạt gần 10,3 tỷ USD (tương đương khoảng 237,3 nghìn tỷ đồng).

7 min 7 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênBí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thanh Hải phát biểu. Ảnh: Trí Dũng

Trong năm 2022, Thái Nguyên đã triển khai nhiều dự án lớn, quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trong đó có một số dự án giao thông quan trọng mang tính liên kết, tạo động lực tăng trưởng kinh tế cho cả vùng như: Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc có tổng chiều dài 42,55 km, với tổng số vốn đầu tư trên 4.200 tỷ đồng, đã tổ chức khởi công ngày 12.5.2022; Dự án đường vành đai 5 đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang). Đây là những dự án đầu tư xây dựng mới các tuyến đường kết nối Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10.2.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của tỉnh cho thấy, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, như tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong khu vực nông nghiệp, mặc dù duy trì được đà tăng trưởng ổn định nhưng quy mô sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn nhỏ lẻ, năng suất lao động còn thấp. Tình hình vi phạm, tội phạm còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp. Đời sống nhân dân hàng năm đều được cải thiện và nâng cao, tuy nhiên nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Đề nghị tiếp tục bố trí vốn triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

Tỉnh ủy Thái Nguyên đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu Kết luận số 45-KL/TW ngày 17.11.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng giúp tạo định hướng tổng thể, thống nhất, mở ra không gian, cơ hội, động lực phát triển mới cho cả nước và các địa phương.

8 min 3 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Ban Thường vụ và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Trí Dũng

9 min 2 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Ban Thường vụ và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Trí Dũng

Thái Nguyên đề nghị các bộ, ngành Trung ương có liên quan sớm nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, xây dựng Đề án nghiên cứu xây dựng cụm liên kết sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo tại Thái Nguyên và Bắc Giang theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường theo Nghị quyết số 96 ngày 1.8.2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10.2.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thái Nguyên đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp tục quan tâm, bố trí nguồn vốn để triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông mang tính liên kết vùng gồm: Đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội kết nối tỉnh Bắc Giang – Thái Nguyên – Vĩnh Phúc; Tuyến đường kết nối, liên kết các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang; Mở rộng đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên; dự án đường Hồ Chí Minh; nâng cấp, cải tạo các tuyến Quốc lộ đã xuống cấp như: Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, Quốc lộ 17 và Quốc lộ 3C; nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên; tiếp tục đầu tư các tuyến giao thông kết nối Thái Nguyên với các tỉnh biên giới như: Cao Bằng, Lạng Sơn… để tạo động lực phát triển cho giai đoạn tới, đưa tỉnh Thái Nguyên thực sự trở thành “cực tăng trưởng” của vùng.

10 min 2 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm, chúc Tết và tặng quà ông Nguyễn Trung Lựu tại gia đình. Ảnh: Trí Dũng

11 min - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ông Nguyễn Trung Lựu tại gia đình. Ảnh: Trí Dũng

+ Trước đó, sáng cùng ngày, ngay sau khi đến Thái Nguyên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, tặng quà và chúc Tết gia đình cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh 24% Nguyễn Trung Lựu tại phường Ba Hàng, TP. Phổ Yên; thăm và khảo sát thực tế tại Hợp tác xã chè Hảo Đạt, đặt tại xóm Nam Đồng, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên.

12 min - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm vườn chè của Hợp tác xã Hảo Đạt, thành phố Thái Nguyên. Ảnh: Trí Dũng

Được thành lập năm 2016, tiền thân là tổ hợp tác chè Hảo Đạt nằm trong vùng chè đặc sản của tỉnh, đến nay sau 6 năm, Hợp tác xã chè Hảo Đạt đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một điểm sáng trong việc  góp phần phát triển kinh tế của tỉnh và địa phương.

Doanh thu năm 2021 đạt 12 tỷ đồng. Đến năm 2022, khi nển kinh tế được phục hồi sau đại dịch Covid-19, Hợp tác xã đã đạt mức doanh thu lịch sử 20 tỷ đồng. Sản lượng chè cũng được tăng cao nhờ tăng diện tích và áp dụng những công nghệ tiên tiền vào khâu chăm sóc. Sản lượng chè tươi năm 2022 ước đạt 1.000 tấn chè búp tươi.

13 min - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm khu vực trưng bày sản phẩm và chế biến chè của Hợp tác xã Hảo Đạt, thành phố Thái Nguyên. Ảnh: Trí Dũng

14 min - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Thái NguyênTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà cho cán bộ, nhân viên Hợp tác xã Hảo Đạt, thành phố Thái Nguyên. Ảnh: Trí Dũng

Với 7 xã viên khi thành lập, đến nay, Hợp tác xã đã có 50 thành viên và 60% hộ dân trồng chè thuộc địa lý xã Tân Cương cung cấp chè cho Hợp tác xã; đồng thời liên kết với một số hợp tác xã khác…

Thanh Tâm

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây