Giới thiệu khái quát huyện Càng Long

huyện Càng Long - Tỉnh Trà Vinh

Giới thiệu khái quát huyện Càng Long

Huyện Càng Long nằm ở phía Bắc tỉnh Trà Vinh và là huyện cửa ngõ của tỉnh.
– Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Trà Vinh.
– Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long.
– Phía Nam giáp huyện Tiểu Cần và huyện Cầu Kè.
– Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bến Tre.
Trung tâm của huyện nằm ven Quốc lộ 53, nối liền hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long, cách thị xã Trà Vinh 21km và cách thị xã Vĩnh Long 43km. Huyện Càng Long được xem là cửa ngỏ giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh Trà Vinh với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Toàn huyện có 14/14 xã – thị trấn, với 135 ấp – khóm.

* Tài nguyên nước:
Huyện Càng Long có nguồn nước mặt rất phong phú, huyện có hệ thống các sông ngòi chính, như: sông Cổ Chiên, sông Cái Hóp, hệ thống kênh Trà Ngoa, sông Càng Long, sông Láng Thé.

* Thổ nhưỡng:
Càng Long có diện tích tự nhiên 30.009,88ha, gồm các loại đất:
– Đất sản xuất nông nghiệp: 24.811,6 ha.
– Đất nuôi trồng thủy sản: 26,43ha.
– Đất phi nông nghiệp: 5.163,3ha.
– Đất khác: 8,55ha.
Khí hậu địa hình đất đai thích hợp cho việc bố trí. Cơ cấu sản xuất đa dạng, thích hợp cho việc canh tác lúa, hoa màu và cây lâu năm.

* Dân số lao động:
– Dân số của huyện là 171.955 người, mật độ dân số 563 người/km2. Trong đó: dân tộc Khmer chiếm 5,64% so với tổng số dân.
– Lao động: Số lao động 96.870 người, so tỷ lệ dân số 57,40%. Trong đó: trong độ tuổi lao động là 91.847 người. Lao động có việc làm 94.628 người, số lao động không có việc làm 2.242 người.

* Hệ thống giao thông:
– Đường bộ: Huyện có 02 tuyến Quốc lộ 53,Quốc lộ 60 tổng chiều dài là 28km, tuyến tỉnh lộ 911 dài 15,6km, 05 tuyến hương lộ dài 71,3km và nhiều đường giao thông nông thôn với chiều dài 416km.
– Đường thủy: Sông Cổ Chiên dài 11.5km và 02 hệ thống sông, sông Rạch Bàng và Láng Thé đảm bảo cho tàu có trọng tải từ 100 – 250 tấn lưu thông.

Văn hóa xã hội

Việc làm và mức sống dân cư:
      Trong năm 2007, xây dựng và phê duyệt 31 dự án, trong này 26 dự án thuộc nguồn vốn 120, 05 dự án thuộc vốn Trung ương hội. Với tổng số tiền 3,67 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm, hỗ trợ gần 636 hộ, giải quyết việc làm 1.281 lao động có việc làm tại chổ. Đồng thời cho 5.300 lượt hộ dân vay vốn xóa đói giảm nghèo với số tiền 42,668 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 7.200 lao động địa phương.

Giáo dục và đào tạo:
      Trong năm 2007 – 2008 hiện có:

      – Bậc mầm non: có 154 lớp, 3.808 học sinh với 17 trường.
      – Bậc tiểu học: có 516 lớp, 11.895 học sinh so với năm trước giảm 256 học sinh với 35 trường.
      – Bậc THCS: có 248 lớp, 8.540 học sinh so với cùng kỳ giảm 1.030 học sinh với 13 trường.
      – Bậc THPT: có 6.106 học sinh so cùng kỳ giảm 954 học sinh với 05 trường.
      Toàn huyện có 8/65 trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia, trong đó có 07 trường tiểu học, 01 trường mẫu giáo.
      Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 98%. Xét duyện tốt nghiệp bậc THCS đạt 95,80% giảm 3,90% so cùng kỳ. Bổ túc THCS đỗ tốt nghiệp đạt 91,10% giảm 1,90% so cùng kỳ.
      Công tác phổ cập giáo dục: Phổ cập THCS xét tốt nghiệp đạt 82,80%. Toàn huyện có 14/14 xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập Trung học cơ sở.
      Huyện vừa được Ban chỉ đạo phổ cập GDTHCS tỉnh kiểm tra công nhận huyện Càng Long đạt tiêu chuẩn phổ cập GDTHCS, PCTHĐĐT, CMC tháng 3/2008.

Văn hóa, thể dục thể thao:
      Trong năm 2007:
     Tổ chức tham dự 05 chương trình hội thao do tỉnh tổ chức như: Hội thao bóng chuyền truyền thống, giải bóng đá nhi đồng, giải vô địch Takwondo, giải vô địch cầu lông – bóng bàn và chạy việt dã “ Sacombank vì sức khỏe cộng đồng”. Kết quả đạt 83 huy chương các loại, ngoài ra còn được trao tặng các giải danh hiệu đồng đội.
      Phối hợp cùng Liên đoàn lao động huyện tổ chức Hội thao Công nhân viên chức – Lao động năm 2007, có 205 vận động viên tham dự. Tổ chức khai mạc giải bóng đá truyền thống huyện lần thứ XII năm 2007, có 09 đội tham dự với 108 vận động viên tham gia.
      Phát động công tác xây dựng nếp sống văn minh – gia đình văn hóa, đến nay toàn huyện có 28.753/31.914 hộ được công nhận. Cấp 2.432 bằng công nhận gia đình văn hóa cho 04 xã. Công nhận mới 03 ấp văn hóa, 08 cơ quan văn minh, 01 cơ sở tôn giáo đạt chuẩn tín ngưỡng văn minh. Nâng tổng số đến nay có 93/135 ấp, khóm văn hóa; 110/133 cơ quan văn minh và 9/27 cơ sở tôn giáo văn minh.
      Tổ chức sơ kết công tác kiểm tra và nâng cao chất lượng 12 ấp văn hóa, kiểm tra công nhận 06 trường học, 04 cơ quan văn minh ở xã và 44 cơ quan ban ngành huyện để tái công nhận.

Y tế:
      Trong năm 2007
      Phối hợp cùng các tổ chức từ thiện và các đoàn y bác sĩ tiến hành khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở các xã, được 3.008 lượt người, cấp 696 phần quà, với tổng số tiền trên 97 triệu đồng. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, đã tổ chức khám và mổ mắt cho 271 lượt bệnh nhân đục thủy tinh thể.
      Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em luôn được quan tâm, đến nay đã tổ chức tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi được 2.911 trẻ, trong đó tiêm ngừa các bệnh quan trọng như: Viêm gan B, bại liệt, sởi, bạch cầu – ho gà – uốn ván cho trẻ em từ 6-36tháng tuổi, uống vitamin A được 7.010 lượt và phụ nữ có thai uống viên sắt được 1.285 lượt. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến cuối năm còn 14,76% (2.047 em), giảm 1,87% so với cùng kỳ năm 2006.

      Thường xuyên tiến hành kiểm tra, củng cố và xây dựng các Trạm Y tế đạt chuẩn Quốc gia, lập kế hoạch xây dựng Trạm Y tế đạt chuẩn Quốc gia năm 2007 các xã: Bình Phú, Phương Thạnh và Tân Bình. Phối hợp cùng Sở Y tế tỉnh tiến hành kiểm tra công nhận Trạm Y tế xã Tân An đạt chuẩn Quốc gia và tái công nhận 04 trạm y tế ở các xã: Nhị Long, Huyền Hội, Mỹ Cẩm và An Trường.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây