Văn hóa Óc Eo – những phát hiện mới khảo cổ học

Văn hóa Óc Eo những phát hiện mới khảo cổ học
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã công bố kết quả thực hiện Đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo qua ấn phẩm “Văn hóa Óc Eo”.

Mới đây, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã công bố kết quả thực hiện Đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo.

Kết quả được thể hiện qua ấn phẩm Văn hóa Óc Eo – những phát hiện mới khảo cổ học tại di tích Óc Eo-Ba Thê và Nền Chùa 2017-2020.

Dự án này do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện từ năm 2017-2021, với sự tham gia của 3 đơn vị hàng đầu về khảo cổ học tại Việt Nam là Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Khảo cổ học và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.

Đề án và ấn phẩm hướng đến mục tiêu nghiên cứu sâu hơn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đô thị cổ Óc Eo trong lịch sử Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và châu Á. Bên cạnh đó còn là cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng trong xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh Khu di tích văn hóa Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) và Nền Chùa (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) là Di sản thế giới.

Sách “Văn hóa Óc Eo – Những phát hiện mới khảo cổ học tại di tích Óc Eo – Ba Thê và Nền Chùa 2017 – 2020” dày 359 trang, gồm 4 chương: Khu di tích Óc Eo – Ba Thê và Nền Chùa trong lịch sử nghiên cứu văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ; Những phát hiện khảo cổ học tại di tích Óc Eo – Ba Thê; Những phát hiện khảo cổ học tại di tích Nền Chùa; Đánh giá tổng quan kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học năm 2017 – 2020. 

An pham Van hoa Oc Eo min - Văn hóa Óc Eo - những phát hiện mới khảo cổ họcẤn phẩm “Văn hóa Óc Eo – Những phát hiện mới khảo cổ học tại di tích Óc Eo – Ba Thê và Nền Chùa 2017-2020”.

Những kết quả khai quật cho thấy Óc Eo-Ba Thê không chỉ là một đô thị cổ, mà còn là cảng thị, là trung tâm tôn giáo lớn với sự tồn tại song song của cả Phật giáo và Hindu giáo.

Nhiều hiện vật khai quật được ở đây cho thấy, thương cảng Óc Eo có sự giao thương vô cùng phong phú, không chỉ trong khu vực Đông Nam Á, mà còn sang cả Tây Á, Ấn Độ…, thậm chí có sự giao lưu hàng hóa với La Mã. Nhiều hiện vật cho thấy dấu tích của việc sản xuất tại chỗ theo mẫu hàng hóa nước ngoài, như một số bình cổ mang kiểu dáng Ấn Độ, hay đèn trang trí theo kiểu La Mã.

PGS.TS. Tống Trung Tín cho hay: “Những di vật này nếu được khai thác thật tốt, thật kỹ sẽ thổi hồn làm lung linh thêm hệ thống di tích văn hóa Óc Eo. Dù mới chỉ bước đầu, nhưng các nhà nghiên cứu của ba Viện đã tiếp cận các giải pháp công nghệ hiện đại và tăng cường nghiên cứu so sánh giúp người đọc bước đầu nhận ra được nhiều vấn đề về di tích, di vật mà trước đây nhìn chung còn rất lờ mờ”.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây