Văn hóa dân gian Cơ Tu – Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe – Phần 8

Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8

Untitled 2 min 2 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8

CHƯƠNG II

SINH HOẠT THƯỜNG NGÀY

Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe

1. Nhu cầu tồn tại

1.1. Ăn – uống

Trước kia vào thời xa xưa, người Cơ Tu thường ngày ăn cơm nếp, bởi cây nếp xuất hiện trước cây lúa gạo tẻ.

1 min 38 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8

Nướng cơm lam       

                2 min 36 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8        

Cá ha liêng (Haliêng) – Còn gọi là các niên (sống vùng núi cao)

Trong niềm tin gắn với tín ngưỡng dân gian, người Cơ Tu hình thành tín niệm về hồn lúa, ma lúa, thần lúa từ rất sớm. Thời đó, nếp là lương thực chính hằng ngày, cho nên người Cơ Tu coi trọng cây nếp hơn cây lúa. Cả đến ngày nay cũng duy trì quan niệm có yếu tố tín ngưỡng dân gian này. Xuất phát từ ý niệm coi trọng cây nếp mà nếu trong một miếng rẫy, họ trồng trỉa chung hai loại nếp và lúa gạo tẻ trên một diện tích đất, thường họ ưu tiên trỉa nếp phía dưới rẫy, tức phần đất có độ thấp hơn phần trên rẫy. Lúa gạo tẻ được trồngđiện tích phần trên rẫy. Giống nếp là loại có sức vươn lên yếu hơn lúa tẻ, do đó, người Cơ Tu thường trỉa nếp phần dưới diện tích rẫy. Ở đó có độ ẩm tốt, các loại khoáng chất trôi về chân đồi núi, nên cây nếp dễ phát triển. Để trỉa lúa, vị chủ nhà đến rẫy cử lễ xin dàng lúa, dàng đất,…cho gieo hạt lúa xuống đất rẫy. Người phụ nữ cao tuổi trong gia đình được quyền ưu tiên gieo hạt lúa đầu tiên xuống rẫy. Trong lúc gieo lúa, tập quán người Cơ Tu gieo lúa từ bên trái rẫy và kết thúc bên phải rẫy.

Về sau, người Cơ Tu ăn cơm gạo tẻ trồng trên đất rẫy. Xưa, tổ tiên họ nướng cơm trong ống tre, giang, lồ ô, ống nứa như các tộc người miền núi Trường Sơn – Tây Nguyên và họ gọi là cơm lam. [1] Theo sự phát triển của tộc người, họ sáng tạo ra được nồi đất. [2] Bấy giờ việc nướng cơm khác trước. Ngày hội làng, hoặc ngày hội lễ cưới, lễ tang ma, lễ mừng nhà mới, hoặc có khách đến chơi nhà, họ nướng thêm cơm nếp trong ống lồ ô, ống giang, tre, nứa đãi khách. Nay, đã chuyển đổi căn bản sang nấu cơm với nồi đồng, nhôm và nay đa số hộ gia đình vùng sâu sử dụng nồi cơm điện.

Phương thức ăn của người Cơ Tu thời ông cha họ là ăn bốc đói với các loại thức ăn cứng, khô. Họ cũng ăn bằng thìa tự chế ra từ gỗ, tre, nứa, lá chuối,… đối với các loại thức ăn lỏng. Đây là phương thức thể hiện văn hóa ẩm thực cổ truyền của các tộc người miền núi, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả một số dân tộc khác ở vùng Châu Á, Đông Nam Á cũng có tập tục này. [3] Ăn bốc là tập tục cổ truyền của người Cơ Tu Trường Sơn. Trong thời gian ăn một bữa cơm, các phương tiện kê, đợ hay lót người Cơ Tu có thói quen sử dụng các loại lá, như lá chuối, lá dong, hoặc lá cây đót để kê, gói thức ăn. Họ không ngồi bàn ăn như người Kinh mà ngồi vây quanh bếp, nhưng đàn bà không ngồi ăn chung với đàn ông. [4] Đàn bà, phụ nữ ăn riêng nhưng không quá xa nơi tổ chức bữa cơm. Trong bữa ăn, người Cơ Tu kiêng kỵ vừa đi vừa ăn, hoặc ăn kẹp giữa hai khúc củi, hoặc có đầu củi từ bếp hướng trực diện vào người và thức ăn mà họ đang ăn.

Đây là tập hợp bữa cơm của từng gia đình trong làng, còn nếu đôi vợ chồng đưa nhau ra rẫy, sinh hoạt ăn uống tại nhà zơng/ duông hay chòi rẫy để lao động, chăm bón cây trồng thì tình hình lại khác. Họ ăn chung nhau tại chòi rẫy có khi mười lăm ngày hay lâu hơn thế mới về lại nhà. Một mặt để chăm sóc lúa, bắp, sắn khoai; mặt khác họ còn dành thời gian đánh bắt thú rừng, đặt bẫy, thăm thú con mồi, phục vụ nhu cầu sinh tồn cho gia đình và con cái ở nhà.

Người Cơ Tu thường sử dụng các loại thực phẩm theo hình thức nướng, ướp và ủ giữ trong ống tre, nứa, nồi đất hoặc nướng trực tiếp vào than hồng. (Họ không nướng trực tiếp vào ngọn lửa vì cho rằng nướng thế ăn xong dễ bị đau bụng). Trong các loại củ, quả, họ cũng ăn sống trực tiếp mà không qua chế biến. Điều này xuất phát từ cuộc sống gắn với núi rừng, việc nướng lương thực, thực phẩm ăn dài ngày là cần thiết, phù hợp với môi trường sinh sống trên sườn núi non, đồi cao hiểm trở. Và còn do thời tổ tiên họ chưa có phương tiện tạo ra được dụng cụ nấu, kho nên nướng là hình thức làm chín thực phẩm như nhiều tộc người trên trái đất, sinh sống miền núi thường thực hiện. Do cần phải giữ lương thực, thực phẩm vài ngày nên nướng rồi treo lên giàn bếp để dành là phương cách thực hiện phổ biến trong cộng đồng người Cơ Tu. Đồ nướng, như bắp nướng, sắn nướng, khoai nướng, thịt, cá nướng, các loại khác được thực hiện như thế. Đến bữa, họ hơ vào lửa nhiều lần cho ống nóng lên là ăn được.

Nhìn chung, người Cơ Tu biết ăn rất nhiều loại động thực vật ăn được, bổ dưỡng, trong đó có cả một số loài kiến, như kiến ca zoh, ca xâu sinh sống trong môi trường tự nhiên và cũng do người nuôi trồng trong môi trường làng của họ. Đi đôi với đó là cách chế biến, bảo quản, nấu nướng, sử dụng các loại gia vị từ các loại cây cỏ, như ky chuôih, a lâu, a pang, a mót, a puung,  bh’ruh, bha đang, bắt ngo, v.v… của họ cũng rất độc đáo, đa dạng,phong phú và rất hiệu quả.

Trước đây, theo thói quen, người Cơ Tu ăn ngày hai bữa. Điều này không khác với người Kinh miền xuôi cũng ngày hai lần lửa đỏ. Bữa mai vào lúc gà gáy sáng, buổi chiều vào lúc mặt trời sắp lặn. Xưa, thực phẩm chính của người Cơ Tu, họ dùng nếp là chủ yếu. Họ dùng nếp hấp, nướng trong ống tre, thành xôi, hoặc gói bánh xôi nếp mà nay loại bánh này vẫn còn tồn tại đến ngày nay với người Cơ Tu. Đó là bánh c’ot (kuốt, bánh sừng trâu). Cơm lam nướng bằng gạo tẻ xuất hiện giai đoạn sau nếp. Bên cạnh cơm, họ ăn xen sắn, khoai lang, khoai sọ, củ mài trong khẩu phần hằng bữa.

Thực phẩm rau là thức ăn căn cốt của họ, chủ lực là cây rau dớn [5], lá sắn (xào, trộn), măng rừng và một số loại nấm,… Loại cháo (pa chở) nấu bằng củ sắn thơm ngon mà nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Cơ Tu Bh’riu Liếc ở Tây Giang gọi là sup (nói theo tiếng Pháp). Rau có nhiều loại được hái, bứt trên rừng chúng sinh trưởng tự nhiên mà ít khi trồng. Thịt chuột, thịt thỏ, thú rừng đi săn mà có, được chế biến bỏ ống tre, nướng, hoặc nấu mềm, gia vị là muối và ớt rừng, ngoài ra không nêm gì khác.

Ngày xưa, theo sinh hoạt truyền thống, trong bữa ăn, họ ăn xôi nóng đặt trên lá chuối, dùng tay. Sau, họ dùng chén bằng gỗ (dùng gỗ đẽo thành chén). Đến thời giao lưu buôn bán [6] với người miền xuôi mới dùng chén, đũa, muỗng,…Trong bữa cơm thời chưa có sự giao lưu sâu rộng với người miền xuôi, người Cơ Tu trong các lễ hội, như lễ đâm trâu, mừng kết nghĩa giữa các làng, lễ ăn mừng lúa mới,…người phụ nữ ít có dịp bước lên gươl của làng. Những gia đình giàu có, bữa cơm có khách, họ trải chiếu bông đẹp, dùng mâm cổ, chén kiểu, bình trà cổ (loại bình kiểu) chiêu đãi khách. Tất nhiên không phải tất cả là thế, mà chỉ những gia đình giàu, có của, trao đổi loại hàng hóa này từ miền xuôi mới có được.

Trong cuộc sống học tập, lao động sản xuất để tồn tại trên miền rừng núi Trường Sơn, điều đặc biệt trong cuộc sống của người Cơ Tu dễ nhận ra, rằng họ không có hiện tượng người ăn xin và người đi ở đợ. Dù sao họ phải tự lực mưu cầu hạnh phúc của mình ngay trong bản thân họ cùng với cộng đồng làng, luôn tạo ra sự gắn kết, giúp nhau vươn lên, tồn tại trong cuộc sống. Dầu nhà nghèo đến mấy, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy dấu hiệu của sự ăn xin và đi ở kiếm miếng cơm manh áo trong cộng đồng người Cơ Tu.

Một bộ phận nhỏ những người mồ côi (có thể cả cha lẫn mẹ), nhưng ở họ dầu ở với cha mẹ nuôi chứ không phải là người ở đợ. Được cha mẹ nuôi nuôi nấng trưởng thành, dựng vợ gả chồng, họ được tách riêng ra hình thành một gia đình bình đẳng với cộng đồng. Từ đó họ lao động tồn tại. Có điều, lực lượng những người mnồ côi này luôn là con trai. Để tồn tại họ thường được các dàng giúp đỡ. Hầu như họ có tài trí hơn người do dàng quan tâm và giúp họ làm được những việc phi thường mà các thanh niên cùng trang lứa với họ khó có thể sánh kịp. Đôi khi ta gặp ở họ những phép mầu do dàng trao truyền cho năng lượng tối ưu để họ ứng xử trong cuộc sống mỗi khi gặp khó khăn, bế tắt. Những người mồ côi như thế nửa đời còn lại thường có cuộc sống với nhiều của cải cùng vợ đẹp con ngoan. Họ thường hạnh phúc và đủ đầy từ vật chất đến đời sống tinh thần mà bất cứ một trai làng nào trong cộng đồng để ao ước.[7]

Uống:

Hằng ngày người Cơ Tu uống nước từ sông, suối, khe, lạch, nước mạch, nước ngầm, nước mưa. Mặt khác, người Cơ Tu lấy nước trực tiếp hay gián tiếp từ một số loài cây: giang, nứa, ra zol, zơ vịt, rơ tuôl,… và một số loại cây thân dây: cô jenh, zơ lang, ca bhơc, pa duc, đac toh, đha vai, a ngoch, xơr xăh,…

Thức uống hằng ngày tăng cường bồi bổ cơ thể phổ biến là rượu. Rượu được người Cơ Tu chế nấu có nhiều loại: rượu cần, rượu tavak, rượu tr’đin rượu ba kích (xuất hiện trên dưới 20 năm nay), được chế biến từ một số loài cây rừng. Ngoài ra, có các loại rượu mía, chuối, nếp, sắn,…

Người Cơ Tu trồng cây thuốc lá, dùng lá tươi, xắt mỏng phơi khô và dùng tẩu để hút thuốc.[8]

1.2. Mặc, choàng, đeo, cài

+ Cho nam giới

Tập tục người Cơ Tu trong thói quen sử dụng y phục sinh hoạt hằng ngày là đóng khố. Mình trần. Đầu hoặc quấn khăn bằng vải thổ cẩm hoặc không đội và không quấn gì. Tóc thường để ngắn. Khố quấn có nhiều loại, loại có hoa văn sặc sỡ, loại ít hoa văn, màu sắc không thật sặc sỡ. Vào những ngày lễ tế, ngày trọng đại như việc cưới, việc tang, việc kết nghĩa anh em giữa các làng, đặc biệt vào các ngày diễn ra lễ hội đâm trâu, đàn ông Cơ Tu mặc chiếc khố, tấm choàng đẹp nhất với những đường nét hoa văn tạo hình đặc trưng Cơ Tu. Tấm choàng khổ rộng đôi khi đến 50 cm và dài 3 mét, quấn thòng xuống phía dưới ngang với ống chân. Hai đầu khố có đính những chùm sợi màu sắc, tạo nên đường diềm lung lay trong gió, sinh động (đôi khi thấy nhiều khố không thực hiện trang trí kiểu này). Màu đen vẫn là màu chủ đạo trong phối trí màu sắc trên y phục của cả nam và nữ giới.

3 min 28 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8 10 min 4 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8

Trang phục nam giới Ảnh: VVH)

5 min 16 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8

Y phục nữ         

6 min 17 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8                                 Y phục nam                                    

Những ngày lễ hội hoặc vào mùa đông lạnh, họ choàng thêm tấm dồ, hoặc tấm tút che kín thân mình, giữ ấm. Màu sắc, hoa văn tạo hình trên tấm dồ, tấm tút đẹp và đa dạng về hình khối. Gam màu nổi trội toát lên màu đen nguyên hợp, làm nền cho màu trắng xanh, điểm thêm màu đỏ mặt trời. Nhìn chung, màu sắc có sự hài hòa giữa nam và nữ.

Tấm choàng có thể mang theo cách, một là quấn chéo qua vai trái xuống hông phải một hoặc hai vòng rồi thả xuống vòng trùm ngang gối; hai là hoặc quấn vòng tròn từ cổ xuống bụng, hoặc tạo hình chữ X trước bụng và sau lưng. Dù quấn theo cách nào cũng toát lên vẻ đẹp cường tráng của đàn ông Cơ Tu, mạnh mẽ và hùng dũng. Để quấn được theo cách đó, tấm choàng phải dài, đôi khi phải đến 3 sải tay người lớn (4 mét) mới có thể tạo dáng cho y phục đàn ông trở nên đẹp mắt.

Thời xa xưa, chủ yếu mặc của người Cơ Tu là đập vỏ các loại cây sui, cây mít rừng, như: ơ joong, ta đúch, ha mớt,… làm khố, làm áo để mặc. Áo bằng vỏ cây được khâu bằng ba lỗ: một lỗ chui đầu và hai lỗ chui tay. Sau này được thay dần bằng sợi tấm dồ, tấm tút. Nam giới Cơ Tu tạo ra hai loại hình áo mặc cho mình, là: áo vỏ cây kiểu ba lỗ; áo dùng tấm a duông đơn làm áo, choàng lên thân người theo ba cách:

Một là: vắt tấm a duông từ chân bên trái chéo lên vai phải, rồi lại kéo sang trái, cài qua một vòng, thả phần đầu a duông còn lại xuống tới gần đất.

Hai là: để phần giữa tấm a duông, chỗ giữa hông phía lưng, rồi một đầu a duông vắt lên vai trái, đầu kia vắt lên vai phải xuống hông bên phải, bên trái tạo thành chữ X phía trước và sau lưng (người Cơ Tu gọi chr gul).

Ba là: quấn tấm chơr đhu lên thân người, rồi buộc bốn góc chơr đhu lại, tạo thành ba lỗ chui đầu và tai tay (người Cơ Tu gọi là chơr góc cha chim – tức kiểu chim đậu).

Hai kiểu choàng một, hai nói trên mặc lúc múa tâng tung trong các lễ hội. Kiểu thứ ba thường dùng lúc ở nhà hoặc đi núi, rừng.

+ Cho nữ giới

Cũng như nam giới, váy, áo phụ nữ xưa kia chủ yếu được chế tác từ một số loại vỏ cây rừng để làm váy, làm áo, khăn che đầu, che thân,… Sau này được thay thế bằng các loại thổ cẩm như ngày nay để dùng.

Áo truyền thống người phụ nữ Cơ Tu thường mặc gọi là a doh. A doh có hai loại là a doh thường và a doh cơr bhuôr.
A doh thường là a doh không có phần tay,
A doh cơr bhuôr là a doh có phần tới cổ tay.
Vạt áo (a đoh) Cơ Tu được khâu kín, chừa một lỗ chui đầu và hai lỗ chui hai cánh tay.

Áo a doh được chia thành bốn loại có tên dưới đây:

*A doh la: chỉ có một ít hoa văn bằng sợi, không có hạt cườm.

*A doh chơr đhit: Hoa văn có cả hạt cườm lẫn sợ nhuộm màu. Hai bên hông từ trên xuống dưới, cùng với tất cả mép bờ vạt của a đoh đều có khâu nối liền với miếng vải trắng (đổi sản phẩm từ miền xuôi lên).

*A đoh cơr bhuôr: cũng như a đoh chơr đhit nhưng hai bên tay áo được nối dài tận cổ tay, bởi tấm vải trắng (đhai) (đổi từ miền xuôi lên). Phần cuối tay áo được viền tròn bằng vải tấm dồ màu đen. Cả a doh chơr đhít và cơr bhuổ đều có hoa văn tương đối nhiều bằng hạt cườm.

A doh a rac pơ noh  cũng giống như a doh chơr đhit, chỉ khác là hai mép chung quanh chui tay, dọc viền trắng hai bên hông và toàn bộ mép dưới của cạt a doh đều có cài, buộc các tua sợi nhuộm nhiều màu cùng rất nhiều các hột lục lạc (rơ riu) nhỏ.

Người Cơ Tu cho đây chính là loại áo truyền thống đẹp nhất của nữ Cơ Tu.

Váy truyền thống phụ nữ Cơ Tu là ơ đoh. Váy phân biệt thành hai loại có tên dưới đây:

*Chơr bhon: là tấm đơn, rộng khoảng 60 cm, dài 150 cm, là loại phụ nữ thường mặc hằng ngày, phủ kín từ eo hông đến giữa bắp chân và được gọi bằng các tên:

– Chơr bhon la: không có hoa văn bằng cườm, chỉ một tấm đơn.
– Chơr bhon a rác: có hoa văn bằng cườm, cũng chỉ một tấm đơn.
– Chở bhon cơ lị: có rất nhiều hoa văn bằng cườm, đặc biệt mép dưới cùng, cài buộc rất nhiều tua sợi màu có gắn hột lục lạc (rơ riu) nhỏ, lúc lắc phát tiếng kêu hay và trông rất đẹp.

*Chơr đhu: là hai tấm chở bhon được khâu ghép đôi thành một váy, chiều ngang 150 cm, chiều đứng 120 cm, là loại phụ nữ thường mặc múa da dắ trong các lễ hội. Chơr đhu trùm kín từ trên ngực tới mắt cá bàn chân và được gọi bằng các tên như chơr bhon, trong đó đặc biệt là chơr đhu cơ lị.

– Chơr đhu cơ lị: là loại váy Cơ Tu cho rằng đẹp nhất của phụ nữ.

Như cha ông họ, xưa họ để trần, che phần ngực bằng tấm vải có hoặc không có tạo hình hoa văn. Phần dưới quấn váy dài đến gót chân hoặc ngang ống chân. Về sau do nhu cầu trang phục, họ sáng tạo ra chiếc áo bằng hai tấm thổ cẩm, kết hai bên, chừa chỗ chui đầu vào để mặc. Tay áo thường ngắn. Thiết kế kiểu áo này dựa trên kiểu bận áo tước từ vỏ cây rừng của thời tổ tiên họ. Áo bằng vỏ cây không có tay áo, hai vạt trước, sau kẹp xuôi theo thân mình, chừa chỗ để xỏ tay ra ngoài.

Nghề dệt thổ cẩm phát triển cả nam và nữ giới dần xa rời chiếc áo, váy bằng vỏ cây truyền thống qua hằng bao thế kỷ sử dụng che thân trên rừng nhiệt đới. Họ tìm đến váy, áo, khăn quấn bằng thổ cẩm với chất liệu bằng bông vải, nhuộm màu và dệt  thành từng tấm theo quy cách sử dụng.

8 min 13 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8 7 min 12 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8

Trang phục nữ giới (Ảnh: VVH)

Áo của phụ nữ khoét lỗ chui đầu vào là hai tấm thổ cẩm ghép lại, khâu hai bên hông, chừa chỗ cho hai tay đưa ra ngoài. Khi người phụ nữ mặc vào phần cổ đưa ra hai vai, trông bắt mắt và thường được thiết kế áo tay ngắn. Phụ nữ mặc áo trông dịu dàng mà cứng cỏi. Game màu chủ đạo vẫn là nhuộm đen, dệt các loại hoa văn hình học trên mặt phẳng tấm thổ cẩm, phần lớn là các hình thoi, tam giác trên phần nổi của hai màu đen và đỏ. Đấy cũng là kỹ thuật tạo hình lửa và đất.

Váy nữ giới có hai cách thể hiện, một là ghép đôi tấm vải khâu phần bên như hình ống; hai là để nguyên tấm choàng, khi mặc choàng vào thân mình đến trên mắt cá chân hoặc ngang ống chân. Ngày nay phụ nữ Cơ Tu mặc váy thường dài chấm gót.

Trước đây chừng trăm năm, người Cơ Tu cả giới nam và giới nữ đều ưa thích mặc bộ y phục có đính những hạt chì trên bề mặt váy hay áo khoác. Bởi đó là kỹ thuật tạo hình trang trí vừa đẹp vừa giá trị. Xưa đến nay bộ y phục với màu đen nguyên hợp được ưa chuộng và sản xuất ra nhiều hơn. Mặc dầu bên cạnh có nhiều loại thổ cẩm giao thoa tiếp biến với các tộc người Tây Nguyên màu sắc có rực rỡ hơn, song chủ đạo vẫn có nét đặc trưng riêng có của tộc tộc người Cơ Tu thể hiện trên thổ cẩm là không lẫn.

9 min 8 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8

10 min 9 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8

Trang phục phụ nữ Cơ Tu thời nay (Ảnh: VVH)

Ngày nay, phụ nữ Cơ Tu duyên dáng trong bộ váy che liền từ ngực xuống, họ không dùng tấm vải che ngực như thời trước. Một tấm váy liền khổ rộng, sử dụng vào nhiều công năng khác nhau, có thể là tấm che, tấm đậy, tấm đắp, hoặc có thể tạo hình thành tấm choàng lên thân thể, như thế cũng đủ để tạo hình duyên dáng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Cơ Tu.

  1.3. Ở

Trong cuộc sống thường ngày, người Cơ Tu có hai chỗ ở.

+ Từ 1975 về trước, người Cơ Tu có truyền thống ở theo làng (bhươl, vêêl, cơr non).

Hai bên mái của nhà thường cuộn tròn hình mu rùa. Nhà có độ cao và độ xuôi mái vừa phải để hạn chế tác động gây hại từ mưa, gió, bão. Nhà cách nhà từ 8 – 10 mét, không để nước mưa từ mái nhà này bắn sang đến nhà kia (đề phòng hỏa hạn xảy ra). Tất cả các cột nhà bằng gỗ lõi chắc, bền.

+ Chỗ ở thứ hai của họ là nhà duông (zơơng) tại khu sản xuất lúa, bắp, khoai, sắn và săn bắt thường xuyên (không theo mùa). Đây là nơi ở suốt thời gian mùa sản xuất chính của họ. Những gia đình nào có khu sản xuất chính ở đâu thì làm nhà duông ở đó. Nhà duông được làm thấp, nhỏ hơn nhiều so với nhà chính của họ trong làng. Nhà duông làm bằng tranh tre, nứa lá, cột kèo bằng gỗ, chống được mưa nắng. Ở nhà duông có đủ các loại dụng cụ sản xuất nông nghiệp, các loại bẩy săn bắt và có nơi nấu nướng, cất giữ gạo thóc, củi đun,… đủ sinh hoạt cả tháng để trông coi rẫy.

Thời nay nhìn nhận rằng việc ở của người Cơ Tu đã có sự biến đổi phù hợp với cơ sở thực tiễn ngày càng đặt ra nhanh chóng. Lấy các thôn/ làng Cơ Tu tại các thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc), thôn Phú Túc (xã Hòa Phú) đều thuộc huyện Hòa Vang đối chiếu với làng và ở cổ truyền của họ để thấy trong những năm gần đây, việc ở của họ đã biến đổi sâu sắc.

Người Cơ Tu ở Hòa Vang trước kia họ sinh sống tại huyện Đông Giang với toàn bộ sinh hoạt văn hóa vật chất tinh thần mang đặc trưng riêng có của tộc người. Từ năm 1971, do thay đổi cuộc sống phù hợp với sự phát triển, họ xuống định cư phía dưới Ngầm Đôi một khúc đường, sống đan xen cùng với người Kinh Hòa Vang tại thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang. Và từ đó cuộc sống của họ đã có sự thay đổi căn bản.                                       

11 min 7 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8
Phụ nữ Cơ Tu năm 1938 (Trong Les chasseurs de sang, Le Pichon)
(Cliché : Champrosay)                    
Đầu tóc búi tó với nanh heo và lược bằng kim loại

12 min 6 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8
Nhóm người ôm nhau dự một cuộc lễ tại Bến Giang/ Giằng (Cliché : Claeys)

 

     

13 min 5 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8Nhà ở Cơ Tu tại thôn Công Dồn, Tây Giang  

      14 min 5 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8

Nhà dài Cơ Tu 

Truyền thống lâu đời người Cơ Tu ở nhà sàn. Sàn có độ cao phổ biến, cách mặt đất chừng 1,20 – 1,40 mét [9], kết cấu tập trung lực chống đỡ vào cây cột cái giữa nhà và cây đòn nóc chịu lực phân phối đều trên đòn, nối với mỗi bên 3 cây cột thấp hơn, tạo thành độ dốc mái chung quanh như hình ovale. Tại mỗi bộ vì kèo lấy rui xem là vì kèo chịu lực gánh, lấy đòn tay làm mè (xem như mè nhà truyền thống người Kinh). Nhà như thế kéo dài hay thu ngắn đều được, tùy theo nhu cầu sử dụng mà chia thành nhiều không gian sinh hoạt theo từng gian nhà.

Xưa kia còn có những nhà dài (có nhà dài 30 – 40 mét hoặc hơn thế), ở đó là gia đình huyết thống cùng cơbhuh sinh sống. Về sau, nhà dài dần ít tồn tại. Tuy nhiên nay cũng gặp nhà dài tại xã A Xan huyện Tây Giang còn đang được sử dụng ngôi nhà sàn dài, vài ba gia đình lớn tách ra thành gia đình nhỏ, các anh em trai làm nhà riêng, đôi khi kề vách nhau. Hoặc có thể tìm thấy mô hình nhà dài được trưng bày tại làng truyền thồng Tây Giang tại xã A Tiêng, nằm trong trung tâm huyện Tây Giang. Vào đầu thế kỷ XXI, phổ biến là ngôi nhà sàn ngắn, nhỏ, công năng sử dụng cho một hộ gia đình hạt nhân gồm vợ chồng và các con. Đấy là gia đình nhỏ theo hệ phụ quyền.

Dù nhà sàn dài hay nhà sàn ngắn thì cũng tạo hai đầu chái hình vòng cung, từ trên nhìn xuống mái nhà có hình mu rùa. Nhà không góc cạnh tạo hình thang, không có khu đĩ hình tam giác hai bên nóc như mái nhà tranh truyền thống người Kinh vùng đồng bằng.

Nhà ở trước kia và cả ngày nay tuy có giảm dần chất liệu lấy từ môi trường sống là rừng, đấy là nguồn nguyên liệu tại chỗ, có các loại dây chạc, loại tre, mây, gỗ rừng (phổ biến là gôc cây trai (xờ riêng), kiền kiền (kờ gir), sến, dỗi, lim, sao, rất tốt,… lá mây, lá đùng đình, lá tranh, lá nón,… được lựa chọn kỹ lưỡng cho thiết kế ngôi nhà. Mái nhà lợp bằng lá cọ, hay lá cỏ tranh, mái nhà được kéo xuống thấp, mà mỗi lần vào ra phải khom người xuống chút ít mới vào nhà. Giữa nhà là cây cột lớn (cột cái – tanal – rmăng) cao từ 5 đến 6 mét. Trên đầu cột cái người ta gác một cây dài (người Kinh gọi là cây đòn đông), đòn đông nối liền hai nóc, có vai trò chịu lực, nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cả mái nhà. Trên cây đòn dài đó là nơi các thanh rui được kết nối vào kéo dài đến hàng cột nhỏ và thấp hơn được trồng thành hình ovale. Về liên kết quan hệ khi làm nhà trong một ngôi làng, người Cơ Tu không nên để cây đòn nóc nhà này đâm vào nhà người lân cận cả hai chiều đối xứng [10]. Kiểu nhà như thế không có mái hình thang mà mái và chái hiên liền nhau thành hình thuẫn tròn ở bốn góc, kiến trúc theo cách mái uốn khum ở hai đầu hồi trông giống mai rùa. Những thanh (cây) rui được gác lên thanh gỗ nối đầu hàng cột con lại với nhau thành hình olale vòng quanh các đầu cột nhỏ. Phần gốc của rui được phân đều trên thanh ngang đó. Những tấm phên được đan bằng lồ ô, tre, nứa đập dập, cao từ 1 – 1,5 mét đan lồng mốt hoặc lồng hai, che thưng quanh nhà từ sàn đến mái. Một số cửa sổ được mở ra từ tấm phên đó cho ngôi nhà được thông thoáng.

Trên hai nóc nhà người Cơ Tu có truyền thống thực hiện ta’cooi (trang trí – gà trống) một hỗn hợp mang nghệ thuật tạo hình. Có thể là hai con chim tr’iing, hai sừng trâu, con gà trống, con người với một thanh gỗ nhỏ vút lên cao chừng nữa mét. Đây là biểu hiện thế giới quan của người Cơ Tu về sự kính trọng, giao tiếp với hệ thống dàng mà biểu hiện của ba tầng không gian: Trời – Đất – Dưới Đất là rất quan trọng với họ. Tuy nhiên không phải ngôi nhà ở nào cũng có trang trí ta’cooi như thế, phần lớn chúng ta tìm gặp trên hai nóc nhà ở của người Cơ Tu là hình tượng hai con chim tr’iing quay mặt đối nghịch nhau theo hướng đông – tây. Chim tr’iing là hiện thân của tự do, của bình yên, mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống mà núi rừng luôn ẩn chứa nhiều bất trắc. Và nếu trên nóc nhà dài có biểu tượng chim tr’iing được hiểu chim mang đến cho tộc họ bình an, tự do và phát triển bền lâu. Trên đầu phên, phía dưới cây đà ngang hai bên chái nhà, nơi uốn cong thành hình ovale, họ ghép phía dưới cột con/nhỏ một tấm ván, ở đó trên mặt tấm gỗ có chạm trổ, hoặc kẽ, vẽ cảnh các chiến binh, người đi săn, các loại thú rừng: tê tê, nhím, rùa, rắn,… và những hình vẽ trang trí hình khối trên mặt phẳng của tấm ván.

Hệ thống sinh hoạt gồm có nhà ở của gia đình, nhà mong (nhà dùng tiếp khách) và bếp núc. Thế nhưng, tại Phú Túc xã Hòa Phú, họ đã không còn giữ nhu cầu ở như nhà sàn trước kia mà đã thay đổi. Không còn nhà sàn. Người Cơ Tu tại đây làm nhà dọc theo quốc lộ 14 G, mặt nhà hướng ra đường quốc lộ, tạo nên nhà mặt tiền như nhà phố. Điều đó nhận ra rằng ngôi làng truyền thống của người Cơ Tu tại đây đã không còn như ngôi nhà trước kia của họ, không còn bố trí theo mô hình ovale như làng truyền thống của họ. Có nhà xây xông lợp ngói, hoặc lợp tôn kiên cố, có gia đình khá giả họ xây xông, đúc bê tông vĩnh cữu. Bố trí trong nhà giống ngôi nhà truyền thống người Việt hoặc ngôi nhà thời công nghiệp hóa hiện đại hóa. Có bàn ghế dựa, hoặc bàn bằng sắt, inox đặt giữa nhà. Sang trọng hơn có bộ sa lon đặt gian bên dùng làm nơi tiếp khác. Họ xa rời hẳn ngôi nhà moong,  nhà duông/ zơng hay mái lều thổ cẩm, chòi đẻ như đã từng có cách nay trên thế kỷ. Điều này là quy luật khách quan của sự phát triển, khi kinh tế phát triển là tiền đề thúc đẩy mọi sinh hoạt từ vật chất đến tinh thần của cá nhân và cộng đồng phát triển phù hợp với cơ sở thực tiễn là không thể cưỡng lại được.

Cách nay trên trăm năm, nhà người Cơ Tu còn có kiểu nhà dài (còn sót lại của chế độ thị tộc), ở đó có nhiều cặp vợ chồng sinh sống cùng với con cái của mỗi gia đình. Theo tập tục cổ truyền của người Cơ Tu, nhà dài bao gồm những người có quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống trong một tộc họ (là tộc họ lớn), sống với nhau thường ở nhà dài. Như thế, nhà dài có nhiều bếp. Và dù nhà dài hay nhà đã chia tách mỗi cặp vợ chồng và con cái thành gia đình hạt nhân thì bếp luôn có lửa, khói ngún bay lên phảng phất trong không gian nhà. Phía không gian trên bếp thiết kế một giàn bằng tre, cây rừng được cho là cái giàn gác dùng chất củi, treo những trái bắp, thịt rừng, lưới và các loại bẫy đánh bắt chim, chồn, …

15 min 5 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8 16 min 5 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8

Xông thịt rừng trên bếp 

 1.4. Đi lại

Rõ ràng người Cơ Tu chọn vùng rừng núi cao của dãy Trường Sơn để lập làng, làm nhà sinh sống thì việc đi lại hẳn là khó khăn, vất vả. Trước năm 1945, phần lớn các làng Cơ Tu chọn nơi núi cao, rừng sâu, địa bàn cư trú lại dốc dương nhiều, chia cắt bởi núi đồi, sông, suối,… nên việc đi lại làm ăn, sinh hoạt vô cùng khó khăn. Những con đường mòn ngoằn ngoèo băng lên sườn dốc – đôi khi dựng đứng – rồi lại nhúi xuống vùng địa hình thấp hơn đến suối hoặc xuống sông lấy nước sinh hoạt. Mùa mưa đường thường trơn trợt, người đi đường thường bám chân vào đất cho vững để đi lại. Nhìn một cách chung nhất, đường đi lại (giao thông) của họ là những con đường mòn nhỏ ngoằn nghèo băng lên bò xuống theo độ cao thấp của địa hình trên các sườn núi. Trên những con đường như thế, sự hiểm nguy luôn bám sát theo những bước chân của họ, mặc dầu kỹ năng leo núi trèo đèo của họ là thành thạo. Nhưng như thế lại an toàn hơn cho những cuộc truy lùng của địch, của những người “đòi nợ đầu tôi” trên vùng núi cao rừng rậm, nên việc phải chọn vùng núi cao lập làng để ở là nhu cầu tồn tại có được bình an. Theo đó, việc đi lại khó khăn, có thể từ làng nọ sang làng kia mất nửa ngày đường băng rừng lội suối mới có thể đến được cổng làng là điều bình thường cách nay trên thế kỷ. Những con đường ngoằn nghèo hiểm trở như con đường Muối ở Tây Giang [11] từ sau 1975 đến nay đã từng bước dần thay thế bằng những con đường rộng hơn, dễ bước chân hơn. Và đặc biệt, đường nhựa thâm nhập vào làng, tạo điều kiện cho đi lại, giao lưu hàng hóa dễ dàng, thuận lợi, kéo xích lại gần hơn không gian miền xuôi, miền ngược thúc đấy kinh tế văn hóa phát triển hơn xưa.

1.5. Học hành

Xưa kia người Cơ Tu chưa có chữ, đến những năm 1950 của thế kỷ XX chữ viết Cơ Tu dần được hình thành. Người có công đầu trong việc phiên âm, phổ biến và truyền dạy chữ viết cho người Cơ Tu là nhà hoạt động cách mạng Quách Xân. [12]

Từ sau những năm 1950, nhiều lớp học tiếng Cơ Tu, tiếng Ca Dong được mở ra dạy chữ cho đồng bào miền núi. Tuy nhiên, sau 1975, thống nhất đất nước, việc giáo dục trong đồng bào thiểu số mới được tổ chức có quy mô trường lớp. Chương trình học Mẫu giáo, Nhà trẻ và cấp học phổ thông được chú trọng đến vùng sâu, vùng xa, vùng núi. Con em đồng bào được đến trường học tập, nhưng chủ yếu tiếng Việt toàn dân được giảng dạy tại trường. Tiếng Việt là công cụ giao tiếp chính thức, do đó tiếng Cơ Tu chưa có dịp tổ chức cho học sinh học tập.

Những năm gần đây, việc giảng dạy tiếng Cơ Tu được quan tâm tổ chức. Một số nhà khoa học chú ý nghiên cứu loại hình ngôn ngữ này và đã có tác phẩm về tiếng Cơ Tu, tiếng Cor phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy trong trường phổ thông. Ông Bh’riu Liếc đã có các công trình nghiên cứu “về tiếng và chữ Cơ Tu, kế thừa chữ viết Cơ Tu trước đây, bổ sung thêm nguyên âm, phụ âm, dấu cho phù hợp với công nghệ thông tin ngày nay” (Bh’riu Liếc).

17 min 3 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8
Trường Tiểu học thôn Alua,xã Dàng, huyện Tây Giang (Ảnh: St)
18 min 2 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8
Học sinh Cơ Tu tại trường Tiểuhọc xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang   (Ảnh: St)

19 min 2 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8 20 min 3 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 8

                   Trường học năm 1990-1991 tại xã Sông Kôn, Đông Giang (Ảnh: Huỳnh Văn Sanh) 

Hiện nay, việc học hành của con em người Cơ Tu đã hội nhập chung với nền giáo dục thống nhất. Chất lượng giáo dục được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, mạng lưới trường lớp được mở rộng, trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục miền núi. Nhiều cô giáo là người Cơ Tu trực tiếp dạy dỗ những đứa trẻ của đồng bào Cơ Tu bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt và tiếng Cơ Tu.[13] Nhiều học sinh Cơ Tu thi đỗ vào các trường đại học, đang theo học các ngành theo sở thích.

1.6. Ngủ           

Người Cơ Tu đến với giấc ngủ sau một ngày lao động mệt nhọc để tìm lại sắc khỏe cho ngày hôm sau, trong giấc ngủ, chủ yếu nằm trên chiếu tự đan (a lợ cơ clơơng) cùng một số chiếu đổi từ đồng bằng lên (chiêu). Chăn đắp bằng chính a lợ, chiêu, vỏ cây hoặc tấm đò cũ. Khi ngủ chân luôn để gần bếp cho ấm người. Cấm kỵ việc ngủ để đầu về phía bếp (Dàng ếch xanh thọc mũi hảy máu).

Thanh niên chưa vợ phải ngủ trong gươl, nếu không sẽ bị người làng chê cười.

Ngủ gần khu vực bếp là tập tục có từ lâu đời, chung quanh bếp lửa. Nay không phải đã hết. Bếp lửa luôn âm ỉ đỏ cả ngày đêm. Đôi khi khói phủ lên toàn bộ không gian căn nhà. Nay, họ không làm bếp trong nhà do trong khói bếp có khí độc mà chái riêng ra đặt bếp, không khí trong nhà trong lành hơn. Bếp người Cơ Tu thường thiết trí giữa nhà, hoặc cũng tìm thấy nhiều gia đình nhóm bếp lệch về phía không có ánh nắng mặt trời chiếu vào ngay bếp. Vì như thế họ cho rằng nắng nóng, gặp lửa lại nóng hơn, quan niệm điều gặp nhau nơi bếp sẽ mang đến nhiều điều không may hơn cho gia đình. Bếp đặt tại bốn góc nhà là bếp của hàng có của trong làng và những gia đình có vai trò quan trọng của làng như Chủ làng, Hội đồng già làng, Thầy cúng, Người nói – hát lý và Người nắm giữ đội chiến binh làng.

Thời trước, cả gia đình ngủ chung quanh bếp, bố trí theo cách:

– Phía trong gian bếp là sàn ngủ của vợ chồng chủ nhà (cha mẹ),
– Bên phải là chỗ ngủ của các con,
– Bên trái bếp dùng làm nơi gia đình ăn uống,
– Phía ngoài bếp, tại sàn nhà dùng làm nơi tiếp khách.

Mùa lạnh, để ngủ được an giấc, người Cơ Tu thường nằm hướng chân về phía bếp cho ấm. Tuy nhiên, rừng Trường Sơn vùng cao, quanh năm mây phủ, đêm xuống có cảm giác se lạnh, do đó họ thường hướng chân về phía bếp lửa để ngủ. Thảng, những ngày mùa hè nóng bức lại ngủ xa bếp lửa. 

1.7. Việc toilet

Thời trước 1975, ra rừng để thực hiện một trong tứ khoái của con người là chủ yếu.

Không có cầu tiêu, hố xí, bởi mỗi hộ gia đình sở hữu một không gian cho các nhu cầu khác. Do đó, rừng vẫn là nơi họ thực hiện việc vệ sinh cá nhân, xem ra rất bình thường trong cuộc sống gắn với vòng đời người.

Dần về sau, mỗi hộ gia đình làm cầu tiêu bằng một đoạn gỗ lõi, chắc, gác cao cách mặt đất khoảng 1 mét, dùng là phương tiện toilet.

Nay, đã khác xưa, nhiều hộ gia đình đã có công trình vệ sinh hiện đại.

1.8. Sinh hoạt tình dục

Quan hệ tình dục thực hiện trong phạm vi vợ chồng.

Tình dục được đặt vấn đề là quan hệ khác giới và đó cũng là tính dục của loài người. Năng lực về giới, thể chất, tâm lý và sinh dục, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của nam giới và nữ giới. Tính dục là một khái niệm có nội hàm rộng, vừa phản ánh mối quan hệ giới tính, vừa chứa đựng những yếu tố hữu hình và ẩn giấu của cá nhân, cảm giác hấp dẫn về giới làm nảy sinh tình dục.

Sinh hoạt tình dục ở người là một hiện tượng đặc biệt, ở chỗ không diễn ra theo mùa hay theo chu kỳ nào cả. Tình dục ở người có thể xảy ra bất cứ trong thời gian và không gian nào, nghĩa là khi có cảm hứng về giới con người có thể quan hệ tình dục.

Trong lĩnh vực tình dục luôn diễn ra các quá trình, bao gồm: trước hết là nhận thức về tình dục, đây là động thái tiếp nhận kiến thức và những hiểu biết thông qua suy nghĩ của con người khi nào và lúc nào. Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam”, “nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ảnh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể”. Nhận thức được định nghĩa là “quá trình phản ảnh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn” thì khả năng hoạt động tình dục có cơ hội diễn ra. Quá trình nhận thức xuất phát từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi trở lại thực tiễn. Thứ hai là cảm giác, đây là một quá trình diễn biến tâm lý phản ảnh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan của đối tượng. Thứ ba là kích hoạt cảm xúc hay xúc cảm là hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật và hiện tượng của hiện tượng khách quan với người khác giới và với bản thân mình. Thứ tư là phải khơi dậy tình cảm khác giới là thái độ thể hiện sự rung cảm được điều chỉnh bằng lý trí của con người đối với sự vật và hiện tượng có liên quan đến con người và động cơ của họ. Thứ năm là hấp dẫn về giới dẫn đến hấp dẫn tình dục là sự hấp dẫn dựa trên thèm muốn tình dục hoặc các thứ khơi dậy những mong muốn như vậy. Trong một loài có khả năng tình dục, khêu gợi tình dục là một sự thu hút, thông thường là để các thành viên khác của cùng một loài cảm thấy ham muốn. Và giai đoạn sau cùng là tạo ra khoái cảm tình dục để thỏa mãn nhu cầu tình dục hoặc với mục đích sinh sản duy trì nòi giống hoặc cả hai phải đạt được trong một quá trình sinh hoạt tình dục.

Theo Sigmund Freud cho rằng “tình dục (libido) hay động cơ tình dục không có bất cứ mục đích hay mục tiêu cố định cho trước nào. Thay vào đó, thông qua tưởng tượng, bất cứ vật thể nào, bao gồm con người hay các phần của cơ thể, đều có thể trở thành mục đích của sự khao khát.”

Phân tâm học cho thấy rằng những đối tượng của tình yêu nhục thể và những mối liên quan giữa đàn ông và đàn bà được hình thành trong bối cảnh của những mô hình gia đình riêng biệt. Như thế, vấn đề sinh hoạt tình dục là nhu cầu sinh lý của người trưởng thành; đồng thời là việc cần để di truyền nòi giống.

Trở lại vấn đề sinh hoạt tình dục của người Cơ Tu để duy trì nòi giống, chỉ với vợ chồng với nhau, nhằm tăng dân số để phát triển, bảo tồn văn hóa tộc người, hẳn phải xem xét đến sự thích ứng nhu cầu lao động nương rẫy, hái lượm và săn bắt của họ.

Trong điều kiện lao động nương rẫy trên những đồi núi chập chùng hiểm trở, việc chăm bón cho cây lúa để có năng suất cao cần đến sự chăm sóc thường xuyên của người lao động. Do đó, tại miếng đất rẫy của mình, họ thiết kế nơi đó một chòi, gọi là chòi rẫy. Nhiều cặp vợ chồng đến ở đó để làm rẫy. Họ sinh hoạt tại chòi rẫy, nơi đó có đủ các phương tiện cho việc ăn, ngủ, nghỉ ngơi cả đêm lẫn ngày đều được. Vào mùa lên rừng làm rẫy, nhiều cặp vợ chồng đưa nhau lên chòi rẫy ở lại nhiều ngày, có khi vài ba ngày hay lưng nửa tháng mới về lại nhà để có điều kiện chăm sóc cây trồng, con vật nuôi. Và như thế vấn đề sinh hoạt tình dục với đôi cặp vợ chồng diễn ra tại chòi rẫy. Điều này có thể nhìn thấy tại một ngôi làng có lúc năm ba bà mẹ trẻ cùng ra rừng dựng chòi đẻ cùng trong một tuần, hoặc trong một tháng là điều thường thấy. Bởi họ tập trung sinh hoạt vào những ngày lao động và ăn ngủ tại rẫy nên những bà mẹ có thai trong cùng thời kỳ hay cùng trong tháng là chuyện dễ hình dung ra được.

Chòi rẫy đôi khi cũng có thể là nhà ngủ zơng/ duông của họ thời ngủ zơng tìm hiểu tâm tình vào giai đoạn được cho là tiền hôn nhân. Đến lượt, họ trở thành vợ chồng với nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của họ trong cộng đồng tộc họ và cộng đồng làng, sinh hoạt tình dục bấy giờ trở thành nhu cầu, đồng thời cũng là trách nhiệm duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Thế nên, tại chòi rẫy, sinh hoạt tình dục thường xuyên được xảy ra tập trung vào mùa làm rẫy. Bởi ở đó điều kiện và các yêu cầu phù hợp với đời sống nương rẫy một cách tự nhiên “khơi dậy tình cảm khác giới là thái độ thể hiện sự rung cảm được điều chỉnh bằng lý trí của con người đối với sự vật và hiện tượng có liên quan đến con người và tình dục là động cơ của họ”. Sự khoái cảm được cộng hưởng và diễn ra ở đó.

Mặc khác, do tình dục ở loài người không phụ thuộc vào mùa, vào thời tiết mà phần lớn thuộc về các chỉ số thể trạng, sức khỏe nên bất cứ đâu và bất cứ khi nào có sự kích thích về giới, là ở đó trong điều kiện có thể sinh hoạt tình dục diễn ra. Nhà ở vẫn là nơi diễn ra thường xuyên việc sinh hoạt tình dục với cả hai yêu cầu được thỏa mãn là khoái cảm và duy trì nòi giống.

Người Cơ Tu  rất kiêng kỵ trong quan hệ bất chính, nhất là hiện tượng chửa hoang. Họ cho rằng nếua điều đó xảy ra, thần linh/ dàng, đất, trời,… sẽ cảm thấy rất đau đớn và dàng sẽ trừng trị gây nên chết chóc cho làng nếu không kịp thời xử lý  và xử lý đúng yêu cầu của dàng. Cụ thể, khi trong làng có phụ nữ chửa hoang do quan hệ bất chính, thì cả hai người nam và nữ thực hiện các trình tự sau:

Nếu mới chỉ quan hệ bất chính:

Họ phải tự mua heo reắng, gà trống trắng, nước sạch ngâm đá trắng (đhâl cha lăng), đoạn mang heo, gà đó cùng với máu của chúng đến từng nhà trong làng, vỗ cho chúng kêu lên, vẫy nước đá trtắng đã ngâm cầu cúng dàng, mong dàng phù hộ cho gia đình họ không ốm đau, chết chóc. Đôi nam nữ làm thế để tạ lỗi, rất mệt và rất xấu hổ!

Nếu quan hệ đã có chửa:

Đôi nam nữ thực hiện xong thủ tục tạ lỗi như nêu trên, người mồ côi không vợ, không con cái, lên rừng làm một lán trại cho người con gái có chửa lên đó trú ngụ, người con trai hằng ngày đưa cơm nước lên cho (nhưng chủ yếu là người con gái đó phải tự túc cơm nước). Đến khi sinh đẻ, đẻ xong (nếu còn sống) 6 ngày sau mới được về nhà của mình. Nếu như không thực hiện đầy đủ và đúng cách các thủ tục do làng quy định như trên, vào thời gian này nếu có ai trong làng qua đời, họ qui rằng là do người vi phạm điều quan hệ nam nữ bất chính đó giết, họ phải mang nặng mợ suốt đời.

Đôi khi do quan hệ có chửa, phải lên rừng mà ở, trong điều kiện khắt nghiệt của môi trường rừng núi, lại phải tự túc tồn tại trong 9 tháng 10 ngày, và sau đó là sinh đẻ, có trường hợp không may, người phụ nữ không vượt qua được, qua đời! Theo già làng Bh’riu Pố, kể rằng: “Khoảng năm 1956, 1957 gì đó (tôi không nhớ cụ thể), tôi đã chứng kiến hai bà A Lăng Thị Đhao và Cơ Lâu Thị Lunh, ở tại thôn Pơ Ning của tôi thời đó (nay tôi thuộc thôn A Rớh) có chửa và cả hai đều chết trong rừng.

2. Diễn xướng dân gian

2.1. Nói – hát lý trong mừng nhà mới

Với người Cơ Tu, nói lý – hát lý có lẽ xuất hiện cùng với quá trình lao động, đặc biệt sau khi hình thành xong bộ tộc. Đây là quá trình phát triển tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần, cả nhu cầu vật chất với họ. Nói lý – hát lý ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn, có tác dụng điều chỉnh các mối quan hệ giữa người – người, giữa nhà – nhà và giữa làng nọ với làng kia. Đây là quá trình sử dụng nói – hát lý cao nhất mà người Cơ Tu đã sử dụng như là công cụ tinh thần phục vụ các mối quan hệ trong xã hội tộc người.

Là loại hình diễn xướng dân gian, bao hàm nhiều phương thức thể hiện nghệ thuật, từ nghệ thuật sử dụng ngôn từ đến nghệ thuật dùng điệu bộ của người nói – hát lý, theo hướng đạt yêu cầu một cuộc nói – hát lý diễn ra. Hình thức diễn xướng này tiến tới biểu đạt nguyện vọng mang tính hòa giải, kêu gọi đoàn kết, thông hiểu nhau trên tinh thần cố kết cộng đồng, cho nên thể hiện ý nghĩa nhân sinh của người Cơ Tu.

Nói – hát  (prah – têng bhanoah) là là sinh hoạt văn nghệ dân gian trong cộng đồng Cơ Tu, là loại hình nghệ thuật kiến tại, ứng khẩu tại chỗ, độc đáo của tộc người, được duy trì qua nhiều thế hệ, đến nay vẫn còn tồn tại trong đời sống tinh thần người Cơ Tu. Nói – hát lý trong mỗi làng Cơ Tu có lực lượng đảm nhận vai trò này và được cử vào Hội đồng làng trong thiết chế xã hội cổ truyền của người Cơ Tu. Người nói – hát lý được xem như người thay mặt cho dân làng thực hành “pháp luật” ở làng và đối đáp phải không với các làng lân cận trong vùng. Do đó, người nắm giữ kỹ năng nói – hát lý trong cộng đồng người Cơ Tu được kính trọng trong làng, bởi họ là những người ca rơ moon (ca rơ = mạnh; moon =  miệng).

Cái hay của nói – hát lý là sự tế nhị và tính hiệu quả rất cao trong ứng xử trong cuộc sống của họ. Nói – hát lý được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày, đây được xem là sinh hoạt văn hóa đời thường, không có sân khấu, không dàn dựng và không luyện tập hay chuẩn bị trước, do đó mang tính dân gian nguyên hợp.

Đôi khi trong nói – hát lý có sự so tài nhau về năng lực giải quyết vấn đề, nhất là giữa các tộc họ và các làng trong giới già làng. Nói – hát lý còn tham gia vào giải quyết những mâu thuẫn nội bộ làng, về vi phạm luật tục làng: hôn nhân gia đình, tang ma, lao động sản xuất, … thường được phân giải bằng hình thức nói – hát lý. Mục đích của nói – hát lý là mang tới sự hòa giải, thống nhất những ý tưởng ngay trong cuộc nói – hát lý đặt ra mà cả hai bên tham gia đều nhất trí, bằng lòng. Do đó, nói – hát lý phải thật sự cởi mở và chặt chẽ trong so sánh ẩn dụ sự vật và hiện tượng mang ra so sánh đối chiếu làm bật lên những nhận định mà cuộc nói – hát lý muốn đề cập đến. Nghệ thuật của nói – hát lý là sử dụng nghệ thuật ẩn dụ lấy cái nọ chỉ định cái kia. Theo đó, người tham gia nói – hát lý phải là người từng trải, có kinh nghiệm trong cuộc sống mới có thể tham gia để đưa ra những ẩn dụ phù hợp mà người nghe thấy được đúng sai, luận bàn đến thống nhất nhận định.

Trong một câu hay đoạn nói – hát lý luôn thể hiện tính đa nghĩa, ý tứ được giấu sâu trong lời nói làm cho người nghe hát lại phải qua giai đoạn phán đoán mới có thể đưa ra câu hát đáp lại. Đây cũng được xem là biện pháp tranh luận về một vấn đề để khẳng định luận điểm các bên nói – hát lý đưa ra đều đúng với thực tiễn và phù hợp nguyện vọng mỗi người hay của các thành viên trong làng. Tài năng người nói – hát lý thể hiện ở điểm này. Khi đối phương không còn cách nào đưa ra luận điểm để phản bác, xem như chấp nhận sự hòa giải, giải quyết vấn đề trên cơ sở tự nguyện chấp nhận những tình ý đưa ra trong buổi hát.

Nói – hát lý không có tình huống chuẩn bị trước mà tùy vào hoàn cảnh nói năng, tình huống thực tế tại chỗ mà người nói – hát lý “kiến tại”, ứng khẩu tại chỗ để hát. Cái khó của nói – hát lý ở chỗ đó. Một tình huống không có bài mẫu để học thuộc, không ghi ra giấy để đọc, nói – hát ứng khẩu khi rượu được rót mời thêm, đêm lung linh huyền ảo, lời nói – hát cứ thế đưa ra, các cung bậc đều có. Có đàn, có trống, có động tác có lời nói, có lý có tình, có vui mà cũng có buồn nên nói – hát mang tính nguyên hợp của sinh hoạt văn hóa thường ngày. Ở đó người Cơ Tu không nghĩ rằng sáng tạo nên văn nghệ có tính nghệ thuật cao hay lời nói (như ca từ) phải trau chuốt, biểu cảm. Ở nói – hát lý không được chuẩn bị trước như thế mà chủ yếu phụ thuộc vào khả năng trải nghiệm và ứng khẩu của từng nghệ nhân nói – hát lý. Thế nên cái hạn chế trong nói – hát lý cần khắc phục, theo già làng Bh’riu Pố, đó là trình độ nói lý – hát lý của người tham gia nói – hát lý và cả trình độ cảm nhận, suy luận của người nghe nói – hát lý. Trong cuộc nói lý – hát lý, và nghe nói lý – hát lý hai bên phải thực sự thấu hiểu và trả lời phù hợp khi đã hiểu lời nói – hát lý của người khác, như thế nghe nói lý – hát lý mới đúng thực của hình thức diễn xướng dân gian này.

Chính đó, thanh niên Cơ Tu rất ít người có năng lực tham gia một cuộc nói – hát lý giữa làng, giữa tộc họ hoặc giữa các cuộc vui trong việc cưới, việc hội hè, cả việc mừng lúa mới, … họ cũng chưa có khả năng thể hiện chu chỉnh được. Theo đó, đôi khi sau một cuộc nói lý – hát lý, tình hình đoàn kết nhau chưa được cải thiện tốt hơn, mà đôi khi làm cho vấn đề thêm sai lệch. Điều này cũng bởi tại một trong hai bên, hoặc cả hai bên thiếu năng lực phán đoán, suy luận để giải cấu trúc các mối quan hệ nhiều chiều, đan xen trong cuộc sống, một khi đã đưa ra phân giải bằng phương thức nói lý – hát lý suốt cả đêm mà vẫn chưa giải thông, thông qua hoạt động diễn xướng này.

Nói lý – hát lý còn được thể hiện trong việc cưới (têng bhiệc đam), tại đây, nghệ thuật p’rá pr’ma têng bhanoóch được các vị già làng thể hiện chúc mừng hạnh phúc, mong muốn hai bên gia đình đoàn kết, thương yêu nhau, … xây dựng gia đình trên thuận dưới hòa. Người làng đến nói – hát lý để mừng hạnh phúc lứa đôi cho đôi bạn trẻ. Trong niềm vui đó, cuộc nói lý – hát lý gây ấn tượng cho người tham gia và cho cả người tham dự.

Một cuộc nói – hát lý trong việc cưới được chuẩn bị như sau:

– Chủ nhà trai chuẩn bị sẵn một mâm tiệc dùng chào đón khách (ch’nao) và các bậc cao niên (pay buốh tacoóch) đến nhà chúc mừng tân hôn.

– Đại diện chủ nhà, người cha, hoặc trưởng tộc họ, hoặc một người nào đó được mời làm đại diện, thường là người có uy tín, có kinh nghiệm và năng lực nhất định thay mặt chủ nhà giao lưu đối đáp, ứng khẩu trước tiên (hala) [14], xem như giai đoạn khởi đầu chào thưa, kính báo. Đây là khâu mở đầu cuộc nói – hát lý.

– Cuộc nói – hát lý vào cuộc. Những thiếu sót trong tổ chức, đón tiếp được mang ra trang trải, mong nhận được sự thể tất của khách, … và sau đó là hát lý. Nói lý xong lại hát lý nhằm nâng cao giá trị biểu cảm của những lời hát lý, bấy giờ có các loại nhạc cụ xen vào làm cho cuộc hát lý có màu sắc của diễn xướng văn nghệ dân gian [15].

Nghệ thuật p’rá pr’ma têng bhanoóch còn được tổ chức vào dịp ăn mừng lúa mới (cha haroo tamê) và lễ ăn thề kết nghĩa anh em giữa hai làng (pr’ngoóch gương yên)

Mở đầu thường cất lên lời hát: “Ô…ô…ô…Azô coonh a voc, coonh a êên…” (nhạc đệm vào sau câu hát này, thời gian gian tấu ngưng lại đôi chút).

Những lời lẽ ẩn dụ được hát lên, đưa ra cho mọi người nghe và bàn luận đúng, sai, vui, buồn chỗ nào, … để cùng đồng cảm. Lời hát bây giờ sâu lắng hơn, tình cảm và tha thiết hơn. Sự vật to, giá trị được ví với những gì giá trị, cao cả. Những con vật yếu hèn thấp cổ được ví với những con người có hành động xấu xa, nhỏ mọn, …cứ như thế cuộc hát kéo dài đến chừng người nghe và người hát cảm nhận được sự việc tường tận là có thể kết thúc được một cuộc nói – hát lý.

(Thí dụ: con gấu có mật tốt cho người = là người tốt; con voi to, có ngà  =  là quý giá,…)

Nói – hát lý của người Cơ Tu phong phú về ý nghĩa của sự việc mang ra hát lý. Ngôn ngữ hằng ngày nhưng sâu kín thể hiện nhiều hình ảnh để ví von, ẩn dụ, người nghe liên tưởng đến sự việc và hình ảnh để hiểu được ý tứ người hát.

Bên cạnh nói -hát lý trong các cuộc vui còn có hát lý trong lúc buồn như tang ma. Điệu hát hau c’leeng hát trong khóc thương người quá cố.

Nói – hát lý là loại hình diễn xướng dân gian của người Cơ Tu biểu hiện sinh hoạt văn hóa thường ngày của họ, đã thấm sâu vào mỗi số phận đời người là thế, nhưng hiện tại, thanh niên nam nữ Cơ Tu ít tham gia vào những cuộc nói – hát lý để nhận sự trao truyền từ cộng đồng. Theo đó, có thể theo tháng năm trong giao thoa tiếp biến văn hóa với các tộc người trong vùng và đặc biệt sự biến dịch văn hóa dẫn tới biến đổi các thành tố văn hóa dân gian làm cho loại hình nói- hát lý Cơ Tu mất dần trong cuộc sống đương đại. 

2.2. Nói-hát lý trong việc tang ma (cơ lêng)

Một đoạn hát lý trong tang ma:

Trong tang ma, nếu là trai (đàn ông) thì nói lý – hát lý gọi là cơ lêng, nếu là nữ (đàn bà) thì gọi là cơ lâu. Hai khái niệm không gặp nhau. Nhưng danh xưng cơ lâu cũng có thể để chỉ nam giới, hoặc có thể chỉ phụ nữ, chỉ khác nhau tuổi thấp hay cao mà thôi. Như thế trong tang ma, hát lý – nói lý có thể dùng thuật ngữ cơ lâu vẫn hiểu được.

Gọi là cơ lêng, khác cơ lâu ở chỗ: người chết khi nói – hát lý gọi là cơ lêng thường là người chết trong độ tuổi trung niên trở lên. Bấy giờ người nói – hát lý thực hiện động tác tay vừa đánh trống (trống ca thu) chậm rãi (u buồn), miệng vừa ca lêng.

Nội dung ca lâu, hay cơ lêng có chỗ giống nhau là: đều tỏ rõ nỗi thương tiếc của mình (người nói – hát lý), của gia đình, dân làng đối với người đã qua đời. Thông qua nói – hát lý, nhắc lại cho gia đình, dân làng nghe những lời nói và việc làm đầy ý nghĩa cao đẹp của người đã chết. Đồng thời cầu mong hồn người chết đừng mang (đem) theo hồn người sống mà hãy phù hộ cho họ mọi sự tốt đẹp,…(Người Cơ Tu cho rằng: trong nói – hát lý có người cơ lêng hay đến mức, trời đang nắng bỗng đổ mưa; cây to vốn cong về phiá mồ mả, bỗng cong về phía sau,…).

Ôh ! Ra ngool phun ca nang dum clốc tà bít đơn mắt ca điên ra vai chô phêng phêng. Lơi cà điêu coom ơi dô mây dô cu. Ca mai phun tha riết ma niên. Ca lé may dum doốc cu nhim. Bong ca năm dong gơi tham mệ ma. Cu pha rương sa manh ta ruốc. Chơ may ơi ơi ô ô. Lé cu thà loong ơi cu ra vai ca lé may.”

Dịch nghĩa: “Ơi ! Đêm nay giữa buôn làng có người về khóc chồng, con khóc cha ra đi không một lời từ biệt, thương biết mấy, buồn biết mấy.

Anh bỏ làng, bỏ xóm để nơi đây bao nỗi tiếc thương ngậm ngùi tiếc nuối.
Anh về trời rồi có nhớ vợ con không ? Vợ con bơ vơ không nơi nương tựa. Cha đi rồi con gọi ai đây !
Cả làng ai tới cũng khóc thương cho số phận, tuổi đời còn thanh xuân mà đã đi về thế giới bên kia.” 

2.3. Hát ru con (pi a li ca con)

Hát ru con người Cơ Tu cũng giồng các tộc người anh em khác sống trên dãy Trường Sơn. Người Kinh cũng có điệu hát ru con, dỗ cho con ngủ. Hát ru có thể là cha mẹ ru con ngủ, anh chị ru em ngủ hoặc ông bà hát ru cháu ngủ.

Hát ru con người Cơ Tu cũng như điệu hát giao duyên ba boch, câu từ hát ru con luôn có vần điệu, hoặc vần chân, hoặc vần lưng, nếu ca từ không có vần, chí ít về tiết tấu âm điệu phải hài hòa giữa có thanh và không thanh, sao cho thuận miệng khi hát. Không thể có tiết tấu vần trắc, trục trặc trong lời hát mà có thể hát hay trong một giai điệu mượu mà được. Khi hát lời ru êm ái, nhẹ nhàng dễ tạo thành giấc ngủ cho trẻ em. Nội dung câu hát ru của người Cơ Tu có thể chia ra, như sau:

* Nếu câu ru là của ông, bà ru cháu ngủ thì câu ru ca ngợi việc làm giỏi giang, hay đẹp đẻ của cha, mẹ cháu. Những lời khen khi hát thường xuất phát từ lao động, làm việc; đồng thời qua câu hát ru, cầu mong sao đứa cháu mình mạnh khỏe, ăn no, mau lớn. Lớn lên làm được nhiều điều có ích cho gia đình, cho làng và cho mọi người.

* Cha mẹ ru con, nếu là cha ru thường ca ngợi đạo đức, công việc người mẹ làm hằng ngày, và ngược lại nếu là mẹ ru con ngủ thường ca ngợi công đức của cha, những hoạt động của người cha hằng ngày và cầu mong đứa con mau lớn, mạnh khỏe, đạt được nhiều sự tốt lành trong cuộc sống, giúp ích cho gia đình và dân trong làng.

+ Một câu hát ru của người vợ:

“Pi a li pi con
Ơ conh may conh đhơ luc ơng lơ chi têh con,
Pi a li pi con
Ơ conh may conh mơ rơ nghi ơng lơ ngon têh con”…

+ Một câu hát ru con của người chồng:

– “Pi a li pi a mọ,
Ơ căn may conh dol ơng lơ đọt tên a mọ
Pi a li pi a mọ
Ơ căn may conh bót ơng lơ bol têh a mọ”…

+ Một câu hát ru người mẹ ru con:

– “À ơi, con ngủ đi con
Cha con đang làm xa tít tận mây cao kia kìa,
À ơi, con ngủ đi con
Cha con đang làm mãi tận chân trời xa xa đó”.

+ Một câu hát ru người cha ru con:

– “À ơi, con ngủ đi con,
Mẹ con đang làm trên gò cao cao kia đó,
À ơi, con ngủ đi con
Mẹ con đang làm bên đồi xa xăm kia kìa”.[16]

+ Một số câu hát phổ biến:

Cầu các tổ tiên, ông bà phù hộ cho con!

Cầu cho giấc ngủ của con được tươi vui
Con hãy uống và con hãy ngủ đi
Đời sống là dài lâu
Lúa mọc khó khăn trong các rẫy
Và rừng đầy những ác thần!

– Con ơi, con hỡi ngủ cho ngoan
Mẹ mong con khôn lớn từng ngày
Mong con khỏe mạnh đẹp tựa hoa xuân
Mái tóc dài tựa như dòng suối
Da trắng ngần tựa như hoa pier pang
Ngủ đi con, ngủ đi đừng khóc nữa
Để mẹ lên nương trồng ngô, trồng lúa
Nuôi con khôn lớn thành người hiếu ngoan.
Ngủ đi con, mặt trời của mẹ, sức sống của cha. 

Ngủ đi con, ngủ đi đừng khóc nữa
Để cha con đi làm cái nương cái rẫy
Để mẹ còn xuống suối bắt cá con ăn
Mong ngày con khôn lớn, nhanh nhẹn
như chim a vang, khỏe mạnh như con a mur
Ngủ đi con, mặt trời của mẹ, sức sống của cha.

– Ngày mai con lớn như giàn nhà, giọng sang sảng như cha. 

– Ru con, con ngủ đi
Mẹ để dành cái nỏ, ống tên của cha cho con
Ru con, con ngủ đi
Mẹ cất chiếc áo giáp cho con, con ngủ đi… 

2.4. Hát giao duyên (ba bóch)

Thường, trong sinh hoạt văn nghệ, người Cơ Tu có nhiều trường hợp hát ba bóch, trao đổi tâm tình, mượn hình ảnh trong câu hát để thố lộ điều thầm kín của tâm hồn.

Ba trường hợp sau đây trong hát ba bóch:

* Trường hợp 1:

-“…Ơ đhơ cu môp cu map, a mế Cơ Tu măm,
Ơ đhơ cu tăm cu đhưnh, a ma Cơ Tu mung,…”

Nội dung bài ba bóch: Một cô gái được cha mẹ sinh ra, tuy có người chê là bề ngoài không được đẹp lắm, nhưng cô rất tự hào về đức hạnh tốt đẹp của mình, của cha mẹ mình, đã có công vô bờ bến nuôi dạy mình nên người….

* Trường hợp 2:

– “Ô liêm bơ kê,
Cu lêy ca tiêc nơ lêêng
Cu hay a đo ơng đhưc đhơr nưc lat vơl vơơi
Cu lêy plêêng nơ ngon
Cu hay a đo ơng đhưc đhơr nưc chrơơi vơl vi”…

Đây là câu boch của các chàng trai Cơ Tu hát với người thiếu nữ Cơ Tu, vốn đã đẹp, lại thêm đẹp trong trang phục truyền thống đẹp nhất của mình.

* Trường hợp 3:

– “Ô liêm bơ kê,
Cu lêy ca tiêc nơ lêêng
Cu hay a đo ơng đhưc grưi a đhăh
Ô liêm bê kê,
Cu lêy ca tiêc lơ ngon
Cu hay a đo ơng văh xoi a vang:…

Đây là câu boch của các thiếu nữ Cơ Tu đối đáp câu boch của các chàng trai Cơ Tu, vốn đẹp trai, đẹp nết lại thêm đẹp trong trang phục truyền thống đẹp nhất của mình.

+ Một số câu hát phổ biến:

– Là người đàn ông Cơ Tu biết đánh trống thổi kèn,
Gánh vác công việc trong làng và biết lo hạnh phúc gia đình.
Người đàn bà Cơ Tu biết cấy hái, gieo trồng
Sớm hôm lo việc ruộng nương lại khéo tay dệt thổ cẩm.
Việc nhà luôn giỏi giang, hát hay, múa dẻo tay dễ thương như những thiên thần.

 
Nam: – Này cô em bên sông ơi!
          Nhìn em xinh tươi hồn nhiên
Lòng anh xốn xang muốn được gần em
  Nữ:    – Này anh trai bên sông ơi!
           Hẹn anh ngày mai cùng vui
          Chờ anh sang sông em ơi

          Làm chi cho anh làm với
          Mình vui bên nhau tính chuyện dài lâu.
 
Nữ:   – Anh ơi! Anh đứng đó anh chờ ai
         Anh chờ em hay anh chờ người khác ?
Nam: Anh đến đây chỉ chờ có một mình em
            Anh không chờ người nào khác.
Nữ:   – Em đi tìm nước, em nhớ đến anh
            Dù em đẹp, em xấu em cũng bú sữa mẹ
            Dù em đen, em xấu cha mẹ em vẫn nuôi
Nam: – Anh đi tìm suối, anh nhớ em
            Hình dáng em vẫn đẹp
            Nụ cười em đẹp như vầng trăng.[17]
 
Nữ: – Chàng ơi, mình như đôi chim ngang trời
           Cùng vui hôm sớm bên nhau như đũa có đôi.
Nam: – Trên rẫy ta có nhau
           Bên suối ta có nhau
           No đói ta có nhau
           Hạnh phúc ta có nhau…
Nữ:  – Anh gắng công, em gắng công
           Đôi ta cùng chăm bón vun trồng
           Ngô lúa thêm trĩu bông
           Hoa trái thêm sắc hồng
          Ta đã trọn ước mong
          Cuộc sống thêm thắm hồng.
 
Nam:  – Chân em thon đẹp như thân dong
            Chân em trắng xinh giống cây chuối rừng xanh
            Đôi môi em xinh tựa đóa hoa lơ lang
            Lấp lánh trong cánh hoa dhavai
Nữ  – Con chim a vương ngoan đậu nhánh cây giang
            Con chim a vang xinh đứng trên cây lồ ô
            Ai cõng em qua sông, em tặng chuỗi cườm mã não
            Ai dắt em qua sông, em sẽ trao chiếc khố đẹp tự tay em dệt.[18]
             
Nữ: – Mười cô gái Đhol các anh không bằng Đhươt (một) chúng tôi
            Tám cô gái Đhol các anh không bằng Đhươt (một) chúng tôi.
Nam: – Đẹp! Em đẹp như hoa lơlang
           Rạng rỡ, em sáng bừng sáng như hoa dhavai.

 

Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe


[1] Cơm nướng theo cách này để được lâu vài ngày không thiu.

[2] Tại làng gốm C’nooch, xã A Xan.

[3] Ở Việt Nam, người K’Ho cũng có tục ăn bốc. Người K’Ho cho rằng ‘con người có đôi tay để làm nương, làm rẫy, để bê đồ đạt thì đương nhiên cũng phải dùng đôi tay để ăn cơm’. Món ăn người K’Ho thường được chế biến khô cho phù hợp cách ăn bốc. Một số dân tộc tại Malaysia, Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ cũng có tục ăn bốc. Khác lạ so với nhiều quốc gia Châu Á khác mà cách ăn của người Ấn cũng rất khác biệt. Dù ở nhà, quán bình dân hay nhà hàng sang trọng, người ta vẫn ăn bốc. Dù món khô hay món có nước như cà ri, người ta vẫn bốc. Tuy nhiên, không phải tùy tiện muốn dùng tay nào cũng được mà phải dùng tay phải vì tay trái là tượng trưng cho những điều không sạch sẽ hay ô uế và cái ác. Người Ấn cũng cho rằng 5 ngón tay là tượng trưng cho 5 yếu tố: không gian, không khí, lửa, nước, trái đất. Việc ăn bằng tay sẽ kích thích 5 yếu tố để tiết dịch tiêu hóa trong dạ dày, họ cho rằng, các dây thần kinh trên đầu ngón tay sẽ giúp kích thích tiêu hóa nhanh hơn và làm cho người ăn thấy ngon miệng hơn khi cảm thấy rõ đủ các hương vị, nguyên liệu làm nên món ăn.

[4] Tư liệu điền dã tại Tây Giang, 2016.

[5] Rau dớn đã đi vào chuyện cổ dân gian Cơ Tu, rau có vai trò quan trọng trong nuôi sống họ những lúc khó khan, đói kém. Truyển kể phản ảnh người Cơ Tu chạy từ vùng ngoài A Sao, A Lưới vào phương Nam định cư, gặp phải đói kém, bệnh tật, cho thấy vai trò quan trọng và rất cần thiết của cây rau dớn mọc tự nhiên trên vùng rừng núi Trường Sơn giúp họ tồn tại là thế nào. Theo đó, người Cơ Tu trân quý cây rau dớn, họ khắc trổ, tạo thành biểu tượng lên cây x’nur, trang trí lên nóc gươl và tại nhiều nhà mồ người ta khắc chạm biểu tượng rau dớn thay cho hai đầu trâu hai cây kèo mái trước nhà mồ.

[6] Nhiều hơn cả là giao lưu buôn bán với người miền xuôi (Kinh, Chăm, Hoa) tại Hội Khách, xã Đại Sơn, Đại Lộc hay tại các bến Hiên, bến Giằng.

[7] Xem chuyện những người mồ côi.

[8] Theo quan sát trong một lần điền dã, người Cơ Tu không dùng dao mỏng bằng sắt để xắt thuốc mà họ dùng miếng nan chẻ ra từ cật câygiang.átát bén để xắt.

[9] Cũng có gươl cao 1,6 mét như gươl thôn A Rung (thôn vùng Cơ Tu đriu), xã Bha Lêê, huyện Tây Giang. Tư liệu điền dã năm 2007 tại thôn văn hóa A Rung.

[10] Người Kinh (Việt) vùng Hòa Vang cũng có quan niệm này.

[11] Từ những chữ cổ trên vách đá tại thôn A Chia, xã Lăng, huyện Tây Giang trên vùng thượng nguồn song A Vương, giáp với nước Lào. Điều này cho hay thời trước con đường Muối là đường giao lưu buôn bán giữa người Kinh, người Chăm (Hồi) với người Cơ Tu và các tộc người khác trên dãy Trường Sơn. Đường Muối xem là đường đi chợ phiên giữa miền xuôi – miền ngược. Đây là sự giao lưu, hội nhập trong phát triển và trao đổi nhu cầu cuộc sống. Nhờ con đường Muối mà muối có thể đem bán cho người Cơ Tu vùng cao.

[12] Trong lớp những cán bộ 4 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làmhòa cùng xương máu với nhân dân, ông Quách Xân-người gắn bó với nhiều bản làng-là người thầy của đồng bào các dân tộc Quảng Nam. Ông, quê thôn Hà Dục Tây (xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc), Quách Xân là người đầu tiên của huyện đỗ tiểu học Pháp – Việt tại Hội An và tốt nghiệp bằng Thành chung loại ưu tại Trường Quốc học Huế năm 1935. Ông được bổ nhiệm về quê dạy học tại trường Tiểu học Mỹ Hòa, đến năm 1939, chuyển vào dạy học tại Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Trong phong trào dân chủ 1936-1939, ông đã đưa tư tưởng dân chủ tiến bộ vào giảng dạy, từ đó, khơi gợi trong thanh niên học sinh tinh thần yêu nước. Ông bị Pháp bắt quản thúc tại lao Hội An. Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp, ông ra tù tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Cách mạng thành công, ông được phân công làm Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Quốc Toản (tổng Đại An Thượng, huyện Đại Lộc). Những năm chống Pháp, chống Mỹ, ông gắn với phong trào cách mạng miền núi Quảng Nam, Tây Nguyên. Các tên gọi thầy Trợ Xân, anh Bảy Thảo, ông A Xốp, A Ma Hoa, là sự gần gũi của ông với đồng bào dân tộc miền núi. Ông hòa mình vào đời sống đồng bào, một ông Bảy Thảo đi khắp các làng thực hiện công trình phiên âm và biên soạn tiếng Cơ Tu, …Ông chủ trì, tổ chức thành công Đại hội đoàn kết các dân tộc toàn huyện Bến Hiên tại xã Tơuôih (nay là xã Ka Dăng, huyện Đông Giang). Sau khi học tập, nắm rõ chủ trương chính sách dân tộc của Đảng, nghe phân tích, phê phán tác hại tập tục lạc hậu gây mất đoàn kết, làm nguy hại đến sản xuất và đời sống tinh thần của đồng bào, đại biểu dự Đại hội nhất trí tổ chức lễ ăn thề: đoàn kết, quyết tâm xóa bỏ ‘giặc mùa’. Ông tự học nói được tiếng Cơ Tu, phiên âm tiếng Cơ Tu thành chữ viết theo mẫu tự La tinh, mở lớp dạy chữ cho cán bộ, thanh niên Bến Hiên, Bến Giằng. Từ thành công phiên âm tiếng Cơ Tu, ông phiên âm chữ Ca Dong, mở lớp dạy cho đồng bào Ca Dong huyện Trà My…Việc phiên âm tiếng Cơ Tu, Ca Dong, góp phần làm thay đổi đời sống văn hóa miền núi. ‘Việc xây dựng chữ viết các dân tộc tạo điều kiện để sự nghiệp giáo dục-đào tạo ở vùng miền núi phát triển tốt đẹp, là thành quả nhiều năm gắn bó, đồng cam cộng khổ của một số cán bộ miền xuôi được phân công cắm rễ ở đây để xây dựng căn cứ. Người có công đầu là ông Quách Xân, một thầy giáo Tiểu học được đào tạo trong trường sư phạm của Pháp, một trí thức yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng…’ (Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng). Dẫn theo http://quangnam.dcs.vn/Default.aspx?tabid=109&Group=45&NID=657&quach-xan–nguoi-thay-cua-dong-bao-mien-nui-quang-nam.

[13] Đối với trẻ em đồng bào Cơ Tu, học tiếng Việt là cả một vấn đề khó. Vì vậy cô giáo Trần Thị Bích Thu người Cơ Tu giảng dạy tại Tà Lang, Giàn Bí huyện Hòa Vang trăn trở làm thế nào để trẻ em Cơ Tu thành thạo tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Để làm được, cô Thu nhận thấy đầu tiên là phải tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi đến lớp; đồng thời xác định mức độ biết tiếng Việt của từng trẻ bằng cách phiên dịch tất cả các chủ đề từ tiếng Cơ Tu sang tiếng Việt, …Không chỉ tìm phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho trẻ Cơ Tu, cô Thu còn tạo ra được môi trường học tập đầy màu sắc văn hóa Cơ Tu trong lớp học. Cô đưa ra ý tưởng làm nhà gươl thu nhỏ trong trường học, cam kết tất cả dụng cụ của đồng bào Cơ Tu phục vụ hoạt động vui chơi, nhảy múa, tranh ảnh, trang phục, nhạc cụ sẽ được đưa vào nhà gươl một cách chân thực nhất. Cô tự thiết kế mô hình, vận động phụ huynh giúp đỡ tre, nứa, xây dựng nhà gươl trong vòng một tháng. Từ khi có mô hình này, các em tỏ ra vô cùng thích thú khám phá. Với cô giáo trẻ, đây là điều khiến cô mãn nguyện khi đã làm được một việc có ý nghĩa cho trẻ em đồng bào mình.

(Theo:https://www.baodanang.vn/channel/5411/201910/het-long-vi-tre-em-co-tu-3255447/index.htm).

[14] Vùng Tây Giang viết: pay h’la

[15] Nhưng không phải cuộc nói – hát lý nào cũng có nhạc cụ đi kèm, phụ họa. Bởi không phải làng Cơ Tu nào cũng có nghệ nhân dân gian sử dụng được các loại nhạc cụ, và còn bởi không phải làng Cơ Tu nào cũng có nghệ nhân dân gian biết chế tác các loại nhạc cụ và sử dụng thành thạo. Hiện tại chưa thấy có trường lớp đào tạo kỷ năng sử dụng và thực hành các loại nhạc cụ cho thanh niên nam, nữ Cơ Tu.

[16] Cac câu hát do Bh’riu Pố, thôn A Rớh, xã Lăng, huyện Tây Giang cung cấp.

[17] Dị bản: Ngực em đẹp như vầng trăng.

[18] Dị bản: Ai cõng em qua sông, em biếu chiếc vòng vàng,

                  Ai dắt em qua sông, em sẽ trao chiếc vòng bạc.

                 (Vàng, bạc người Cơ Tu ít sử dụng).

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây