Giới thiệu khái quát huyện An Dương

Giới thiệu khái quát huyện An Dương

Giới thiệu khái quát huyện An Dương

Từ xa xưa huyện An Dương (An Hải cũ) đã có tên trong cuốn lịch sử địa lý đầu tiên của nước ta. Thời đó huyện có 63 xã, với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. Ngày 11/9/1887, thực dân Pháp lập ra tỉnh Hải Phòng bao gồm 3 huyện Nghi Dương, An Lão và An Dương. Huyện An Dương bị thu hẹp lại với diện tích 11.245 ha. Năm 1966 thành phố sáp nhập huyện Hải An và huyện An Dương thành huyện An Hải có diện tích 20,842 ha, dân số trên 230.000 người. Tháng 5/2003, do yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, Chính phủ đã ban hành Nghị định 106 điều chỉnh địa giới hành chính và tách huyện An Hải thành quận Hải An và huyện An Dương.
An Dương là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, huyện là một bộ phận không thể tách rời của thành phố. Trải qua hàng ngàn năm các thế hệ người dân nơi đây bằng bàn tay khối óc, bằng xương máu của mình cần cù, dũng cảm trong xây dựng cuộc sống, kiên cường bất khuất trong chống giặc ngoại xâm.
Khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân An Dương đã đứng lên đánh địch, toàn huyện một lòng theo Đảng, lập nên những chiến công oanh liệt, tô thắm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất của quê hương. Truyền thống thượng võ Bạch Đằng đã luôn luôn cổ vũ ý chí quật cường của các thế hệ người dân nơi đây. Bằng sức mạnh truyền thống đánh giặc cứu nước, ngay từ đầu cuộc kháng chiến, quân dân huyện An Dương đã xây dựng phòng tuyến Cam Lộ – An Dương kiên cường, đại đội du kích Đặng Cương dũng cảm. Chính trên trận địa này, quân và dân huyện đã mở đầu truyền thống đánh giao thông đường 5 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biểu dương ”Tháng 6 năm 1947, du kích An Dương đánh trận mìn đầu tiên”, góp phần tô thắm truyền thống ”Trung dũng của quân và dân Hải – Kiến”.

Huyện An Dương, Hải Phòng, xứng danh truyền thống lịch sử

Sau 10 năm tái lập, thu nhập bình quân của huyện An Dương đã đạt 1.450 USD, đưa huyện An Dương dần trở thành một trong các huyện có tốc độ đô thị, công nghiệp cao của cả nước.

Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định điều chỉnh lại địa giới hành chính Hải Phòng. Theo đó, một số xã ven các quận nội thành Hải Phòng của huyện An Hải với tốc độ độ thị cao được sát nhập thành quận Hải An; một số được sát nhập về quận Lê Chân; 15 xã, một thị trấn thuần nông còn lại được tái thành lập huyện An Dương.

Sau 10 năm tái lập, thu nhập bình quân của huyện An Dương đã đạt 1.450 USD, đưa huyện An Dương dần trở thành một trong các huyện có tốc độ đô thị, công nghiệp cao của cả nước.

Từ truyền thống lịch sử

Từ đời Lê về trước, huyện An Dương đã có 7 người thi đỗ đại khoa; huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá như, đình Tràng Duệ, đình Dụ Nghĩa, đình Hà Đậu, chùa Vân Tra, đình Tri Yếu, đình Đồng Dụ, đình Nhu Thượng, đình Vĩnh Khê…huyện đã phát huy truyền thống vùng đất giàu lịch sử, thượng võ Bạch Đằng, kiên cường bất khuất trong chống giặc ngoại xâm.

Thời gian đầu mới tái lập huyện, mặc dù được xác định là địa phương có nhiều thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy như cả hai quốc lộ 5, quốc lộ 10; hai con sông chính từ Cảng Hải Phòng tỏa đi các tỉnh phía Bắc, vị trí này được đánh giá là những tuyến giao thông huyết mạch phía Đông Bắc đều chạy qua địa bàn huyện.

Tuy nhiên, với diện tích tự nhiên gần 10.000 km2, dân số hơn 134 nghìn người, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên An Dương gặp không ít khó khăn khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. GDP bình quân đầu người đạt thời kỳ này mới chỉ đạt hơn 5 triệu đồng/năm.

Theo ghi nhận của huyện An Dương, trên từng hoạt động cụ thể, lĩnh vực vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và giá trị gia tăng ngành dịch vụ tuy vẫn duy trì được mức tăng trưởng nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND Huyện đề ra. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp vẫn còn gặp khó khăn khi việc vay vốn đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ vẫn còn chậm.

Trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhìn chung vẫn còn chậm, lúng túng. Lĩnh vực văn hóa – xã hội tuy đạt được nhiều tiến bộ song vẫn còn những vấn đề bất cập như: đào tạo nghề, giải quyết việc làm, huy động quỹ đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, phòng chống lụt bão…đạt thấp. Một số tệ nạn xã hội có lúc, có nơi vẫn chưa được đẩy lùi; công tác bảo đảm an toàn giao thông tuy đã được quan tâm nhưng chưa đúng mức.

Phát huy truyền thống cách mạng

Ông Nguyễn Văn Hoàn – Chủ tịch UBND huyện An Dương bày tỏ, sau thời gian vất vả tìm hướng đi cho huyện, Huyện ủy, UBND huyện An Dương đã được Thành ủy, UBND TP Hải Phòng nhất trí chủ trương phát triển kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, kết hợp đầu tư chiều sâu cho sản xuất nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Theo đánh giá của UBND TP Hải Phòng, trong 10 năm tái lập huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của An Dương luôn đạt 12,77%. Trong đó tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 3,37%, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác năm 2012 đạt 72 triệu đồng, tăng 18,5 triệu đồng/ 1ha so với năm đầu tái lập; tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân 10 năm đạt 18,36%; ngành thương mại-dịch vụ tăng 18,42%; thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 1.450 USD.

Nhiều công trình đầu tư lớn hoàn thành, đưa vào khai thác; nhiều lĩnh vực xuất hiện những mô hình, nhân tố mới, tạo tiền đề và động lực quan trọng cho sự phát triển những năm tiếp theo của một huyện ven đô.

Ông Lương Văn Minh – Bí thư  Huyện ủy An Dương chia sẻ, từ năm 1998, huyện An Hải – nay là huyện An Dương được Nhà nước nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phát huy truyền thống cách mạng, từ hàng chục năm nay, huyện An Dương phát động người dân phong trào hiến đất làm đường, tham gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay bình quân 15/15 xã trong huyện đã hoàn thành 10/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Huyện An Dương cơ bản hoàn thành 2 tiêu chuẩn phổ cập trung học và học nghề, 24/50 trường học đạt chuẩn quốc gia. 16/16 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia là minh chứng cho thực tiễn về sự quan tâm đặc biệt trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Đã có 78/92 làng, khu phố được công nhận làng văn hóa, 87% số hộ được công nhận gia đình văn hoá; có 61/92 làng, tổ dân phố xây dựng được nhà văn hóa; xây dựng được 158 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, 241 câu lạc bộ thể dục thể thao; diện tích đất dành cho hoạt động văn hóa thể thao đạt 2,48m2/ đầu người.

Theo ông Lương Văn Minh, điều quan trọng hơn cả, do làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên những năm gần đây, huyện đã thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Trên địa bàn huyện An Dương đã có các Khu CN NOMURA, Khu CN Tràng Duệ và hàng loạt các Cụm công nghiệp vửa và nhỏ. Các Khu công nghiệp không chỉ thu hút các nguồn lực đầu tư từ trong và ngoài nước, các Khu, Cụm CN đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 90% lao động trên địa bàn.

Các DN trên địa bàn phối hợp cùng chính quyền địa phương tham gia xã hội hóa Phong trào xóa nhà tranh vách đất, chăm lo gia đình chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, các tuyến đường liên thôn, liên xã trên địa bàn huyện An Dương đã được trải nhựa hoặc bê tông hóa, có điện chiếu sáng. Sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng theo đó được quan tâm đầu tư phát triển.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trên các lĩnh vực công tác, năm 2004 nhân dân và cán bộ huyện An Dương được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất, 7 cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, từ năm 2003 đến năm 2013 huyện có 23 tập thể và 24 cá nhân được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhất, nhiều tập thể và cá nhân được Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và thành phố tặng Bằng khen. Đảng bộ huyện được công nhận Đảng bộ trong sạch, vững mạnh 5 năm liền (2006-2010).

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây