Vai trò Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương trong chính sách đồn điền thời vua Tự Đức

Vai trò Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương trong chính sách đồn điền thời vua Tự Đức
Danh tướng Nguyễn Tri Phương (phải) qua nét vẽ của người Pháp T.L CỦA TRẦN ĐÌNH BA

Vai trò Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương trong chính sách đồn điền thời vua Tự Đức

Rất nhiều chính sách cải cách đồn điền dưới thời vua Tự Đức được đại thần Nguyễn Tri Phương hoàn thiện khi ông làm Kinh lược sứ Nam kỳ, sau này đã có nhiều đóng góp to lớn cho công cuộc kháng chiến chống Pháp.

Khẳng định công lao to lớn của đại thần Nguyễn Tri Phương trong những chính sách đồn điền dưới triều vua Tự Đức, tác phẩm mới Xã hội Việt Nam thời Lê – Nguyễn của tác giả Lê Nguyễn (do Dtbooks và NXB Hồng Đức ấn hành) viết: “Phải đợi đến đầu thập niên 1850, khi đại thần Nguyễn Tri Phương được cử làm Kinh lược sứ Nam kỳ, chính sách đồn điền mới thực sự hoàn chỉnh. Tháng giêng năm 1854, căn cứ vào lời tâu của cụ Nguyễn, vua Tự Đức đã chấp thuận cho cụ thực hiện những cải cách trong chính sách đồn điền”.

vua tu duc vansudia.net min - Vai trò Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương trong chính sách đồn điền thời vua Tự ĐứcVua Tự Đức

Theo đó, cụ Nguyễn Tri Phương có đề nghị triều đình khuyến khích những người có điền sản đứng ra chiêu mộ dân, lập đồn điền, tuân thủ những quy định chặt chẽ về mặt tổ chức. Cứ 50 người lập thành một đội, 10 đội thành một cơ. Ai mộ đủ 50 người được cử làm chánh đội trưởng suất đội (chánh thất phẩm), mộ 500 người (một cơ) được cử làm Phó Quản cơ (chánh lục phẩm) .

Ông còn yêu cầu có định lệ ban thưởng: người nào mộ 30 dân được miễn xâu thuế trọn đời, mộ 50 dân được ban hàm chánh cửu phẩm, mộ 100 dân được hàm chánh bát phẩm. Riêng các phạm nhân, cứ lập một đội 50 người có làng xã đứng ra bảo chứng thì được tha tội, giao cho hai tỉnh An Giang và Hà Tiên bố trí canh tác tại các đồn điền thuộc tỉnh. Khi đời sống tại các đồn điền đã ổn định, các đội sẽ biến thành ấp, các cơ biến thành tổng, Suất đội kiêm nhiệm Trưởng ấp, Phó quản cơ kiêm nhiệm Tổng trưởng.

Sách đã dẫn của nhà nghiên cứu Lê Nguyễn cho biết thêm: “Về phần chính quyền cấp phủ, huyện, để ngăn chặn tình trạng biếng nhác của họ, vua Tự Đức cũng đặt ra lệ thưởng phạt. Phủ huyện nào mộ được 30 dân đinh, canh tác 60 mẫu ruộng thì được hưởng hết; chỉ được 1/5 số đó thì không được hưởng, còn không mộ được ai sẽ bị nghiêm trị. Vì lẽ đó, chính sách đồn điền không phải lúc nào cũng được đồng tình hoàn toàn”.

Sự nỗ lực không biết mệt mỏi của Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương

Với tấm lòng nhiệt huyết trước nhiệm vụ nặng nề được triều đình giao phó, đặt niềm tin cho Nguyễn Tri Phương, cứ ngỡ mọi việc xuôi chèo mát mái. Nhưng không, một số quan chức dưới quyền Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương vẫn có nhiều ý kiến bất đồng. Qua các tài liệu có được, nhà nghiên cứu Lê Nguyễn điểm mặt: “Tiêu biểu trong nhóm này phải kể đến Tổng đốc An Hà (An Giang – Hà Tiên) Cao Hữu Bằng, Tri phủ Nguyễn Cửu Trường, Bố chánh Định Tường Nguyễn Đình Tân, Án sát Định Tường Vương Sĩ Kiệt. Họ lập luận rằng có nhiều người lợi dụng chính sách đồn điền để chiếm canh thục điền (ruộng đã cày cấy thành điền rồi), người ứng mộ không có căn cước dễ trốn đi; cho phạm nhân mở mang hoang địa là giúp họ có cơ hội trốn tránh, tiếp tục tái phạm”.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây