Cộng hoà dân chủ Xao Tômê và Prinxipê (Democratic Republic of Sao Tome and Principe)

Cộng hoà dân chủ Xao Tômê và Prinxipê (Democratic Republic of Sao Tome and Principe)
Quốc kỳ Cộng hoà dân chủ Xao Tômê và Prinxipê

Cộng hoà dân chủ Xao Tômê và Prinxipê
(Democratic Republic of Sao Tome and Principe)

Mã vùng điện thoại: 239  Tên miền Internet: .st

Vị trí địa lý: Cộng hoà Xao Tô-mê và Prin-xi-pê gồm 2 đảo lớn và một số đảo nhỏ trong vịnh Ghi-nê thuộc Đại Tây Dương, cách bờ biển Trung Phi khoảng 300km, giữa đường xích đạo, cách bờ biển Ga-bông khoảng 200km. Tạo độ địa lý 1vĩ bắc, 7o kinh đông.

Diện tích: 964 km2

Thủ đô: Xao Tômê (Sao Tome)

Các thành phố lớn:…

Lịch sử: Bồ Đào Nha xâm chiếm và thống trị Xao Tô-mê và Prin-xi-pê từ thế kỷ 15, biến nơi này thành nơi quá cảnh buôn bán nô lệ từ châu Phi sang châu Mỹ.

Bất chấp sự đàn áp dã man của thực dân Bồ Đào Nha, phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân Xao Tô-mê và Prin-xi-pê không ngừng phát triển. Tháng 9/1960, Uỷ ban giải phóng Xao Tô-mê và Prin-xi-pê (sau này là Phong trào giải phóng Xao Tô-mê và Prin-xi-pê – MLSTP) được thành lập, do ông Ma-nu-en Cốt-xta đứng đầu, kiên trì lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập. Ngày 26/11/1974 tại An-giê, Bồ Đào Nha và MLSTP ký Hiệp định trao trả độc lập cho Xao Tô-mê và Prin-xi-pê. Ngày 12/7/1975, nước Cộng hòa Dân chủ Xao Tô-mê và Prin-xi-pê chính thức giành độc lập.

 Quốc khánh: 12-7 (1975)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 2 tỉnh.

Hiến pháp: Thông qua tháng 3-1990, có hiệu lực ngày 10-9-1990, sửa đổi nhiều lần, lần sửa đổi gần đây nhất vào năm 2006.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm (có thể được bầu nhiệm kỳ thứ hai); Thủ tướng do Quốc hội lựa chọn và Tổng thống phê chuẩn.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm.

Cơ quan tư pháp: Tòa án tối cao, tòa án hiến pháp.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Khí hậu: Nhiệt đới, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình hằng năm: 26oC. Lượng mưa trung bình hằng năm 1000-2000mm. Mưa nhiều tháng 8-9.

Địa hình: Núi lửa, nhiều núi, 60% diện tích là rừng rậm bao phủ.

Tài nguyên thiên nhiên: Cá, tiềm năng thủy điện.

Dân số: 194.000 người (ước tính năm 2015).

Các dân tộc: Người lai, người Ănggôla (con cháu của người nô lệ Ănggôla  ), người phục vụ (những người lao động theo hợp đồng từ Ănggôla, Môdămbích và CápVe, người châu Âu (chủ yếu là người Bồ Đào Nha),…

Tôn giáo: đạo Thiên chúa (80%)…

Ngôn ngữ chính: Tiếng Tây Ban Nha; tiếng Anh, I-ta-li-a, Đức, Pháp cũng được sử dụng

Kinh tế: Xao Tô-mê và Prin-xi-pê là một nước nông nghiệp; đất đai, khí hậu thuận tiện cho việc phát triển các loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới. Sản phẩm chủ yếu là chuối, ca cao, cà phê, mía, dừa, cọ. Gỗ và cá cũng là tài nguyên đáng kể của Xao Tô-mê và Prin-xi-pê. Xao Tô-mê và Prin-xi-pê xuất khẩu ca cao (80%), cà phê, dầu dừa, dầu cọ, sang các nước Hà lan, Bỉ, Pháp, Mỹ, Bồ Đào Nha và nhập khẩu dụng cụ máy móc, thiết bị điện, thực phẩm, xăng dầu, từ Bồ Đào Nha (62%), Mỹ, Ga-bông.

GDP (2017 – PPP): 372 triệu USD; bình quân: 3.200 USD; tăng trưởng: 5%.

Sản phẩm công nghiệp: Vật liệu xây dựng nhẹ, hàng dệt, xà phòng, bia, cá, gỗ.

Sản phẩm nông nghiệp: Ca cao, dừa, hạt cọ, cùi dừa khô, quế, hạt tiêu, cà phê, chuối, đủ, đậu, gia cầm, cá.

Đơn vị tiền tệ: dobra

Giáo dục: Ác-hen-ti-na là một trong những nước có tỷ lệ người biết chữ cao nhất ở Nam Mỹ. Học tập là bắt buộc và miễn phí trong 7 năm. Ở các trường do nhà nước tài trợ, giáo dục trung học và đại học cũng được miễn phí. Có 26 trường đại học công và 24 trường đại học tư. Đạo Thiên chúa (92%).

Danh lam thắng cảnh: Xao Tômê, Xanđro Antôniô, bãi biển, các núi lửa đã ngừng hoạt động.

Quan hệ quốc tế: AfDB, AU, FAO, G-77, IBRD, ICAO, IFC, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IPU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO,…

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 06/11/1975.

Kim ngạch thương mại song phương năm 2017 đạt 112 nghìn USD, chủ yếu bạn nhập gạo và máy vi tính từ VN. Đại sứ quán Việt Nam tại Ăng-gô-la kiêm nhiệm CHDC Xao Tô-mê và Prin-xi-pê.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây