24.1 C
Vietnam, GF
Chủ Nhật, Tháng Tư 28, 2024
Văn Học Nghiên Cứu

‘Cuốn sách đời tôi’: Mở đường phát triển cho thể loại truyện ký – Tác giả: Khánh Phương 

Tọa đàm ‘Cuốn sách đời tôi’ là cơ hội để các cây bút nghiệp dư và chuyên nghiệp, các NXB, nhà báo, chuyên gia bản quyền, độc giả chia sẻ kinh nghiệm và thực tế kỹ năng viết, xuất bản, phát hành sách thể loại hồi ký, tự truyện, truyện ký…

Mở đường phát triển cho thể loại truyện ký

Các diễn giả tham gia sự kiện gồm: nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến, Chủ tịch Hiệp hội tác giả phi hư cấu Việt Nam (VANFA), nhà thơ – luật sư Lại Hồng Khánh, nhà báo Nguyễn Văn Nhân…

Cuon sach doi toi min - ‘Cuốn sách đời tôi’: Mở đường phát triển cho thể loại truyện ký - Tác giả: Khánh Phương Nhà văn Kiều Thị Bích Hậu. (Ảnh: Dũng Mai).

Tại tọa đàm, các diễn giả đã trình bày tóm tắt về những cuốn truyện ký đã được xuất bản. Mỗi tác phẩm đại diện cho những câu chuyện cuộc đời, những sự kiện chân thực, thú vị và sâu sắc. 

Khách tham dự được hiểu thêm vì sao thể loại sách hồi ký, tự truyện, truyện ký khó phát triển tại Việt Nam. Bởi trên thực tế có rất ít tác giả thuộc giới doanh nhân/danh nhân nước ta đã viết và xuất bản được sách về những trải nghiệm quý báu của mình và truyền lại cho thế hệ sau một số bài học giá trị. Các thành viên cũng đồng thời thảo luận về cách thức làm thế nào để tiếp tục nhân rộng lợi ích cả về tinh thần và tài chính từ những đầu sách này. 

Cuon sach doi toi 2 min - ‘Cuốn sách đời tôi’: Mở đường phát triển cho thể loại truyện ký - Tác giả: Khánh Phương Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến, Chủ tịch Hiệp hội tác giả phi hư cấu Việt Nam (VANFA). (Ảnh: Tuấn Anh).

Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến, Chủ tịch VANFA cho biết, mục đích chung của Hiệp hội là hỗ trợ các tác giả phi hư cấu thực thi đầy đủ quyền tác giả, khai thác sử dụng hiệu quả giá trị của tác phẩm và cải thiện hoạt động nghề nghiệp. Thông qua việc thực hiện mục tiêu chung mà đối tượng trực tiếp là giới tác giả phi hư cấu, VANFA cũng hỗ trợ người sử dụng tiếp cận tác phẩm phi hư cấu dễ dàng hơn, với chi phí thấp hơn và an toàn hơn. 

Cuối cùng, công chúng tiêu thụ loại sản phẩm và dịch vụ dựa trên tác phẩm phi hư cấu và xã hội nói chung là người hưởng lợi từ hoạt động của VANFA, do có thêm sự lựa chọn và giá cả hợp lý. 

VANFA có 3 nhóm nhiệm vụ: nhóm liên quan đến thực thi quyền tác giả, nhóm liên quan đến khai thác giá trị (sử dụng) tác phẩm và nhóm liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của tác giả thành viên. Thông qua hoạt động này, hy vọng trong năm 2024, VANFA sẽ tổ chức được nhiều sự kiện hơn, đem lại hiệu quả thiết thực và ý nghĩa cho các tác giả, tác phẩm theo đúng mục tiêu, tôn chỉ đề ra.

Ai cũng có thể trở thành tác giả

Trên thế giới nhiều năm qua, thể loại sách hồi ký, tự truyện, truyện ký đã phát triển rực rỡ, được đông đảo bạn đọc đón chờ và sử dụng như một nguồn tài liệu quý giá trong hành trình tự đào tạo, vươn lên phát triển bản thân. Thể loại sách phi hư cấu này cũng là kho kiến thức, trí tuệ giá trị của nhân loại, tiếp tục truyền lửa sống, cống hiến cho cộng đồng.

Nhà báo Nguyễn Văn Nhân chia sẻ về sự ra đời của cuốn Mãi mãi màu áo trắng – hồi ký của Phó Giáo sư Đỗ Doãn Đại – nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Nhà báo Nguyễn Văn Nhân nguyên là Cục phó Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch. Ông thực hiện cuốn sách từ năm 2020 qua lời kể, ghi chép và hình ảnh tư liệu của Phó Giáo sư Đỗ Doãn Đại, một nhân chứng lịch sử khi bệnh viện Bạch Mai bị máy bay B52 tàn phá dịp Noel năm 1972. 

Tác giả chia sẻ nhiều kỷ niệm gắn với những nhân vật trong sách hết sức cảm động. Đồng thời, ông kể lại quá trình hình thành, thai nghén và số phận của cuốn sách theo dòng thời gian. Trải qua nhiều năm, Mãi mãi màu áo trắng đã và đang mang lại nhiều giá trị không những cho gia đình của Phó Giáo sư Đỗ Doãn Đại mà cho nhiều thế hệ y bác sĩ dùng để nghiên cứu, tra vấn. Tác phẩm đặc biệt này đang có kế hoạch được dựng thành phim tài liệu.

Cuon sach doi toi 3 min - ‘Cuốn sách đời tôi’: Mở đường phát triển cho thể loại truyện ký - Tác giả: Khánh Phương Nhà thơ – Luật sư Lại Hồng Khánh kể về quãng thời gian sáng tác ở chiến trường bom đạn. 

Nhà thơ – Luật sư Lại Hồng Khánh dí dỏm kể về quá trình sáng tác văn học và thơ ca hết sức lãng mạn. Ông nguyên là Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, tốt nghiệp ngành Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nhớ lại quãng thời gian ở chiến trường, bao khó khăn hiểm nguy  không làm chùn bước tâm hồn thi sĩ, ông nói: “Càng gian nan, càng muốn sáng tác để cho đời thêm thi vị. Thời chiến cũng như thời bình tôi luôn duy trì sức sáng tạo, nhờ đó mà cảm thấy yêu đời và yêu người”. 

“Ai cũng có thể trở thành tác giả. Mỗi ngày, chúng ta hãy viết một trang sách thật xuất sắc cho cuốn sách cuộc đời mình và chia sẻ nó với tất cả”, nhà văn Kiều Bích Hậu khẳng định. 

“Có nhiều doanh nhân, danh nhân không có thời gian để viết nhưng có ý thức muốn lưu trữ những câu chuyện đời và chuyện người thì tôi sẵn sàng giúp họ. Quá trình chắp bút rất thú vị vì như sống được thêm nhiều cuộc đời, trải nghiệm với nhiều hình thái khác nhau, mang lại niềm vui cho mọi người” là lời tâm sự chân thành của nhà thơ Vũ Trọng Thái. 

Cuon sach doi toi 4 min - ‘Cuốn sách đời tôi’: Mở đường phát triển cho thể loại truyện ký - Tác giả: Khánh Phương Nhà văn Đặng Huỳnh Thái.

Nhà văn Đặng Huỳnh Thái, từng thực hiện cuốn tiểu thuyết Đất và máu dày hơn 800 trang bày tỏ, mặc dù đã hơn 80 tuổi nhưng ông vẫn miệt mài sáng tác. “Viết lách mang lại cho tôi niềm vui lớn. Tôi từng viết truyện ký cho một số nhân vật và nhận thấy đây là thể loại rất phong phú. Càng viết tôi càng như trẻ ra và hưng phấn hơn. Đó là lý do vì sao tôi luôn yêu đời và tích cực tham gia các sự kiện về văn học, nghệ thuật khi có thể”. 

 

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

error: Bạn muốn copy ? Đăng ký làm thành viên
X